Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải bài tập Địa lí 6 sách Kết nối tri thức, bài 21: Biển và đại dương

Thứ hai - 10/01/2022 09:36
Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Địa lí 6 sách Kết nối tri thức, bài 21: Biển và đại dương

A. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

1. Đại dương thế giới
Câu hỏi (Trang 163 SGK):
bien va dai duong tren the gioi
 Xác định vị trí các đại dương trên hình 1. Cho biết mỗi đại dương tiếp giáp với các châu lục nào.
Trả lời:
Qua hình 1. Biển và đại dương thế giói, mỗi đại dương tiếp giáp với các châu lục:
- Thái Bình Dương:
+ Phía Đông giáp với Châu Mỹ.
+ Phía Tây giáp với Châu Á và Châu Đại Dương.
- Đại Tây Dương:
+ Phía Đông giáp Châu Âu và Châu Phi.
+ Phía Tây là Châu Mỹ.
- Ấn Độ Dương:
+ Phía bắc: Châu Á.
+ Phía Nam: Châu Nam Cực.
+ Phía Đông: Châu Đại Dương
+ Phía tây: Châu Phi.
- Bắc Băng Dương: giáp với Châu Á; Châu Âu; Châu Mỹ.

2. Độ muối, nhiệt độ của nước biển
Câu hỏi (Trang 163 SGK):
Dựa vào thông tin trong mục 2, em hãy nhận xét sự thay đổi của độ muối và nhiệt độ giữa vùng biển nhiệt đới với vùng biển ôn đới.
Trả lời:
Độ muối và nhiệt độ giữa vùng biển nhiệt đới với vùng biển ôn đới có sự khác nhau, tùy thuộc vào lượng nước sông chảy vào nhiều hay ít lượng mưa và độ bốc hơi lớn hay nhỏ:
- Độ muối:
+ Ở vùng biển nhiệt đới, độ muối trung bình khoảng 35 - 36%.
+ Ở vùng biển ôn đới, độ muối trung bình khoảng 34 - 35%.
- Nhiệt độ:
+ Ở vùng biển nhiệt đới, nhiệt độ trung bình nước biển trên mặt khoảng 24 - 27°C.
+ Ở vùng biển ôn đới, nhiệt độ trung bình nước biển trên mặt khoảng 16-18°C.

3. Một số dạng vận động của nước biển và đại dương
a. Sóng biển
b. Thuỷ triều
Câu hỏi (Trang 165 SGK):
hien tuong thuy trieu o vinh phan di

Đọc thông tin trong mục a, b và quan sát hình 2, em hãy trình bày hiện tượng sóng biển và hiện tượng thủy triều (biểu hiện, nguyên nhân...).
Trả lời:
- Biểu hiện, nguyên nhân của sóng biển:
+ Biểu hiện: Ta thấy sóng ngoài khơi xô vào bờ, có cảm giác nước di chuyển theo chiều ngang. Nhưng thực chất sóng là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
+ Nguyên nhân: chủ yếu do tác động của gió. Gió thổi càng mạnh và thời gian càng lâu thì sóng biển càng lớn. 
- Biểu hiện, nguyên nhân của thủy triều:
+ Biểu hiện: Hằng ngày ta thấy hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp, đó là hiện tượng thủy triều.
+ Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời lên lớp nước của Trái Đất (Khi 3 thiên thể thẳng hàng thì dao động thủy triều lớn nhất; Khi 3 thiên thể nằm vuông góc với nhau thì dao động thủy triều bé nhất).

c. Dòng biển
Câu 1 (Trang 165 SGK):
Em hãy cho biết thế nào là dòng biển.
Trả lời:
- Dòng biển là hiện tượng chuyển động của lớp nước biến trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.

Câu 2 (Trang 165 SGK):
cac dong bien trong dai duong the gioi
Dựa vào hình 3, em hãy kể tên hai dòng biển nóng và hai dòng biển lạnh ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Trả lời:
Qua hình 3. Các dòng biển trong đại dương thế giới, các dòng biển nóng và lạnh ở:
- Thái Bình Dương:
+ Hai dòng biến nóng: A-la-xca, Nam Xích đạo.
+ Hai dòng biển lạnh: Pê-ru, Ca-li-phoóc-ni-a.
- Đại Tây Dương:
+ Hai dòng biển nóng: Bra-xin, Guy-a-na.
+ Hai dòng biển lạnh: Ca-na-ri, Ben-ghê-la.


* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI PHẦN LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG:

Câu 1 (Trang 166 SGK):
Em hãy phân biệt ba dạng vận động của nước biển và đại dương: sóng, thủy triều và dòng biển.
Trả lời:
Phân biệt 3 dạng vận động chính của nước biển và đại dương: sóng, thủy triều, dòng biển.
Dạng vận động chính Khái niệm Nguyên nhân Phân loại
Sóng Là hình thức dao động tai chỗ của nước biển và đại dương Chủ yếu do gió, động đất ngầm dưới đáy biến sinh ra sóng thần. Theo sư hình thành gồm sóng hỗn hợp và sóng lừng.
 
Thủy triều Là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hàng ngày. Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. Có 3 loại thủy triều: bán nhật triều, nhật triều, triều không đều.
Các dòng biển Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương. Do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió Tín phong, Tây ôn đới. Có 2 loại dòng biển: dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
 
+ Hai dòng biển nóng: Bra-xin, Guy-a-na.
+ Hai dòng biển lạnh: Ca-na-ri, Ben-ghê-la.
         
Câu 2 (Trang 166 SGK):
Sưu tầm thông tin về con người khai thác năng lượng từ sóng và thủy triều.
Trả lời:
Thông tin về việc con người khai thác năng lượng sóng và thủy triều:
- Năng lượng sóng: Năng lượng sóng là việc thu năng lượng của sóng biển để làm những công việc có ích (Ví dụ: sản xuất điện, khử muối trong nước hoặc bơm nước), cổ máy khai thác năng lượng sóng thì được gọi là máy chuyển đổi năng lượng sóng.
 
Các kỹ sư lắp đặt turbine.
( Nguồn: google.com)
Sản xuất điện, giúp tiết kiệm năng lượng.
Thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng biển

Australia đang tìm kiếm những cách khai thác năng lượng hiệu quả hơn nữa, trong đó có việc lắp đặt máy phát điện từ thủy triêu, được xem là nguồn năng lượng tái tạo dồi dào.
- Năng lượng thủy triều: Năng lượng thuỷ triều hay Điện thuỷ triều là một dạng của thủy năng có thể chuyển đổi năng lượng thu được từ thuỷ triều thành các dạng năng lượng hữu ích khác, chủ yếu là điện. 
Turbine máy phát điện bàng thủy triều của dự án MeyGen tại eo biển Pentland Firth đã đi. vào hoạt động ở ngoại ô thành phố Inverness, Scotland.
(Nguồn: google.com)
Nhà máy điện thủy triều Sihwa (Hàn Quốc) bắt đầu vận hành năm 2020. Với 10 động cơ tua-bin 25,4 MW và 8 cửa cống đã được lắp đặt ở phần dưới của nhà máy điện cao 15 tầng. Đường kính cua máy phát điện chạy bằng tua-bin lên tới 14m và chiều dài cánh quạt là 7,5m. Những máy phát điện chạy bang tua-bin khổng lồ này sản xuất ra 254 nghìn kw điện một ngày và 552,7 triệu kW điện một năm.
(Nguồn: google.com)
Câu 3 (Trang 166 SGK):
Hãy sưu tầm tư liệu về ảnh hưởng của dòng biển nóng và dòng biển lạnh đối với các vùng ven bờ nơi chúng chảy qua.
Trả lời:
Ảnh hưởng của (lòng biến nóng và biển lạnh đối với các vùng đất ven bờ mà chúng chảy qua:
+ Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển bốc hơi, là điều kiện gây mưa.
+ Dòng lạnh làm giảm nhiệt độ ven bờ, hơi nước trong các khối khí qua dòng lạnh bị chặn lại hình thành sương mù ngoài biển, nên khối khí qua dòng lạnh vào bờ thường có tính chất khô hạn hình thành hoang mạc ở các vùng ven bờ. 
- Có vai trò trong các quá trình địa chất, địa mạo: di chuyên trầm tích biển, tham gia vào quá trình mài mòn và xâm thực bờ biển, tham gia vào quá trình hình thành địa hình đáy biển.
- Di chuyển các loại rác thải, chất dầu loang trên biển.
- Ảnh hưởng tới sự di cư và phân tán của rất nhiều loại sinh vật.
 

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP BỔ SUNG VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Ở khu vực chí tuyến độ muối trong các đại dương cao, là do
A. lượng mưa ít.
B. diện tích rừng ít.
C. lượng bốc hơi nhiều.
D. nhận được lượng bức xạ nhỏ.

Câu 2: Nhiệt độ của nước biển phụ thuộc vào
A. sự phân bố lượng mưa.
B. hoạt động sản xuất muối.
C. phân bố các dòng biển nóng và lạnh.
D. lượng bức xạ Mặt Trời chiếu trên bề mặt của nó.

Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần chủ yếu do
A. các trận bão lớn.
B. các loại gió thổi thường xuyên.
C. sự vận động của các dòng biến.
D. động đất, núi lửa ngầm dưới đáy biển.

Câu 4: Dao động của thủy triều nhỏ nhất khi
A. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng.
B. Mạt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời vuông góc với nhau.
C. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 45°.
D. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 120°.

Câu 5: Hoạt động kinh tế phát triển nhất nơi các dòng biển nóng, lạnh gặp nhau là
A. du lịch biển - đảo.
B. đánh bắt thủy - hải sản.
C. giao thông vận tải biển.
D. Khai thác khoáng sàn biển.

Câu 6: Em hãy cho biết tác động của sóng và thủy triều đối với cuộc sống người dân ven biển?
 

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:

Câu 1: C
Câu 2: D
Câu 3: D
Câu 4: B
Câu 5: B
Câu 6: Tác động của sóng và thủy triều đối với cuộc sống người dân ven biển
- Sóng biển:
+ Tác động tích cực:
• Sản xuất điện, giúp tiết kiệm năng lượng.
• Tạo ra các bãi biển đẹp thu hút nhiều khách du lịch.
• Góp phần điều hòa khí hậu và cân bằng sinh học trong cả đại dương và lục địa.
• Tham gia một phần vào vòng tuần hoàn nước và trao đổi nước giữa các đại dương. 
• Con người tận dụng sóng biển để thực hiện các cuộc di dân (như người Đông Nam Á đến sinh sống tại các quần đảo trên Thái Bình Dương,...).
+ Tác động tiêu cực: Sóng thần gây thiệt hại cả về người và vật chất (công trình, nhà ở,..), sạt lở bờ biển.
- Thủy triều:
+ Tác động tích cực:
• Sản xuất muối, sản xuất điện,...
• Khai thác thủy - hải sản theo sự lên xuống của thuỷ triều, không tốn kém năng lượng và sức lực; nuôi trồng thủy - hải sản.
+ Tác động tiêu cực: triều dâng cao gáy ngập mặn (ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt và sản xuất); ngập một số tuyến đường (ảnh hưởng tới giao thông vận tải),...

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây