Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải bài tập Địa lí 6 sách Kết nối tri thức, bài 15: Lớp vỏ khí của trái đất. Khí áp và gió

Thứ ba - 28/12/2021 21:29
Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Địa lí 6 sách Kết nối tri thức, bài 15: Lớp vỏ khí của trái đất. Khí áp và gió

A. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

1. Thành phần không khí gần bề mặt Trái Đất

Câu hỏi (Trang 142 SGK):
Bằng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế, em hãy cho biết vai trò của oxy, hơi nước và khí carbonic đối với tự nhiên và đời sống.
Trả lời:
Vai trò của oxy, hơi nước và khí carbonic đối với tự nhiên và đời sống:
- Vai trò của Oxi:
+ Duy trì sự sống của cơ thể con người.
+ Là nguyên liệu cho quá trình đốt cháy tạo năng lượng để sinh công cho các cơ quan hoạt động, duy trì thân nhiệt.
+ Đối với sự cháy: Không có Oxi thì sẽ không có sự cháy.
- Vai trò của hơi nước:
Nguồn gốc sinh ra các hiện tượng như: mây, mưa, sương mù,...
- Vai trò của khí cacbonic:
+ Khí CO2 đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây xanh.
+ Khí CO2 được sử dụng trong bình chữa cháy.
+ CO2 làm cho nhiệt độ không gian bên trong các vườn cây (làm bằng kính) tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào, nhờ vào sức ấm này mà cây sẽ phát triển tốt hơn.

2. Các tầng khí quyển

Câu hỏi (Trang 143 SGK):
Đọc thông tin trong mục 2 và quan sát hình 1, 2, em hãy:
1. Cho biết khí quyển gồm những tầng nào.
2. Nêu đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu.
Trả lời:
Từ thông tin trong mục 2 và quan sát hình 1, 2, ta thấy:
- Khí quyển gồm 3 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển (tầng giữa, tầng nhiệt, tầng khuếch tán).
- Đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu:
+ Đặc điểm chính của tầng đối lưu:
Độ cao từ mặt đất lên đến khoảng 8 đến 16 km.
Nhiệt độ giảm theo độ cao (trung bình cứ lên cao 100 m thì nhiệt độ giảm ,6°C). Không khí chuyến động theo chiều thẳng đứng.
Tầng đối lưu là nơi sinh ra các hiện tượng thời tiết như mây, mưa. sám sét,...
+ Đặc điểm chính của tầng bình lưu:
Độ cao từ giới hạn trên của tầng đối lưu đến khoảng 50km.
Nhiệt độ tăng theo độ cao, không khí luôn luôn chuyển động theo chiều ngang. Lớp ôzôn giúp hấp thụ phần lớn bức xạ cực tím, bảo vệ sự sống trên Trái Đất.

3. Các khối khí

Câu hỏi (Trang 143 SGK):
Em hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Khối khí Nơi hình thành Đặc điểm chính
     
     
     
     

Trả lời:
Bảng kiến thức, về nơi hình thành và đặc điểm của các khối khí:
Khối khí Nơi hình thành Đặc điểm chính
Khối khí nóng Trên các vùng vĩ độ thấp Có nhiệt độ tương đối cao
Khối khí lạnh Trên các vùng vĩ độ cao Có nhiệt độ tương đối thấp
Khối khí đại dương Hình thành trên biến và đại dương Có độ ẩm lớn
Khối khí lục địa Hình thành trên các vùng đất liền Tương đối khô


4. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất

Câu 1 (Trang 144 SGK):
Cho biết giá trị khí áp được thể hiện ở hình 4.
Trả lời:
Giá trị khí áp được thể hiện ở hình 4, là: 1013 mb

Câu 2 (Trang 144 SGK):
Dựa vào hình 5, hãy cho biết:
- Tên của các đai áp cao và đai áp thấp trên bề mặt Trái Đất.
- Sự phân bố của các đai khí áp ở hai nửa cầu.
Trả lời:
Dựa vào hình 5. Các đới khí áp và gió trên Trái Đất, ta có:
- Các đai áp cao: hai đai áp cao cực, hai áp cao chí tuyến
- Các đai áp thấp trên bề mặt Trái Đất: áp thấp xích đạo và hai áp thấp ôn đới.
- Sự phân bố của các đai khí áp: 7 đai khí áp (áp cao và áp thấp) xen kẽ nhau vì đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo.

5. Gió. Các loại gió thường xuyên trên Trái Đất

Câu hỏi (Trang 145 SGK):
Dựa vào hình 5 và thông tin trong mục 5, em hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở.
              Gió/ Đặc điểm Mậu dịch Tây ôn đới Đông cực đới
Phạm vi      
Hướng gió      
Trả lời:
Dựa vào hình 5 và thông tin trong mục 5, ta có: 
              Gió/ Đặc điểm Mậu dịch Tây ôn đới Đông cực đới
Phạm vi Giữa áp cao chí tuyến đến áp thấp xích đạo Từ áp cao cận nhiệt đến áp thấp ôn đới Từ áp cao địa cực đến áp thấp ôn đới
Hướng gió Hướng Đông là chủ yếu (Đông Bắc ở Bắc bán cầu, Đông Nam ở Nam bán cầu) Hướng Tây là chủ yếu (Tây Nam ở Bắc bán cầu, Tây Bắc ở Nam bán cầu). Hướng Đông Bắc hoặc Đông Nam
 

Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần luyện tập và vận dụng:

Câu 1 (Trang 145 SGK):
Tại sao các loại gió thường xuyên trên Trái Đất không thổi theo chiều Bắc - Nam.
Trả lời:
- Các loại gió thường xuyên không thổi theo chiều Bắc - Nam mà lệch về phía tay phải hoặc tay trái tuỳ theo nửa cầu Bắc hoặc Nam, là do vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
- Vận động tự quay quanh trục của Trái Đất đã làm xuất hiện một lực, làm cho mọi vật trên bề mặt Địa cầu khi chuyển động theo hướng kinh tuyến đều bị lệch hướng.
- Lực làm lệch hướng đó là lực Côriôlít. Lực Côriôlít luôn tác động thẳng góc với hướng chuyển động của vật, làm cho vật chuyến động lệch về bên phải nếu ở nửa cầu Bắc và lệch về bên trái nếu ở nửa cầu Nam. Gió thổi từ cao áp về áp thấp cũng chịu sự tác động của lực Côriôlít mà lệch đi so với hướng ban đầu.

Câu 2 (Trang 145 SGK):
Quan sát hình 6 và thu thập thông tin về hoạt động sản xuất điện gió và chia sẻ 
Trả lời:
- Các nước Châu Âu hay một số nước ở Châu Á đang khai thác sử dụng rất nhiều năng lượng gió.
- Năng lượng gió có thể chuyên hóa thành cơ năng hoặc điện năng nhờ tubin gió. Tubin gió sẽ chuyển đổi động lực di chuyển của gió thành năng lượng điện.
- Năng lượng này có thể sử dụng cho những công việc sinh hoạt cần đến điện.
-Tuabin gió: sử dụng gió để tạo ra điện, khi có gió chuyến động qua, năng lượng của gió làm cho cánh quạt của cối xay gió quay quanh 1 rotor, Rotor được nối với trục chính và trục chính sẽ truyền động làm quay trục quay máy phát để tạo ra điện.
- Ưu điểm: Là nhiên liệu sạch, có ở nhiều vùng, năng lượng được tái tạo và giá cả lại thấp.
- Nhược điểm: Là nguồn năng lượng không liên tục, không thể dự trữ, không phải lúc nào cũng cung cấp điện khi có nhu cầu.
- Ở Việt Nam hoạt động sản xuất điện gió phát triển ở một số vùng, như: Bạc Liêu, Ninh Thuận,...
 

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP BÔ SUNG VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Các hiện tượng khí tượng như: mây, mưa, sấm, chớp... thường xảy ra ở
A. tầng nhiệt.
B. tầng đối lưu.
C. tầng bình lưu.
D. tầng ngoài cùng.

Câu 2: Khối khí lạnh thường hình thành ở
A. đất liền.
B. biển và đại dương.
C. vùng vĩ độ thấp.
D. vùng vĩ độ cao.


Câu 3: Gió thổi thường xuyên từ đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp ôn đới Bắc và Nam là
A. gió mùa.
B. Gió Đông cực.
C. gió Tây ôn đới.
D. gió Tín phong.

Câu 4: Khối khí lục địa hình thành trên đất liền, có
A. độ ẩm lớn.
B. nhiệt độ thấp.
C. nhiệt độ cao.
D. tính chất tương đối khò.

Câu 5: Lãnh thổ Việt Nam chịu ảnh hưởng thường xuyên của gió
A. Đông cực.
B. Tây ôn đới.
C. Phơn Tây Nam.
D. Mậu dịch và gió mùa.

Câu 6: Ghi chữ Đ vào ô trống trước ý đúng, D vào ô trống trước ô sai trong các câu ở bảng sau:
  (1) Các hiện tượng khí tượng như mây, mưa,... chỉ xảy ra ơ tầng đối lưu vì tầng này chứa nhiều hơi nước.
  (2) Đơn vị đo khí áp là mb.
  (3) Tầng đối lưu có độ dày lớn nhất.
  (4) Khí Cacbonic cần thiết cho quá trinh quang hợp.
  (5) Hơi nước trong khí quyển cần thiết trong quá trình tạo ra các hiện tượng thời tiết.
  (6) Không khí ở tầng bình lưu di chuyển theo chiều ngang
  (7) Lớp ôzôn giúp hấp thụ phần lớn bức xạ cực tím, bảo vệ sự sống trên Trái Đất.
  (8) Gió Mậu dịch thổi từ áp cao cận nhiệt đến áp thấp ôn đới.
  (9) Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, với đặc điểm là có nhiệt độ tương đối thấp.
 

ĐÁP ÁN

Câu 1: B
Câu 2: D
Câu 3: C
Câu 4: D
Câu 5: D
Câu 6: Đ (đúng): 1; 2; 4; 5; 6; 7
            S (sai): 3; 8; 9.

 

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây