Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải bài tập Địa lí 6 sách Kết nối tri thức, bài 25: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên trái đất

Thứ hai - 17/01/2022 07:46
Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Địa lí 6 sách Kết nối tri thức, bài 25: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên trái đất.

A. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

1. Đới nóng
2. Đới ôn hoà
3. Đới lạnh
Câu 1 (Trang 176 SGK):

ban do cac doi thien nhien tren trai dat
Xác định trên bản đồ hình 2 phạm vi của các đới thiên nhiên trên Trái Đất.
Trả lời:
Phạm vi các đới thiên nhiên trên Trái Đất:
- Đới nóng: khoảng từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam (từ 23°27‘B đến 23°27’N).
- Hai đới ôn hòa: khoảng từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam (từ 23°27’B đến 63°33'B; từ 23°27’N đến 63°33'N).
- Hai đới lạnh: khoảng từ vòng cực Bắc về cực Bắc và vòng cực Nam về cực Nam (từ 63°33'B đến 90°B; từ 63°33'N đến 90°N).

Câu 2 (Trang 176 SGK):
Dựa vào kiến thức đã học và hình 1, hãy trình bày về đặc điểm của một đới thiên nhiên.
Trả lời:
Đặc điểm đới lạnh:
- Phạm vi: Khoảng từ vòng cực Bắc về cực Bắc và vòng cực Nam về cực Nam (từ 63°33'B đến 90°B; từ 63°33'N đến 90°).
- Khí hậu: là xứ sở của băng tuyết, khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình thấp (luôn dưới -10°C).
- Sinh vật:
+ Thực vật nấm lùn, chủ yếu là rêu, địa y và các loại cây thân thảo. ...
+ Động vật: gấu trắng, chim cánh cụt,...

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG:

Câu 1 (Trang 176 SGK):
Quan sát hình 2 kết hợp với các kiến thức đã học, em hãy hoàn thành bảng sau vào vở.
Đới Phạm vi Khí hậu Thực vật, động vật
Nóng      
Ôn hòa  
 
 
Lạnh  
 
 

Trả lời:
CÁC ĐỚI THIÊN NHIÊN TRÊN TRÁI ĐẤT
Đới Phạm vi Khí hậu Thực vật, động vật



Nóng
Khoảng từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam (từ 23°27’B đến 23°27 N) - Nhiệt độ quanh năm cao, trung bình trên 20°C; trong năm có một thời kì khô
hạn.
- Lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1500mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa.
- Động vật đa dạng và phong phú: voi, khỉ, hươu, nai, hổ, trăn...
- Thảm thực vật đa dạng và phong phú (nhiều loại cây, mọc thành nhiều tầng rậm rạp. Thảm thực vật thay đổi dần về hai phía chí tuyến, rừng thưa chuyển sang đồng cỏ cao nhiệt đới và cuối cùng là những vùng cỏ thưa thớt với cây bụi gai,...)

Ôn hòa
Khoảng từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam (từ 23°27’B đến 63°33 B; từ 23°27’N đến 63°33'N). Khí hậu trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.
Lượng nhiệt và lượng mưa trung bình.
 
Thiên nhiên thay đổi theo mùa (xuân, hạ, thu, đông).

Lạnh
Khoảng từ vòng cực Bắc về cực Bắc và vòng cực Nam về cực Nam (từ 63°33'B đền 90°B; từ 63°33'N đến 90°). Khí hậu vô cùng khắc nghiệt, là xứ sở của băng tuyết.
 
Thực vật nấm lùn, chủ yếu là rêu, địa y và các loại cây thân thảo,...
Động vật: gấu trắng, chim cánh cụt...

Câu 2 (Trang 176 SGK):
Tìm và xác định vị trí của nước ta trên hình 2. Từ đó, nêu một số đặc điểm của thiên nhiên Việt Nam.
Trả lời:
Việt Nam nằm trong khu vực đới nóng, nên thiên nhiên có những đặc điểm sau:
- Khí hậu, mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ quanh năm dương.
+ Nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao trên 20°C.
+ Số giờ nắng: 1400- 3000 giờ/năm.
+ Lượng mưa trung bình năm lớn: 1500 - 2000 mm/năm; độ ẩm không khí trên 80%.
+ Gió mùa: Mùa đông lạnh khô với gió mùa Đông Bắc. Mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam.
- Sinh vật đa dạng, phong phú: thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.
+ Thực vật: phổ biến các loại cây họ Dầu, Vang, Đậu,...
+ Động vật: các loài chim, thú nhiệt đới (công, trĩ, gà lôi, khỉ, hươu, nai,...). Ngoài ra còn các loại bò sát, côn trùng,...cũng rất phát triển.
 

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP BỔ SUNG VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Phạm vi phân bố của đới nóng trên Trái Đất là
A. giữa hai chí tuyến Bắc và Nam.
B. từ chí tuyến Bắc về vĩ tuyến 66°33’ Bắc.
C. từ vĩ tuyến 66°33’ Bắc đến vòng cực Bắc.
D. từ vĩ tuyến 66°33’ Nam đến vòng cực Nam.

Câu 2: Đới nóng có giới thực, động vật hết sức phong phú và đa dạng, là do
A. có nhiều loại đất khác nhau.
B. các luồng sinh vật di cư đến từ nhiều vùng miền.
c. khí hậu phần hóa đa dạng với nhiều kiểu khác nhau.
D. khí hậu nóng quanh năm, lượng mưa dồi dào và độ ẩm lớn.

Câu 3: Ở vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh nên thời tiết ở đới ôn hòa có đặc trưng là
A. thay đổi thất thường.
B. quanh năm ôn hòa, mát mẻ.
C. quanh năm chịu ảnh hưởng của các đợt khí lạnh.
D. quanh năm chịu ảnh hưởng của các đợt khí nóng.

Câu 4: Thảm thực vật đặc trưng ở đới lạnh là:
A. rêu, địa y.
B. rừng lá kim.
C. xavan, cây bụi.
D. rừng rậm nhiệt đới.

Câu 5: Thiên nhiên Việt Nam thuộc đới
A. lạnh.
B. nóng.
C. ôn đới.
D. ôn đới lục địa.

Câu 6: Các loài thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt?
 

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:

Câu 1: A
 Câu 2: D
Câu 3: A
Câu 4: A
Câu 5: B
Câu 6:
- Động, thực vật ở đới lạnh có những nét khác biệt so với các giới khác (về cách thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt, chủ yếu là đối với động vật).
- Động vật có 2 cách chống lại cái lạnh:
+ Chống lạnh chủ động: có lớp lông dày hoặc lớp mỡ dày dưới da, sống thành đàn đông đúc để sưởi ấm cho nhau.
+ Chống lạnh thụ động: ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng trong giai đoạn lạnh nhất, hoặc di cư đến nơi ấm áp hơn để tránh mùa đông.
- Khí hậu quá lạnh ở hai cực không thích nghi với đời sống của thực vật nên chúng chỉ phát triển trong thời gian ngắn ngủi mùa hạ và chủ yếu ở ven biển băng Bắc Cực. Ở Nam Cực không có thực vật vì quá lạnh.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây