Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải bài tập Địa lí 6 sách Kết nối tri thức, bài 22: Lớp đất trên Trái Đất

Thứ sáu - 14/01/2022 07:48
Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Địa lí 6 sách Kết nối tri thức, bài 22: Lớp đất trên Trái Đất

A. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

1. Các tầng đất
Câu 1 (Trang 168 SGK):
cac tang dat
Quan sát hình 1, em hãy kể tên các tầng đất.
Trả lời:
- Các tầng đất: tầng chứa mùn, tầng tích tụ, tầng đá mẹ

Câu 2 (Trang 168 SGK):
Trong các tầng đất, tầng nào trực tiếp tác động đến sinh trưởng và phát triển của thực vật.
Trả lời:
- Trong các tầng đất, tầng chứa mùn trực tiếp tác động đến sinh trưởng và phát triển của thực vật.

2. Thành phần của đất

Câu 1 (Trang 168 SGK):
ti le cac thanh phan trong dat
Quan sát hình 2, cho biết đất bao gồm những thành phần nào. Thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đất tốt?
Trả lời:
Qua hình 2. Tỉ lệ trung bình các thành phần trong đất, ta thấy đất gồm các thành phần:
- Đất bao gồm nhiều thành phần: hạt khoáng (45 %), chất hữu cơ (5%), không khí (25%) và nước (25%).
- Hạt khoáng chiếm tỉ lệ lớn nhất và chiếm 45%.

Câu 2 (Trang 168 SGK):
Tại sao chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng.
Trả lời:
- Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng vì: chất hữu cơ là nguồn thức ăn, cung cấp những chất cần thiết cho các thực vật tồn tại trên mặt đất.

3. Các nhân tố hình thành đất

Câu hỏi (Trang 169 SGK):
doi nui bi xoi mon
Dựa vào hình ảnh và thông tin trong mục 3, em hãy trình bày nhân tố hình thành đất mà em cho là quan trọng nhất và giải thích cho sự lựa chọn đó.
Trả lời:
- Có 5 nhân tố hình thành đất: Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian.
- Trong đó đá mẹ là nhân tố quan trọng nhất. Vì mọi loại đất đều được hình thành
từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó
được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đên nhiêu tính chất đất.

4. Một số nhóm đất điển hình trên Trái Đất
Câu hỏi (Trang 170 SGK):
ban do phan bo cac nhom dat tren trai dat
Xác định trên hình 5 nơi phân bố chủ yếu của ba nhóm đất: đất đen thảo nguyên ôn đới, đấy pốt dôn, đất đỏ vàng nhiệt đới.

Trả lời:
- Phân bố chủ yếu của ba nhóm đất:
+ Đất đen thảo nguyên ôn đới: Châu Mĩ, Châu Á, châu Âu.
+ Đất pốt dôn: Bấc Mĩ, châu Âu.
+ Đất đỏ vàng nhiệt đới: Nam Mĩ, Châu Phi và Khu vực Đông Nam Á.

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG:

Câu 1 (Trang 170 SGK):
Dựa vào bản đồ hình 5, cho biết tên nhóm đất phổ biến ở nước ta.
Trả lời:
- Qua hình 5. Phân bố các nhóm đất điển hình trên Trái Đất, ta thấy nhóm đất phổ biến ở nước ta là: đất đỏ vàng nhiệt đới.

Câu 2 (Trang 170 SGK):
Tại sao để bảo vệ đất, chúng ta phải phủ xanh đất trống, đồi núi trọc?
Trả lời:
- Để bảo vệ đất, chúng ta phải phủ xanh đất trống, đồi núi trọc vì rừng bảo vệ và cải tạo đất.
- Nhờ cây có tán lá, nên nước mưa không rơi thẳng xuống mặt đất, nắng không chiếu trực tiếp xuống mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rữa trôi theo nước mưa.
- Rừng nuôi đất, cung cấp chất mùn cho đất.

Câu 3 (Trang 170 SGK):
Con người có tác động như thế nào đến sự biến đổi đất?
Trả lời:
Con người có tác động đến sự biến đổi đất:
- Tích cực: cải tạo đất, bổ sung các loại phân bón hữu cơ, từ đó làm tăng độ phì
(độ phì nhân tạo) cho đất.
- Tiêu cực:
+ Tập quán canh tác, như: du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy và không bón bổ sung các loại phân hữu cơ đã làm cho đất bị rửa trôi, thoái hoá, đất ngày một nghèo dinh dưỡng, không phù hợp cho các loài vi sinh vật có lợi trong đất phát triển, làm giảm độ phì của đất.
+ Sử dụng phân hoá học quá mức: phân hoá học (như đạm, lân, ka ly, các loại phân khoáng tổng hợp....) là tác nhân chủ yếu giết chết các vi sinh vật có ích trong đất canh tác. Làm giảm chất dinh dưỡng trong đất, đất bị hoang mạc hóa...
+ Dùng thuốc bảo vệ thực vật: trong quá trình canh tác, người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (các loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh, thuốc trừ cỏ dại...) đã huỷ diệt hệ vi sinh vật đất.
=> Tất cả các tác động trên làm cho môi trường đất bị ô nhiễm.
 

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP BỔ SUNG VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Thành phần khoáng trong đất được sinh ra là do
A. đá mẹ.
B. sinh vật.
C. khí hậu.
D. địa hình.

Câu 2: Thành phần hữu cơ trong đất được sinh ra là do
A. địa hình.
B. khí hậu.
C. đá mẹ.
D. sinh vật.

Câu 3: Đất ở miền đồng bàng được hình thành chủ yếu do quá trình
A. bồi tụ.
B. thổi mòn.
C. vận chuyển.
D. bóc mòn.

Câu 4: Vi sinh vật có vai trò gì trong quá trình hình thành đất?
A. Làm phá hủy đá.
B. Hạn chế việc xói mòn đất.
C. Cung cấp chất vô cơ cho đất.
D. Phân hủy xác động, thực vật để tạo thành mùn.

Câu 5: Những hoạt động của con người như sử dụng thuốc trừ sâu,... đã làm cho đất
A. tăng độ phì.
B. giảm độ phì.
C. bị xói mòn.
D. tăng tỉ lệ khoáng chất.

Câu 6: Nối ý cột A vời Cột B sao cho phù hợp
A B
(1) Đá mẹ (a) Trong cùng một điều kiện hình thành, nơi có thời gian hình thành đất lâu hơn thì tầng đất dày hơn.
(2) Khí hậu (b) Ảnh hường tới độ dày của đất
(3) Sinh vật (c) Là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất.
(4) Địa hình (d) Tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.
(5) Thời gian (e) Là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất.
(6) Độ phì (f) Chiêm ti lệ nhỏ, cung cấp những chất dinh dưỡng cho thực vật.
(7) Thành phần khoáng vật (g) Chiếm phần lớn trọng lượng của đất
(8) Thành phần hữu cơ (h) Khả năng cung cấp nước, dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí,... cho cây sinh trưởng và phát triển.

Câu 7: Em hãy tìm hiểu thông tin về các loại đất (phân bố, đặc điểm, giá trị kinh tế) chủ yếu của nước ta? Nêu biện pháp sử dụng hiệu quả và bảo vệ đất ở địa phương em sinh sống.
 

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:

Câu 1:A
Câu 2: D
Câu 3: A
Câu 4: D 
Câu 5: B
Câu 6: (l)-e; (2)-d; (3)-c; (4)-b; (5)- a; (6)- h; (7)- g; (8)-f.
Câu 7:
- Nước ta có nhiều loại đất khác nhau (Feralit, phù sa ngọt, phèn, mặn,...). Trong đó đất Feralit và đất phù sa là hai nhóm chính
Loại đất chính Feralit Phù sa
Phân bố chủ yếu Vùng đồi núi (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi phía Bắc,...) Vùng đồng bằng (đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng ven biển Miền Trung)
Đặc điểm - Đất Feralit có màu đỏ hoặc đỏ vàng.
- Hình thành trên đá badan thì tầng đất dày và phì nhiêu.
- Hình thành trên đá vôi thì tầng đất mỏng và nghèo mùn.
Được hình thành do sông ngòi bồi đắp và rất màu mỡ.
Giá tri kinh tế Thuận lợi trồng cây công nghiệp (cà phê, chè, điều, tiêu,...) Thuận lợi trồng cây lương thực, đặc biệt là lúa nước.

- Một số biện pháp để tăng hiệu quả sử dụng và bảo vệ đất ở địa phương:
+ Vùng đồi núi:
• Bảo vệ rừng và đất rừng.
• Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc biện pháp nông-lâm kết hợp.
• Áp dụng các biện pháp, như: làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng.
+ Vùng đồng bằng:
• Chống ô nhiễm đất (không sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu,...).
• Canh tác hợp lí và chống bạc màu, bón phân hợp lí.​​​​

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây