1. Sự đa dạng của sinh vật dưới đại dương
Câu hỏi (Trang 171 SGK):
Quan sát hình 1, em hãy kể tên một số loài sinh vật ở các vùng biển trong đại dương.
Trả lời:
Tên một số loài vi sinh vật ở các vùng biển trong đại dương:
- Vùng biển khơi mặt: tôm, cá ngừ, sứa, rùa,...
- Vùng biển khơi trung: cua, cá mập, mực,...
- Vùng biến khơi sâu: sao biển, bạch tuộc,...
- Vùng biên khơi sâu thẳm: cá cần câu,...
- Vùng đáy vực thẳm: hải quỳ, mực ma,...
2. Sự đa dạng của sinh vật trên lục địa
Đọc thông tin và các hình ảnh trong mục 2, em hãy:
Câu 1 (Trang 172 SGK):
Kể tên một số loài thực vật, động vật ở các đới mà em biết.
Trả lời:
- Một số loài thực vật, động vật ở các đới nóng:
+ Thực vật: rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, xavan, ...
+ Động vật: voi, hươu, tê giác, tuần lộc, hổ,...
- Một số loài thực vật, động vật đới ôn hòa:
+ Thực vật: rừng lá rộng, rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt đới,...
+ Động vật: cáo, sói, các loại gặm nhấm,...
- Một số loài thực vật, động vật đới lạnh:
+ Thực vật: cỏ, rêu, địa y,...
+ Động vật: hải cẩu, chim cánh cụt, tuần lộc, gấu trắng,...
Câu 2 (Trang 172 SGK):
Nêu sự khác nhau về thực vật giữa rừng mưa nhiệt đới với rừng lá kim và đài nguyên.
Trả lời:
Sự khác nhau về thực vật giữa rừng mưa nhiệt đới với rừng lá kim và đài nguyên:
Rừng mưa nhiệt đới |
Rừng lá kim và đài nguyên |
- Rừng mưa nhiệt đới được chia làm các tầng khác nhau, hay còn gọi là lớp, với thảm thực vật được cấu tạo thành một mô hình chiều dọc từ mặt đất đến tán rừng (tầng thảm tươi, tầng dưới tán, tầng tán chính, tầng trội).
- Mỗi tầng là một quần thê sinh vật duy nhất, thích nghi với điều kiện sống ở riêng tầng đó.
- Thảm thực vật phong phú và đa dạng về thành phần loài (các cây thân gỗ, dây leo, phong lan, địa y,...). |
- Rừng lá kim:
+ Loại cây thường xanh, tán rậm rạp, như vân sam, linh sam, tuyết tùng.
+ Dưới tán rừng thiếu ánh sáng nên rêu phủ quanh năm.
+ Các loại cây lá kim với thân cây thẳng và rất cao, thậm chí vượt quá 100m. Ngoài ra còn có những loài nhỏ hơn, đó là những cây bụi đạt chiều cao 25 cm.
+ Cấu trúc tầng tán của rừng lá kim ôn đới khá đơn giản với hai tầng cây gỗ và các lớp cây bụi.
- Đài nguyên: (đài nguyên Bắc Cực, đài nguyên Nam Cực, đài nguyên điển hình; đài nguyên núi cao).
+ Loài thực vật chủ yếu mọc thấp như rêu, địa y, đồng cỏ,... |
* Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần luyện tập và vận dụng:
Câu 1 (Trang 172 SGK):
Hãy trình bày sự đa dạng của sinh vật trên Trái Đất.
Trả lời:
Sự đa dạng sinh vật của Trái Đất được thể hiện ở cả môi trường đại dương và lục địa:
- Sinh vật ở đại dương: vô cùng phong phú, đa dạng. Ở các vĩ độ và độ sâu khác nhau sẽ có sự khác nhau về nhiệt độ, độ muối, áp suất, ánh sáng, nông độ oxy, dẫn đến sự đa dạng của các loài sinh vật.
(Ví dụ: vùng biển khơi mặt: tôm, cá ngừ, sứa, rùa; vùng biển khơi trung: cua, cá mập, mực; vùng biển khơi sâu: sao biển, bạch tuộc; vùng biển khơi sâu thẳm: cá cần câu; vùng đáy vực thẳm: hải quỳ, mực ma; ngoài ra còn có các loại rong, tảo, san hô,..).
- Sự đa dạng của sinh vật trên lục địa:
+ Thực vật: phong phú và đa dạng, có sự khác biệt rõ rệt giữa các đới khí hậu. Tuỳ theo điều kiện khí hậu (đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa) mà ơ từng đới xuât hiện các kiểu thảm thực vật khác nhau. (Ví dụ: ở đới nóng có rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, xavan,... Ở đới ôn hoà có rừng lá rộng, rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt đới,... Ở đới lạnh có thảm thực vật đài nguyên).
+ Động vật: giới động vật trên các lục địa hết sức phong phú và đa dạng, có sự khác biệt giữa các đới khí hậu. (ví dụ: Trong rừng mưa nhiệt đới có nhiêu loài leo trèo giỏi, nhiều côn trùng và chim; xa van và thảo nguyên có nhiêu loài ăn cỏ, như ngựa, linh dương, và các loài ăn thịt như sư tử, linh cẩu,... ơ đới lạnh là các loài động vật thích nghi với khí hậu lạnh như gấu trắng, ngỗng trời.... ơ sa mạc có các loài chịu được nóng và khô hạn như bọ cạp, rắn, lạc đà,...).
Câu 2 (Trang 172 SGK):
Có nhiều loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo em nguyên nhân do đâu? Hãy đề ra một số biện pháp để bảo vệ các loài đó.
Trả lời:
Có nhiều loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng:
- Nguyên nhân chủ yếu gây tuyệt chủng một số loài sinh vật là do sự tàn phá môi trường sống, việc khai thác nhằm mục đích thương mại và sự ô nhiễm môi trường.
+ Nạn phá rừng, quá trình đô thị hóa, xây dựng đường giao thông và đập thủy điện đã hủy hoại hoặc làm tổn hại nghiêm trọng môi trường tự nhiên.
+ Việc săn bắn động vật làm thực phẩm và các sản phẩm khác để phục vụ cho mục đích thương mại đã làm giảm đáng kể số lượng các loài quý hiếm trên thế giói.
+ Hóa chất độc hại từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp thải vào trong đất và không khí, nước ô nhiễm.
+ Nhiệt độ tăng cao (do biến đổi khí hậu toàn cầu) đã đẩy nhiều loài đến bờ vực tuyệt chủng.
- Một số biện pháp để bảo vệ:
+ Chính phủ các nước cần ban hành luật để cấm và xử phạt những hành vi làm suy giảm các loại sinh vật.
+ Bảo vệ tài nguyên rừng là bảo vệ môi trường sống của các loài động vật,...
+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các sinh vật cho mọi người.
+ Thực hiện các chiến dịch để bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng và gây quỹ để khôi phục môi trường sống của chúng.
+ Tiến hành và đấy mạnh nhân giống một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Lèn án những hành vi bắt giữ, giết mổ động vật hoang dà.
+ Không sử dụng và phàn đối sử dụng các sản phẩm làm từ dộng vật hoang dã.
B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP BỔ SUNG VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng nhất đối với sự phân bố thực vật là
A. khí hậu.
B. đất đai.
C. địa hình.
D. nguồn nước.
Câu 2: Nơi có điều kiện khí hậu thuận lợi nhất cho sinh vật sinh trưởng và phát triển là
A. vùng khí hậu xích đạo.
B. vùng khí hậu hoang mạc.
C. vùng khí hậu ôn đới lục địa.
D. vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Câu 3: Ở đại dương sự khác nhau về nhiệt độ, độ muối, áp suất, ánh sáng,... dẫn đến
A. sự đơn điệu các loài sinh vật.
B. sự đa dạng của các loài sinh vật.
C. các loài sinh vật chi phân bố ở bề mặt.
D. các loài sinh vật tập trung ở đáy vực thăm.
Câu 4: Kiểu thảm thực vật chính ở đới lạnh là
A. xavan.
B. đài nguyên.
C. rừng cận nhiệt.
D. cây bụi lá cứng.
Câu 5: Sự suy giảm tính da dạng thực vật, động vật chù yếu là do
A. ô nhiễm môi trường.
B. nhiệt độ Trái Đất tăng.
C. gia tăng các thiên tai (bão. hạn hán,...).
D. hoạt dộng khai thác quá mức của con người.
Câu 6: Em hãy sưu tầm tài liệu về một số loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta? Nêu biện pháp bảo vệ các loài động vật tự nhiên.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:
Câu 1: A
Câu 2: A
Câu 3: B
Câu 4: B
Câu 5: D
Câu 6:
- Một số loài dộng vật quý hiếm ở nước ta có nguy cơ tuyệt chủng:
Động vật có nguy cơ tuyệt chủng |
Đặc điểm |
Phân bố chủ yếu |
Bò tót |
- Thuộc bộ Guốc chẵn
- Chiều cao có thể lên đến 2m, nặng gần 2 tấn.
- Đầu to, trán dẹt hơi lõm, có đốm lông trắng trên trán, đỉnh trán giữa hai sừng nhô cao. |
Rừng già thường xanh, rừng khộp, rừng hỗn giao tre nứa, rừng thứ sinh địa hình tương đối bằng ở độ cao 500 - 1500m so với mặt biển.
|
Hổ |
Hổ - Kích cỡ lớn nhất có thể nặng
200 - 250kg.
- Nền lông vàng hoặc vàng sáng, phần bụng trắng, mặt và dọc thân có nhiều sọc đen.
Hổ ở Việt Nam thuộc phân loài Hổ Đông Dương. |
Sinh sống tại các rừng của Việt Nam.
|
Sao la |
Một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới.
Kích thước cỡ lớn, thân dài tới 1,3 - l,5m, trọng lượng: 80 - 120kg. Đầu màu nâu sẫm có những vạch trắng hoặc đen nhạt. |
Sinh sống ờ vùng núi rừng hẻo lánh ở dãy Trường Sơn.
|
Hươu vàng |
- Hươu vàng là một loài động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Guốc chẵn.
- Có tầm vóc nhỏ, chậm chạp và nặng nề. |
Hươu vàng sinh sống ở Tây Nguyên trong những khu vực đầm lầy của các tỉnh KonTum. Đẩk Lắk, Lâm Đồng, và Đồng Nai.
|
Voọc mũi hếch |
Lông đen; cánh tay, đùi, mặt và đầu có màu trắng kem; cổ họng có mảng lông màu da cam |
Xuất hiên ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. |
Voi |
Cặp ngà voi dài, thân không lớn bằng các loài Voi châu Phi, ăn các loài thực vật chủ yếu trái cây, thân các cây mềm như cây chuối. |
Voi Việt Nam thuộc nhóm voi châu Á và là loài động vật từng phân bo khắp các vùng miền ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại voi hoang dã chỉ hay xuất hiện ở Tây Nguyên. |
Voọc mông trắng |
Trên đỉnh đầu có mào lông màu đen, có vệt lông trang khá rộng hai bên má kéo dài lên phía trên vành tai. |
Là loài linh trưởng chỉ có ở Việt Nam, phân bố ở các tỉnh phía Bắc |
- Biện pháp bảo vệ các loài động vật tự nhiên:
+ Ban hành các quy định trong khai thác (cấm săn bắt động vật trái phép, cấm gây độc hại cho môi trường nước,...).
+ Ban hành Sách đỏ Việt Nam.
+ Ngăn chặn phá rừng, đẩy mạnh trồng rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài động vật.
+ Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia. khu bảo tồn để bảo vệ động vật.
+ Cấm buôn bán, xuất khẩu các loài động vật.
+ Tuyên truyền, giáo dục nhân dân cùng bảo vệ các loài động vật.