Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải bài tập Địa lí 6 sách Kết nối tri thức, bài 28: Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên

Thứ hai - 17/01/2022 08:33
Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Địa lí 6 sách Kết nối tri thức, bài 28: Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên

A. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

1. Tác động của thiên nhiên đến con người
Câu hỏi (Trang 184 SGK):
cac phuong tien di chuyen cua nguoi dan

Đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 1, 2; em hãy nêu ví dụ về tác động của thiên nhiên đối với đời sống con người.
Trả lời:
Ví dụ về tác động của thiên nhiên đối với đời sống con người:
- Thiên nhiên cung cấp những điều kiện hết sức cần thiết (không khí, ánh sáng, nhiệt độ, nước,...) để con người có thế tồn tại.
- Các điều kiện tự nhiên như địa hình (cao hay thấp, gồ ghề hay bằng phẳng...), khí hậu (nóng hay lạnh, mưa nhiều hay mưa ít,...), đất trồng (màu mỡ hay bạc màu,...), nguồn nước phong phú hay khô cạn,...), tài nguyên khoáng sản (nhiều hay ít,...) đều có ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư, lối sống và cả sinh hoạt hằng ngày của con người. Thiên nhiên tạo điều kiện' thuận lợi hay khó khăn đến đời sống con người.
+ Những vùng có khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở thường dân cư thưa thớt, các hoạt động kinh tế gặp nhiều khó khăn (vùng cực, các vùng núi cao,...). Ngược lại những vùng đất đai màu mỡ, địa hình bằng phẳng, khí hậu thuận lợi thì dân cư tập trung đông đúc, hoạt động kinh tế nhiều thuận lợi (như các vùng đồng bằng).

Câu hỏi (Trang 185 SGK):
Dựa vào thông tin trong mục b và các hình 3, 4, 5; em hãy nêu ví dụ về tác động của thiên nhiên tới sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp hoặc du lịch).
Trả lời:
Ví dụ về tác động của thiên nhiên tới sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp hoặc du lịch):
- Đối với sản xuất nông nghiệp: là ngành sản xuất chịu tác động rõ rệt nhất của hoàn cảnh tự nhiên vì cây trồng và vật nuôi (đối tượng của sản xuất nông nghiệp) chỉ có thể tồn tại và phát triển bình thường khi có nhiệt độ, nước, đất, ánh sáng, không khí,... phù hợp.
+ Ở đồng bằng đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào thích hợp trồng cây lương thực (đồng bàng sông Hồng, đồng bàng sông Cửu Long).
+ Ở khu vực đồi núi, đất Teralit thích hợp trồng cây công nghiệp, như cà phê, chè, cao su,...(vùng Tây Nguyên,...)
- Đối với sản xuất công nghiệp: tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là khoáng sản) là nguồn cung cấp nhiên liệu, năng lượng, nguyên liệu để các ngành công nghiệp hoạt động.
+ Vùng thềm lục địa Đông Nam Bộ của nước ta có nhiều mỏ dầu, thuận lợi phát triển ngành công nghiệp dầu khí.
+ Vùng Duyên hải miền Trung nhiều đá vôi, thuận lợi phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng (các nhà máy sản xuất xi măng,..).
- Đối với du lịch: Nơi có khi hậu ôn hoà, nhiều phong cành đẹp thuận lợi cho ngành du lịch.
+ Dọc bờ biển Nam Trung Bộ, có nhiều bãi biển đẹp, khí hậu ấm áp thích hợp phát triển du lịch biển.

2. Tác động của con người tới thiên nhiên
Câu 1 (Trang 186 SGK):
Theo em, những tác động nào của con người khiến tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái.
Trả lời:
Tác động của con người khiến tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái:
- Khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lí và quá mức đã làm cho nhiều loài cạn kiệt (tài nguyên rừng, khoáng sản, tài nguyên nước,...).
- Trong sản xuất nông nghiệp: con người sử dụng các loại hóa chất (phân hóa học, thuốc trừ sâu,...) làm môi trường đất bị ô nhiễm và thoái hóa.
- Trong sản xuất công nghiệp: thải các khí độc hại, các chất thãi chưa qua xử lý ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí.
- Trong quá trình sinh hoạt của con người cũng thải các chất chưa xử lí ra môi trường (chất thải từ bệnh viện, rác thải hằng ngày...) làm nguồn nước bị ô nhiễm.

Câu 2 (Trang 186 SGK):
Dựa vào hình 6, 7 và hiểu biết của em, hãy kể tên một số loại rác thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp do con người đưa vào môi trường thiên nhiên.
Trả lời:
- Một sổ loại rúc thải sinh hoạt: túi ni-lông; tro than; các loại rau, củ quả đã bị hư, thối; các loại vỏ lon nước,...
- Một số loại rác thải công nghiệp: hóa chất; đồ da, đồ cao su, gạch, đá, đồ sành, mảnh vỡ thủy tinh; thùng carton, sách báo cũ; chất thải ngành than;...
- Một số loại rác thải nông nghiệp: phân bón, hóa chất dư thừa; phân của động vật, rơm rạ, thức ăn cho động vật thừa,...
 

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG:

Câu 1 (Trang 186 SGK):
Em hãy nêu ví dụ về tác động của thiên nhiên đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và du lịch.
Trả lời:
- Đối với sản xuất nông nghiệp:
Những vùng đất phì nhiêu, màu mỡ thường là những vùng nông nghiệp trù phú (các vùng đất châu thổ sông Hồng, sông Mê Công là những vựa lúa gạo lớn).
- Khí hậu và nguồn nước với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, nguồn nước trên mặt và nước ngầm... ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tính chất ổn định hay bấp bênh của sản xuất nông nghiệp.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm ở vùng nội chí tuyến, thuận lợi phát triển các loài có nguồn gốc nhiệt đới: hoa quả nhiệt đới (chuối, xoài, măng cụt, sầu riêng, nhãn, dưa hấu....), cây lúa gạo, dừa, đay, mía, cà phê, cao su...
+Lãnh thổ Hoa Kì thuộc vùng ôn đới, tiêu biểu với các sản phẩm nông nghiệp nguồn gốc ôn đới như: các vựa lúa mì, yến mạch, đại mạch, vành đai ngô...
+ Vùng Bắc Á (Liên bang Nga) có khí hậu lạnh giá, nước sông đóng băng nên nông nghiệp không phát triển.
- Đối với sản xuất công nghiệp:
+ Ngành công nghiệp khai thác than của nước ta lập trung ờ Quáng Ninh, nơi chiếm 94% trữ lượng than cả nước.
+ Các nhà máy xi măng lớn của nước ta đều được xây dựng ở những nơi có nguồn đá vôi phong phú như Hoàng Thạch (Hải Dương), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Hà Tiên I (Kiên Giang).
- Đối với giao thông vận tải và du lịch:
+ Giao thông vận tải: ở hoang mạc, phương tiện vận tải đặc trưng là lạc đà, ở vùng băng giá, phương tiện vận tải hữu hiệu là xe kéo.
+ Ở nước ta về mùa mưa lũ, hoạt động của ngành vận tải đường ô tô và đường sắt gặp nhiều trở ngại; còn ở nhiều khúc sông, tàu thuyền chỉ có thể qua lại trong mùa nước lớn.
+ Ở xứ lạnh, về mùa đông nước sông đóng băng, tàu thuyền không qua lại được.
+ Các sân bay nhiều khi ngừng hoạt động do sương mù dày đặc hay do tuyết rơi quá dày.
+ Đối với du lịch: ở một số tỉnh nước ta như Ninh Bình, luôn thu hút được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến khám phá và trải nghiệm vì có nhiều hang động, thiên nhiên tuyệt đẹp (Tràng An, Tam Cốc- Bích Động, Động Thiên Hà - Động Thiên Thanh, hang Múa,...).

Câu 2 (Trang 186 SGK):
Hãy nêu một số hành động của con người làm ô nhiễm môi trường không khí và nước.
Trả lời:
Một số hành dộng của con người làm ô nhiễm môi trường không khí và nước:
- Sử dụng lãng phí nguồn nước.
- Trong sinh hoạt: thải nước thải sinh hoạt ra ao, hồ, sông; đổ rác bừa bãi, gây ô nhiễm không khí.
- Sử dụng các loại phương tiện giao thông cá nhân thải nhiều khí cacbonic.
- Trong sản xuất nông nghiệp, con người sử dụng các chất hóa học quá mức (phân hóa học, thuốc trừ sâu,...).
- Trong sản xuất công nghiệp, thải các chất khí độc hại; các chất thải hóa học chưa qua xử lý ra môi trường.
- Xây dựng các công trình gây ô nhiễm không khí.

Câu 3 (Trang 186 SGK):
 Ở nơi em sinh sống, điều kiện tự nhiên nào tác động nhiều nhất tới đời sống và sản xuất của người dân? Tại sao?
Trả lời:
Nơi em sinh sống là vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Nơi em sinh sống, đất trồng tác động nhiều nhất tới đời sống và sản xuất của người dân.
- Vì vùng đồng bằng sông Cửu Long, đất đai được bồi đắp phù sa màu mỡ hằng năm. Người dân chủ yếu sống bằng nghề nông (trồng lúa, trồng hoa màu,...).
- Hiện nay do tác động của biến đổi khí hậu, tài nguyên đất ở đây đang ngày càng bị suy thoái (mùa khô bị xâm nhập mặn, mùa mưa bị ngập lụt...). Nên đất là điều kiện tự nhiên tác động nhiều nhất tới đời sống và sản xuất của người dân.

Câu 4 (Trang 186 SGK):
Em hãy nêu một số sáng kiến để có thể giảm việc sử dụng túi ni-lông trong đời sống hằng ngày.
Trả lời:
Một số sáng kiến để có thể giảm việc sử dụng túi ni-lông trong đời sống hằng ngày:
- Tổ chức các buổi ngoại khóa, biểu diễn thời trang về ni-lông.
- Tổ chức viết thư UPU cho học sinh với chủ đề liên quan đến việc giảm sử dụng túi ni-lông.
- Sử dụng các loại túi thay thế, các loại túi thân thiện với môi trường (túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần,...).
- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng với các nội dung: tác hại của túi ni-lông đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.
- Tăng cường thu gom và tái chế túi ni-lông.

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP BỔ SUNG VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1: Thiên nhiên đối với sinh hoạt và sản xuất của con người có vai trò, bao gồm: (1) nguồn nguyên liệu sản xuất, (2) nơi cư trú, mặt bằng sản xuất, (3) cung cấp, lưu trữ thông tin; (4) chống các tác nhân gây hại; (5) …..
A. chứa đựng rác thải.
B. cung cấp nguồn nước.
C. cung cấp nguồn thực phẩm.
D. không gian sống cho các sinh vật.

Câu 2: Phải bảo vệ môi trường tự nhiên vì
A. môi trường tự nhiên sẽ bị hủy hoại.
B. chất lượng môi trường tự nhiên ngày càng cao.
C. đang chịu tác động mạnh mẽ của con người.
D. có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triến của con người.

Câu 3: Em hãy nêu một số tác động tích cực và tiêu cực của con người đối với thiên nhiên?

Câu 4: Hãy lựa chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống của đoạn thông tin sau:
 “cao ’’; "có hạn"; "nhiều"; "cạn kiệt"; "suy thoái"; "tài nguyên".
"Con người khai thác ngày càng ...(1)... tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu ngày càng... (2)... của mình. Trong khi lượng ... (3)... thiên nhiên trên Trái Đất là ...(4)..., điều đó dẫn đến nhiều loại tài nguyên bị ...(5)... (tài nguyên sinh vật,...) hoặc có khả năng ...(6)... (tài nguyên khoảng sản,...).

Câu 5: Kể những thiên tai gây thiệt hại đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nước ta?
 

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1: (5) - A (chứa đựng rác thải).
Câu 2: D
Câu 3: Một số tác động tích cực và tiêu cực của con người đối với thiên nhiên:
- Tác động tích cực:
+ Trồng cây xanh, bảo vệ rừng, cải tạo đất hoang hóa.
+ Xây dựng và bảo vệ các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Chăm sóc, bảo vệ, nhân giống các loài động vật, thực vật hoang dã quý hiếm.
- Tác động tiêu cực:
+ Khai thác, chặt phá rừng quá mức.
+ Khai thác khoáng sản bừa bãi, quá mức.
+ Sử dụng thuốc trừ sâu, các loại phân hóa học trong sản xuất nông nghiệp.
+ Gây ô nhiễm môi trường,...
Câu 4:
Cụm từ thích hợp: (1)- “nhiều”; (2)- “cao”; (3)- “tài nguyên”; (4)- “có hạn”; (5)- “suy thoái”; (6)- “cạn kiệt”.
Câu 5:
Những thiên tai gây thiệt hại đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nước ta: hạn hán, lũ lụt, bão,...​​​​

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây