Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Phân tích bài thơ Thuật hoài (tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão (Bài 6)

Thứ sáu - 25/12/2015 05:24
Tỏ lòng là những tâm sự của một vị tướng trung quân ái quốc, ông đã lập được rất nhiều chiến công trên chiến trường. Không những thế ông có những quan điểm sống vô cùng tích cực về công danh của chí làm trai. Có lẽ nói đến đây thì chúng ta đã biết đó là ai. Đúng vậy đó chính là Phạm Ngũ Lão. Đối với ông mà nói những gì ông làm, những chiến thắng mà ông đạt được không to chút nào. Bài thơ tỏ lòng hay chính tiếng lòng của nhà thơ và phải nói rằng chính bài thơ đã làm cho người ta gọi ông thêm một chức danh nữa đó chính là nhà thơ.
Bài thơ tỏ lòng thể hiện rõ hào khí Đông A. Tất cả những dáng vóc con người cho đến hào khí mạnh mẽ đều thể hiện sức mạnh của con người cũng như quân đội nhà Trần. Bài thơ chỉ có bốn câu thơ thôi nhưng vừa thể hiện được sức mạnh của quân đội nhà Trần, những ý chí của con người nhà Trần vừa thể hiện được những tâm sự từ tận sau đáy lòng Phạm ngũ Lão.

Hai câu thơ đầu mang đến cho ta những vẻ đẹp của con người nhà Trần từ vẻ đẹp của con người cá thể đến vẻ đẹp của tập thể quân đội. Qua đó ta thêm tự hào về những sức mạnh ý chí của quân đội ta:

“Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu, 
Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu. ”
(Múa giáo non sông trải mấy thu 
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)


Hai câu thơ như vẽ lên những hình ảnh của những người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất không những hiên ngang mà còn bất khuất kiên cường. Trước tiên thì đó là vẻ đẹp của người anh hùng với cây giáo trong tay mình. Nhà thơ là một vị tướng quân vì thế cho nên qua câu thơ ta cảm nhận được cái người cầm giáo non sông kia chính là ám chỉ chính ông. Đối với Phạm Ngũ Lão mà nói thì cuộc sống của ông là phải cầm giáo để chấn an những quân xâm lược những kẻ bạo tàn giúp cho đất nước được yên ồn, nhân dân được thái bình. Hai chữ “hoành sóc” như thể hiện sự hiên ngang ấy, thế nhưng ở bản dịch lại làm giảm đi ý nghĩa của hai chữ hoành sóc ấy. Múa giáo không thể nào lột tả được hết cái dũng mãnh của hai chữ “hoành sóc”. Không những thế thì cầm ngang ngọn giáo thể hiện sự trấn an quốc gia sông núi hơn là múa giáo. Không những thế mà hình ảnh người anh hùng hiên ngang ấy lại còn cầm ngọn giáo ấy trong tay trải qua biết bao nhiêu thời gian để đánh giặc. Ngọn giáo ấy được đo bằng không gian non sông đất nước và chiều dài của lịch sử. Hình như giáo cũng có không gian sinh thành và có tuổi đời như chúng ta vậy.

Đến câu thơ thứ hai trong hai câu thơ đầu thì chúng ta lại thấy được một khí thế hào hùng như hổ báo át hết tất cả những gì cản trên đường họ:

“Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”

Có thể hiểu là khí thế quân đội nhà trần lấn át cả ao Ngưu trên trời và cũng có thể hiểu là có thể nuốt trôi một con trâu. Khí phách ấy giống như một con hổ lớn có thể nuốt hết tất cả những tên giặc kia nếu chúng không chịu rút quân về nước. Binh tốt không những phải giỏi mà còn phải có một tinh thần tốt thì mới chiến thắng được. Cách hiểu thứ hai là khí chí của quân đội nhà trần khiến  át đi cả sao Ngưu Vương. Dù  hiểu theo cách nào đi nữa thì chúng ta đều biết được khí phách của quân đội nhà Trân là rất lớn.

Nếu như hai câu thơ đầu nhà thơ nói đến vẻ đẹp của quân đội nhà Trần tỏ rõ hào khí Đông A thì đến hai câu thơ sau nhà thơ thể hiện nỗi lòng của mình:

“Nam nhi vị liễu công danh trái, 
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu. ”
(Công danh nam tử còn vương nợ 
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu).


Nói chung câu thơ kia là quan niệm về chí làm trai của nhà thơ trong cuộc sống này. Có thể nói chí làm trai ấy là một quan niệm chung cho tất cả những người anh hùng thời ấy. Nguyễn Công Trứ cũng từng nói:

“Đã có tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”


Đối với nhà thơ mà nói những gì ông làm cho đất nước chưa thấm thoát gì vì thế cho nên công danh nam tử còn đang vương nợ. Đó là cái nợ cho đất nước, là cái nợ với vua. Thế nên khi nghe thuyết kể về Vũ Hầu một người quân thần tài giỏi thì tác giả hãy còn e thẹn. Ta như khâm phục trước những phấn đấu của ông trong cuộc đời. Đối với chúng ta ông đã là người có tài lắm rồi nhưng đối với ông thì như thế vẫn là chưa đủ. Cuộc đời nam tử với ông phải làm được nhiều hơn thế mới xứng đáng là nam tử.

Qua đây ta thấy được tấm lòng trung quân ái quốc cùng vẻ đẹp hiên ngang mà nhà thơ thể hiện trong bài Thuật Hoài này. Hào khí Đông A như được thể hiện rõ hơn, đó là hào khí của một thời oanh liệt. Đồng thời Phạm Ngũ lão đã xây dựng được một hình ảnh những con người nhà trần khỏe mạnh hết lòng vì tổ quốc vì nhân dân.

Sách giải st

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây