Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải bài tập Địa lí 6 sách Kết nối tri thức, bài 26: Thực hành - Tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương

Thứ hai - 17/01/2022 07:59
Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Địa lí 6 sách Kết nối tri thức, bài 26: Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương

A. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

1. Gợi ý một số nội dung
Học sinh lựa chọn 1 trong 5 nội dung đã cho.
2. Cách thức tiến hành
Học sinh thành lập nhóm và nội dung tiến hành các bước như hướng dẫn trong sách giáo khoa trang 178.
Ví dụ: Địa hình vùng núi huyện Phú Lộc - tỉnh Thừa Thiên - Huế
- Ý nghĩa của việc tìm hiểu môi trường:
+ Biết được đặc điểm cơ bản của địa hình vùng Phú Lộc, biết được hiện trạng các dạng địa hình.
+ Giúp các em cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên, từ đó khơi dậy tình yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
- Đặc điểm chung:
+ Gồm dãy Bạch Mã - Hải Vân có độ cao trung bình, ngoài ra còn có các dãy núi thấp và đồi.
+ Được đưa vào khai thác (trồng các loại cây như: tràm, bạch đàn,... và khai thác du lịch).
- Mối quan hệ với các thành phần khác:
+ Khí hậu: Khí hậu của khu vực thuộc kiểu nhiệt đới ẩm có gió mùa, nhiệt độ trung bình năm từ 20°C đến 25°C, lượng mưa trung bình. Một năm được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng IX đến tháng XII và mùa ít mưa từ tháng I đến tháng VIII. Hàng năm thường xảy ra các loại thiên tai như bão, Lụt và hạn hán...
+ Sông ngòi: Sông suối đều bắt nguồn từ vùng núi của dãy Bạch Mã và chảy từ tây sang đông qua phần lớn diện tích là đồi núi xuống đồng bằng nhỏ hẹp bị các cồn cát chắn ngang trước khi đổ ra biển (sông Nông, sông Truồi, sông Bù Lu và sông Cầu Hai, cùng với nhiều khe suối nhỏ nên lượng nước khá phong phú).
+ Đất trồng: Địa hình đồi núi, nên đất chủ yếu đất đỏ vàng, đất nâu vàng trên phù sa cố, đất vàng nhạt và đất xói mòn trơ sỏi đá.
+ Thảm thực vật: Với đặc điểm khí hậu mang tính chất chuyển tiếp giữa hai miền Nam - Bắc nên thực vật ở đây rất phong phú, có các kiểu thảm thực vật tự nhiên nhiệt đới và á nhiệt đới. Ngoài ra, còn có thảm thực vật nhân tạo như rừng trồng, cây ăn quả, cây công nghiệp...
 

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP BỔ SUNG VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Theo em có những bước nào trong quá trình tiến hành trải nghiệm tham quan môi trường tự nhiên tại địa phương? Bước nào quan trọng nhất? Vì sao?

Câu 2: Cho bảng số liệu diện tích và độ che phủ rừng nước ta năm 2005 đến 2020
Năm Tổng diện tích rừng (triệu ha) Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha) Diện tích rừng trồng (triệu ha) Độ che phủ (%)
2005 12,7 10,2 2,5 37,7
2009 13,2 10,3 2,9 39,1
2015 14,1 10,2 3,9 40,9
2018 14,5 10,3 4,2 41,7
2020 14,7 10,3 4,4 42,0

Từ bảng số liệu trên, em hãy điền thông tin vào chỗ trống sau:
- Tổng diện tích rừng (triệu ha) từ năm 2005 đến năm 2020 có xu hướng …….
- Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha) từ năm 2005 đến năm 2020 có xu hướng ....
- Diện tích rừng trồng (triệu ha) từ năm 2005 đến năm 2020 có xu hướng …..
- Độ che phủ rừng (%) từ năm 2005 đến năm 2020 có xu hướng ……
- So sánh diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng năm 2020 với năm 2005:
+ Diện tích rừng tự nhiên năm 2020 với năm 2005: …..
+ Diện tích rừng trồng năm 2020 với năm 2005: …..
- So sánh độ che phủ rừng (%) năm 2020 với năm 2005: ....

Hướng dẫn trả lời:
Câu 1:
- Trước khi tham quan:
+ Xây dựng ý tưởng.
+ Lựa chọn chủ đề tham quan.
+ Lập ý kế hoạch các nhiệm vụ tham quan.
- Trong khi tham quan:
+ Thu thập thông tin.
+ Thực hiện tham quan.
+ Thảo luận các thành viên.
+ Tham khảo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Sau khi tham quan:
+ Tổng hợp các tài liệu.
+ Viết báo cáo tham quan.
+ Trình bày báo cáo tham quan.
+ Mô tả quá trình tham quan.
- Trong các bước, bước thu thập thông tin là quan trọng nhất. Vì đây là bước mà tất cả các thành viên phải thu thập các thông tin liên quan đến chủ đề tham quan. Thông tin càng đầy đủ, chi tiết thì quá trình tham quan càng hiệu quả và bài báo cáo càng đạt kết quả cao.

Câu 2:
Từ bảng số liệu trên, ta có:
- Tổng diện tích rừng (triệu ha) từ năm 2005 đến năm 2020 có xu hướng tăng (2 triệu ha).
- Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha) từ năm 2005 đến năm 2020 có xu hướng tăng chậm (0,1 triệu ha).
- Diện tích rừng trồng (triệu ha) từ năm 2005 đến năm 2020 có xu hướng tăng (1,9 triệu ha).
- Độ che phủ rừng (%) từ năm 2005 đến năm 2020 có xu hướng tăng (4,3 %).
- So sánh diện tích rừng tự nhiên và rừng trông năm 2020 với năm 2005:
+ Diện tích rừng tự nhiên năm 2020 với năm 2005: nhiều hơn (0,1 triệu ha). + Diện tích rừng trồng năm 2020 với năm 2005: nhiều hơn (1,9 triệu ha).
- So sánh độ che phủ rừng (%) năm 2020 với năm 2005: cao hơn (4,3 %).​​​​​
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây