A. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA
1. Dân số trên thế giới
Câu hỏi (Trang 180 SGK):
Đọc thông tin trong mục 1 và quan sát hình 1, em hãy cho biết:
- Số dân thế giới năm 2018.
- Số dân thế giới thay đổi như thế nào qua các năm.
Trả lời:
- Số dân thế giới năm 2018: 7,6 tỉ người.
- Số dân thế giới có sự thay đổi qua các năm:
+ Có xu hướng tăng theo thời gian: năm 1804 là 1 tỉ người, đến năm 2011 là 7 tỉ người.
+ Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người, ngày càng rút ngắn lại: giai đoạn 1804 -1927 (123 năm cả thế giới chi tăng 1 tỉ người); giai đoạn 1927 - 1960 (chi qua 33 năm dân số tăng 1 tỉ người); các giai đoạn 1960 - 1974, 1974 - 1987. 1987 - 1999, 1999 - 2011 thời gian chỉ từ 11 - 13 năm và tăng 1 tỉ người.
2. Phân bố dân cư thế giói
Câu hỏi (Trang 181 SGK):
Dựa vào hình 2 em hãy:
- Xác định các khu vực trên thế giới có mật độ dân số trên 250 người /km2 và các khu vực có mật độ dân số dưới 5 người/km2.
- Nêu một số ví dụ cụ thể để thấy hoàn cảnh tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư trên thế giới.
Trả lời:
- Khu vực trên thế giới có mật độ dân số trên 250 người /km
2: Tày Âu, Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á, Caribê,...
- Khu vực có mật độ dân số dưới 5 người/km
2: Châu Đại Dương. Trung Phi, Bắc Mỹ,...
- Ví dụ đế thấy hoàn cảnh tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội ảnh hường tới sự phân bố dân cư trên thế giới:
+ Những nơi điều kiện tự nhiên thuận lợi (khí hậu, đất, khoáng sản, nguồn nước,...) thường có dân cư tập trung đông đúc.
• Khu vực Đông Nam Á: khí hậu nóng ẩm, đất phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc (thuận lợi phát triển nông nghiệp nhiệt đới, phát triển kinh tế biển, nằm trong vành đai sinh khoáng, có nhiều khoáng sản,...)
• Vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam dân cư đông đúc, mật độ dân số cao.
+ Những nơi điều kiện tự nhiên không thuận lợi (khí hậu băng giá, hoang mạc khô hạn, giao thông khó khăn, kinh tế kém phát triển,...) là những nơi dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp.
• Bán đảo A-la-xca là nơi thưa dân nhất (mật độ dưới 1 người/km
2), vì vùng này có khí hậu giá lạnh.
• Phía Tây, trong khu vực hệ thống Cooc-đi-e, dân cư thưa thớt (mật độ 1-10 người/km2), vì đây là vùng đồi núi.
• Vùng núi Việt Nam (Tây Nguyền, Trung du và miền núi phía Bắc....) dân cư thư thớt.
3. Một số thành phố đông dân nhất trên thế giói
Câu 1 (Trang 183 SGK):
Dựa vào bản đồ hình 4 và bảng số liệu trang 196, em hãy:
Kể tên năm thành phố đông dân nhất trên thế giới năm 2018.
Trả lời:
- Năm thành phố đông dân nhất trên thế giới năm 2018: Tô-ky-ô. Niu Đê-li, Thượng Hải, Xao Pao-lô, Mê-hi-cô Xi-ti.
Câu 2 (Trang 183 SGK):
Cho biết châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất.
Trả lời:
- Châu lục có nhiều siêu đô thị nhất: Châu Á
* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG:
Câu 1 (Trang 183 SGK):
Dựa vào hình 1, hãy tính thời gian để dân số thế giới tăng thêm một tỉ người ( từ 1 tỉ lên 2 tỉ, từ 2 tỉ lên 3 tỉ,...).
Trả lời:
Từ hình 1 trong SGK, số dân trên thế giới qua các năm (Trang 180), ta thấy thời gian để dân số thế giới tăng thêm một tỉ người (từ 1 tỉ lên 2 tỉ, từ 2 11 lên 3 tỉ,...):
- Năm 1804 đến 1927 = 123 (năm): tăng từ 1 tỉ người lên 2 tỉ người.
- Năm 1927 đến 1960 = 33 (năm): tăng từ 2 tỉ người lên 3 tỉ người.
- Năm 1960 đến 1974 = 13 (năm): tăng từ 3 tỉ người lên 4 tỉ người.
- Năm 1974 đến 1987 = 13 (năm): tăng từ 4 tỉ người lên 5 tỉ người.
- Năm 1987 đến 1999 = 12 (năm): tăng từ 5 tỉ người lên 6 tỉ người.
- Năm 1999 đến 2011 = 12 (năm): tăng từ 6 tỉ người lên 7 tỉ người.
Câu 2 (Trang 183 SGK):
Cho biết sự gia tăng dân số thế giới quá nhanh sẽ dẫn tới những hậu quả gì về đời sống, sản xuất và môi trường.
Trả lời:
Hậu quả của sự gia tăng dân số thế giới quá nhanh:
+ Về kinh tế: kìm hãm sự phát triển kinh tế; tích lũy nền kinh tế giảm.
+ Xã hội: tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao, xảy ra các tệ nạn xã hội, thiếu cơ sở vật chất cho giáo dục, y tế,...
+ Môi trường: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí,...).
Câu 3 (Trang 183 SGK);
\Dựa vào hình 3 và tìm hiểu thông tin về thành phố Tô-ky-ô và chia sẻ với các bạn.
Trả lời:
Thông tin vê thành phố Tô-ky-ô:
- Tô-ky-ô là thủ đô của Nhật Bản, nằm ở phía đông của đảo chính Honshũ.
- Tô-ky-ô là trung tâm kinh tế, tài chính quốc tế, là nơi đặt trụ sở chính của một số ngân hàng đầu tư và công ty bảo hiểm lớn nhất trên thế giới. Với mức độ dân số cao cùng mức độ tập trung dày đặc, Tô-ky-ô được xếp hạng là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới.
- Năm 2018 dân số Tô-ky-ô đạt 37,5 triệu người, là một trong những thành phố đông dân cư nhất thế giới.
- Những địa điểm tham quan nổi tiếng Tô-ky-o: Tháp Tô-ky-ô (được mệnh danh là tháp Eiffel của Châu Á), Ginza (được xem là khu vực sầm uất của Tô-ky-ô với nhiều cửa hàng thời trang và nhà hàng, quán ăn nổi tiêng), đền Meiji (Đền Minh Trị Thiên Hoàng),...
- Cảnh quan thiên nhiên với những yếu tố truyền thống mang đậm tính cách của người Nhật và chi phối bởi các công trình kiến trúc hiện đại.... đã tạo nên Tô-ky-ô như một trong những thành phố hàng đầu của Châu A lẫn thế giới hiện nay.
B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP BỔ SUNG VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1: Tình hình phân bổ dân cư của một vùng lãnh thổ, một quốc gia được thể hiện qua
A. tổng số dân.
B. mật độ dân số.
C. gia tăng dân số.
D. gia tăng dân sổ tự nhiên.
Câu 2: Trên thế giới những khu vực dân cư thường phân bố thưa thớt là ở
A. các đồng bằng.
B. các trục giao thông.
C. ven biển, các con sông.
D. hoang mạc, miền núi, hải đảo.
Câu 3: Dân cư trên thế giới thường tập trung đông đúc ở
A. các vùng núi cao.
B. vùng có khí hậu băng giá.
C. vùng có khí hậu hoang mạc.
D. vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Câu 4: Ảnh hưởng tiêu cực của việc dân cư có xu hướng ngày càng tập trung vào
các đô thị là
A. thay đối cơ cấu lao động.
B. thay đổi quá trình sinh, tử.
C. gia tăng nạn thất nghiệp ở thành thị.
D. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 5: Dân số Việt Nam là 97 triệu người vào năm 2020, diện tích là 331212 km2.
Vậy mật độ dân số là
A. 293 người/km2.
B. 291 người/km2.
C. 272 người/km2.
D. 227 người/km2.
Câu 6: Bằng hiểu biết của mình hãy cho biết những khu vực dân cư tập trung đông đúc, những khu vực dân cư tập trung thưa thớt ở nước ta?
Câu 7: Dân cư tập trung đông vào đô thị trong khi đó kinh tế chưa thực sự phát triển dẫn đến những khó khăn gì cho kinh tế, xã hội và môi trường?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:
Câu 1: B
Câu 2: D
Câu 3: D
Câu 4: C
Câu 5: A
Câu 6:
- Những khu vực dân cư tập trung đông, như:
+ Vùng đồng bằng Sông Hồng, đây là vùng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam, năm 2019: dân số là 22 triệu người, mật độ dân số là 1064 người/km2.
+ Đông Nam Bộ, năm 2019 dân số khoảng 17,9 triệu người và mật độ dân số là 761 người/km2.
+ Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2019 dân số khoảng 17,3 triệu người, mật độ dân số 423 người/km2.
- Những nơi thưa dân ở nước ta, như:
+ Tây Nguyên năm 2019 dân số là 5,9 triệu người, mật độ dân số chỉ 108 người/km2.
+ Các khu vực miền núi phía tây của Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ dân cư còn thưa thớt.
Câu 7: Hậu quả dân cư tập trung đông vào đô thị trong khi đó kinh tế chưa thực sự phát triển:
- Gia tăng tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm.
- Gia tăng một số tệ nạn xã hội.
- Ảnh hưởng đến các vấn đề y tế, giáo dục,...
- Cơ sở hạ tầng quá tải và khó phát triển.
- Môi trường ô nhiễm (không khí, nước, tiếng ồn,...).