Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải bài tập Địa lí 6 sách Kết nối tri thức, bài 24: Rừng nhiệt đới

Thứ sáu - 14/01/2022 08:44
Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Địa lí 6 sách Kết nối tri thức, bài 24: Rừng nhiệt đới

A. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

1. Đặc điểm rừng nhiệt đới
Câu 1 (Trang 174 SGK):
Em hãy cho biết nơi phân bố rừng nhiệt đới
Trả lời:
- Rừng nhiệt đới phân bố từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam, với đặc trưng khí hậu là nhiệt độ trung bình năm trên 21°C, lượng mưa trung bình năm trên 1 700 mm.

Câu 2 (Trang 174 SGK):
Dựa vào thông tin trong mục 1 và các hình 1, 2, 3 em hãy:
- Trình bày đặc điểm của rừng nhiệt đới.
- Nêu sự khác nhau của rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.

Trả lời:
- Đặc điểm của rừng nhiệt đới:
+ Rừng .gồm nhiều tầng (2 -3 tầng trở lên).
+ Trong rừng có nhiều loài cây thân gồ, dây leo chằng chịt, phong lan, tầm gửi, địa y bám trên thân cây.
+ Động vật rất phong phú, nhiều loài sống trên cây, leo trèo như khi, vượn,... nhiều loài chim ăn quả có màu sắc sặc sỡ,...
- Sự khác nhau của rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa:
Kiểu rừng Rừng mưa nhiệt đới Nhiệt đới gió mùa
Điều kiện hình thành và phát triển Nơi mưa nhiều quanh năm Nơi có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt
Phân bố chủ yếu Lưu vực sông A-ma-dôn (Nam Mỹ), lưu vực sông Công-gô (châu Phi) và một phần Đông Nam Á Đông Nam Á Đông Nam Á, Đông Ấn Độ
Đặc trưng Thảm thực vật rậm rạp, nhiều tầng tán (4-5 tầng) Phần lớn các cây trong rừng rụng lá vào mùa khô.
Cây trong rừng thấp hơn và ít tầng hơn so với rừng mưa nhiệt đới.

2. Bảo vệ rừng nhiệt đói
Câu hỏi (Trang 174 SGK):
Theo em cần làm gì để bảo vệ rừng nhiệt đới.
Trả lời:
Rừng đang suy giảm nghiêm trọng, vì vậy cần có những biện pháp để bảo vệ rừng:
- Cấm khai thác rừng, không săn bắt động vật trái phép.
- Đẩy mạnh trồng rừng, nâng cao độ che phủ.
- Sử dụng tiết kiệm các nguyên liệu từ rừng (gỗ, giấy,...).
- Quy định việc khai thác rừng, có biện pháp xử lý các hành vi khai thác rừng trái pháp luật.
- Nhân giống các loài sinh vật quý có nguy cơ tuyệt chủng.
- Nâng cao ý thức cho mọi người biết về tầm quan trọng của rừng đối với môi trường và đời sống.
 

Hướng dẫn trả lòi câu hỏi phần luyện tập và vận dụng:

Câu 1 (Trang 174 SGK):
Hãy giải thích vì sao rừng nhiệt đới có nhiều tầng.
Trả lời:
Rừng nhiệt đới có nhiều tầng vì:
- Rừng nhiệt đới phân bố từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam, với đặc trưng khí hậu là nhiệt độ trung bình năm trên 21 °C, lượng mưa trung bình năm trên 1 700 mm.
- Đây là môi trường có nhiệt và ẩm dồi dào; lượng mưa lớn tạo điều kiện cho rừng rậm xanh quanh năm phát triển phong phú và đa dạng, nhiều chủng loại.
- Mỗi loại sinh vật thích hợp với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm khác nhau (loại cần nhiều ánh sáng, loại cần ít ánh sáng, loại cần độ âm cao,... tạo nên sự phân tầng để phù hợp với điều kiện sống và phát triển).

Câu 2 (Trang 174 SGK):
Ở Việt Nam, kiểu rừng nhiệt đới nào chiếm ưu thế? Em hãy tìm hiểu về kiểu rừng đó.
Trả lời:
- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nên kiểu rừng nhiệt đới gió mùa chiếm ưu thế.
- Đặc điểm kiểu rừng nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam:
+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất Feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở Việt Nam.
+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa có sự phân hóa theo không gian, tuỳ thuộc vào lượng mưa và sự phân bố mưa (những nơi mưa nhiều, rừng có nhiều tầng; trong rừng có một số cây rụng lá vào mùa khô. Những nơi ít mưa có đồng cỏ cao nhiệt đới. Ở vùng cửa sông, ven biển được phù sa bồi đắp, xuất hiện rừng ngập mặn. Đó là những môi trường sổng thuận lợi cho nhiều loài động vật khác nhau, cả ở trên cạn và dưới nước phát triển).
+ Hệ sinh vật có tính đa dạng cao (cây gỗ, cây thân thảo trên đất, dây leo,...), động vật phong phú và đa dạng.
 

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP BỔ SUNG VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Rừng nhiệt đới thuộc
A. đới nóng.
B. đới lạnh bán cầu Bắc.
C. đới ôn hòa bán cầu Bắc.
D. đới ôn hòa bán cầu Nam.

Câu 2: Rừng nhiệt đới phân thành rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa là do
A. cấu trúc của rừng.
B. sự phân bố nhiệt độ trong năm.
C. sự phân bố lượng mưa trong năm.
D. sự phân bố các loại đất khác nhau.

Câu 3: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có kiểu thảm thực vật là
A. rừng lá kim.
B. rừng nhiệt đới ẩm.
C. rừng cận nhiệt ẩm.
D. rừng xavan cây bụi.

Câu 4: Tài nguyên rừng của thế giới đang bị suy giảm, chủ yếu là do
A. chiến tranh.
B. các thiên tai.
C. ô nhiễm môi trường đất.
D. con người khai thác quá mức.

Câu 5: Để bảo vệ các hệ sinh thái rừng chúng ta cần
A. trồng rừng, bảo vệ rừng.
B. khai thác nguồn tài nguyên rừng một cách hợp lí.
C. xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
D. tất cả các biện pháp A, B. C.

Câu 6: Hãy nêu mối quan hệ giữa khí hậu - thực vật - động vật trong rừng mưa nhiệt đới?
 

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:

Câu 1: A
Câu 2: C
Câu 3: B
Câu 4: D
Câu 5: D
Câu 6:
- Khí hậu - thực vật - động vật trong rừng mưa nhiệt đới có mối quan hệ mật thiết với nhau:
+ Khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm, lượng mưa trung bình trên 2000mm. Đây là điều kiện để thảm thực vật phát triền rất đa dạng và phong phú (rừng 4-5 tầng).
+ Thảm thực vật phát triển, là môi trường sống của các loài động vật (nơi ở và cung cấp thức ăn).
+ Động vật ở rừng mưa nhiệt đới phong phú và đa dạng (các loài đầm lầy: trăn Nam Mỹ,...; dưới nước: cá heo sông Amazon,...; trên cạn: báo đôm. gấu chó,..; leo trèo trên cây: vượn, khỉ,...).
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây