Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải bài tập Địa lí 6 sách Kết nối tri thức, bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu

Thứ năm - 06/01/2022 08:56
Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Địa lí 6 sách Kết nối tri thức, bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu

A. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

1. Khái niệm về thời tiết và khí hậu
Câu hỏi (Trang 150 SGK)
du bao thoi tiet

Dựa vào bản tin dự báo thời tiết ở trên, em hãy:
- Nêu những yếu tố được sử dụng để biểu hiện thời tiết.
- Mô tả đặc điểm thời tiết của từng ngày trong bảng.

Trả lời:
* Từ bản tin thời tiết đã cho, các yếu tố được sử dụng để biểu hiện thời tiết là: nhiệt độ, độ âm, lượng mưa và gió, mây, trời nắng.
* Từ bản tin thời tiết đã cho ta biết đặc điểm thời tiết của từng ngày là:
- Thứ ba ngày 6/3/2018:
+ Có mưa rào nhẹ.
+ Nhiệt độ trong ngày: thấp nhất là 21°C và cao nhất là 26°C.
+ Độ ẩm là 80%.
+ Hướng gió Đông Bắc.
- Thứ tư ngày 7/3/2018:
+ Có lúc có mưa.
+ Nhiệt độ trong ngày: thấp nhất là 23°C và cao nhất 29°C.
+ Độ ẩm là 75%.
+ Hướng gió Đông Bắc.
- Thứ năm ngày 8/3/2018:
+ Có mưa.
+ Nhiệt độ trong ngày: thấp nhất là 18°C và cao nhất 23°C.
+ Độ ẩm là 77%.
+ Hướng gió Đông Bắc.
- Thứ sáu ngày 9/3/2018:
+ ít mây, trời nắng.
+ Nhiệt độ trong ngày: thấp nhất là 17°C và cao nhất 21oC.
+ Độ ẩm là 65%.
+ Hướng gió Đông Bắc.

Câu hỏi (Trang 150 SGK):
do vui
Hãy cho biết trong tình huống ở đầu bài, bạn nào là người nói đúng.
Trả lời:
- Trong tình huống ở đầu bài, bạn thứ hai là người nói đung (Thời tiết hôm nay thật là đẹp).

2. Các đới khí hậu trên Trái Đất
Câu 1 (Trang 151 SGK):
cac doi khi hau tren trai dat
Xác định trên hình 1 phạm vi của năm đới khí hậu trên Trái Đất.
Trả lời:
Dựa vào hình 1 trong SGK. Các đới khí hậu trên Trái Đất, ta xác định phạm vi của các đới khí hậu trên Trái Đất:
- Đới nóng (nhiệt đới): nằm giữa hai chí tuyến (23°27’B đến 23°27’N).
- Ôn đới (đới ôn hòa):
+ Bán cầu Bắc: từ 23°27’B đến 66°33’B.
+ Bán cầu Nam: từ 23°27’N đến 66°33 ’N.
- Hàn đới (Đới lạnh):
+ Bán cầu Bắc: từ 66°33’B đến 90°B.
+ Bán cầu Nam: từ 66°33’N đến 90°N.

Câu 2 (Trang 151 SGK):
Hãy lựa chọn và trình bày khái quát đặc điểm của một đới khí hậu.
Trả lời:
- Trình bày khái quát đặc điểm của đới ôn hòa: Gồm đới ôn hòa ở bán cầu Bắc và đới ôn hòa thuộc bán cầu Nam.
+ Khu vực địa lý trên Trái Đất nằm ở bán cầu Bắc khoảng từ 23°27’B đến 66°33’B và ở bán cầu Nam khoảng từ 23°27‘N đến 66°33’N.
+ ĐỚỊ ôn hòa là nơi có nhiệt độ không khí trung bình năm dưới 20°C, tháng nóng nhất không nhỏ hơn 10°C.
+ Lượng mưa trung bình năm từ 500 mm đến trên 1000 mm.
+ Gió thổi thường xuyên là gió Tây ôn đới.
+ Các mùa trong năm phân hóa rõ rệt.

3. Biến đổi khí hậu
Câu hỏi (Trang 151 SGK):
bien doi khi hau
Dựa vào thông tin trong mục a và hình 2, 3, em hãy nêu một số biểu hiện của biến đổi khí hậu.
Trả lời:
Qua thông tin mục a và hình 2,3, ta thấy những biểu hiện của biến đổi khí hậu:
- Sự nóng lên của Trái Đất, băng tan ở hai cực và trên các vùng núi cao làm mực nước biển dâng lên.
- Sự gia tăng các thiên tai (bão, lốc, mưa lớn, nắng nóng),..

Câu 1 (Trang 152 SGK):
Nêu một số biện pháp để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
Trả lời:
Một số biện pháp để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng:
- Tắt điện khi không sử dụng, rút tất cả các phích cắm khi không sử dụng.
- Sử dụng các thiết bị thắp sáng tiết kiệm điện (đèn compact hoặc đèn ống huỳnh quang,...).
- Sử dụng các nguồn năng lượng mới: năng lượng mặt trời và năng lượng từ gió,...

Câu 2 (Trang 152 SGK):
Dựa vào hình 4 và hiểu biết của bản thân, em hãy nêu một số biện pháp để giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
cach de giam bien doi khi hau
Trả lời:
Một số biện pháp để giảm nhẹ biến đổi khí hậu:
- Bảo vệ rừng, tích cực trồng cây xanh.
- Sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
- Hạn chế dùng núi nilon, hạn chế thài các chất độc hại vào không khí.
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng,...

Câu 3 (Trang 152 SGK):
Hãy nêu một số giải pháp cụ thể để phòng tránh bão.
Trả lời:
Một số giải pháp cụ thể để phòng tránh bão:
- Dự báo chính xác đường đi của bão.
- Thông báo tới người dân về tình hình của bão một cách thường xuyên.
- Chủ động thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm nuôi trồng thủy hải sản trước khi bão đố bộ đế giảm thiểu thiệt hại.
- Tàu thuyền cần vào bờ sớm nhất để trú ẩn an toàn.
- Dự trữ thức ăn, nước uống,...
- Đóng kín cửa, không ra ngoài khi có mưa to, gió mạnh.
- Kịp thời sơ tán khẩn cấp người dân trước khi bão đổ bộ.
 

* Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần luyện tập và vận dụng:

Câu 1 (Trang 152 SGK):
Trình bày khái quát đặc điểm khí hậu của đói ôn hoà (ôn đới) hoặc đới lạnh (hàn đới).
Trả lời:
Đặc điểm khí hậu đới lạnh (hàn đới):
- Phạm vi:
+ Bán cầu Bắc: từ 66°33’B đến 90°B.
+ Bán cầu Nam: từ 66°33’N đến 90°N.
- Là khu vực có băng tuyết hầu như quanh năm.
- Nhiệt độ trung bình của tất cả các tháng trong năm đều dưới 10°C.
- Lượng mưa trung bình năm dưới 500 mm.
- Gió thổi thường xuyên là gió Đông cực.

Câu 2 (Trang 152 SGK):
Cuối tuần, lớp em dự định tổ chức đi dã ngoại một ngày. Đài khí tượng thuỷ văn có dự báo thời tiết ngày hôm đó như sau: nhiệt độ thấp nhất là 150C, nhiệt độ cao nhất là 230C; sáng sớm có sương mù, trời lạnh; trưa chiều hửng nắng, có lúc có mưa. Em cần chuẩn bị những gì để phù hợp với thời tiết của buổi dã ngoại đó?
Trả lời:
Cần chuẩn bị một số thứ để phù hợp với thời tiết buổi dã ngoại, như:
- Áo ấm vì nhiệt độ có lúc xuống 15°C, trời lạnh.
- Đèn pin vì có sương mù nên tầm nhìn bị hạn chế.
- Áo mưa hoặc chiếc dù đề phòng trời mưa.
- Mũ, áo khoác chống nắng,...

Câu 3 (Trang 152 SGK):
Em hãy nêu một số hoạt động mà bản thân và gia đình có thể làm để góp phần ứng phó biến đổi khí hậu.
Trả lời:
Một số hoạt động mà bản thân và gia đình có thể làm để góp phần ứng phó biến đổi khí hậu:
- Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, tiết kiệm nước sinh hoạt.
- Hạn chế sử dụng túi nilon.
- Không phá rừng, tham gia trồng cây xanh.
- Tham gia các phong trào vì môi trường (do trường học hoặc địa phương tổ  chức,...).
- Sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
- Không thải các chất độc hại vào môi trường, hạn chế dung các chất đốt (rơm rạ, than, đốt rác,...).

Câu 4 (Trang 152 SGK):
Em hãy chuẩn bị một số nội dung để tuyên truyền về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu cho gia đình và những người xung quanh.
Trả lời:
Nội dung tuyên truyền biến đối khí hậu:
- Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi của khí hậu và của những thành phần liên quan gồm đại dương, đất đai, bề mặt Trái Đất, và khí quyển như tăng nhiệt độ, băng tan và nước biến dâng.
- BĐKH diễn ra do tác động của các điều kiện tự nhiên, đặc biệt do tác động của các hoạt động của con người như việc sử dụng nhiên liệu trong giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp, thải ra môi trường các chất khí, chất thải độc hại (ví dụ như khí CO2), ...
- BĐKH tại Việt Nam như các hiện tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng gia tăng về tần suất và thường khó dự đoán: mưa kỷ lục, các đợt nắng nóng kỷ lục, nước biển dâng, thiên nhiên khắc nghiệt, khó lường trước,...
- Việt Nam đã đưa ra những hành động ứng phó với BĐKH trong vòng một thập kỷ trở lại đây, nhằm giảm thiểu các khí thải độc hại và thích ứng với BĐKH, như: nâng cao độ che phủ rừng, nâng diện tích rừng phòng hộ ven biến, trồng thêm rừng ngập mặn, trang bị thuyền đánh bắt xa bờ có đủ thiết bị thông tin liên lạc,...
- Bạn hãy hành động vì một môi trường xanh, sạch nhé!.
 

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP BỔ SUNG VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Khí hậu ở một nơi là
A. sự thay đối nhiệt độ trong một thời gian ngắn.
B. sự gia tăng các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,...
C. sự ổn định của các hiện tượng thời tiết trong một thời gian ngắn
D. tống hợp các yếu tố thời tiết của nơi đó, trong thời gian dài và trở thành quy luật.

Câu 2: Sự hình thành các đới khí hậu trên Trái Đất là do
A. quá trình nội sinh tạo ra.
B. sự phân bố không đều giữa lục địa và đại dương.
C. sự phân bố lượng mưa không đều từ Xích đạo về Cực.
D. sự phân bố nhiệt và ánh sáng Mặt Trời trên bề mặt Trái Đất không đều.

Câu 3: Ở đới nóng, gió thổi thường xuyên là
A. gió mùa.
B. gió Tây ôn đới.
C. gió Mậu dịch. .
D. gió Đông cực.

Câu 4: Hiệu ứng nhà kính là hệ quả của
A. giảm lượng khí O2
B. tăng nồng độ khí CO2
C. thủng tầng ô zôn.
D. tăng nhiệt độ khí quyển.

Câu 5: Ở khu vực miền Trung nước ta thiên tai gây thiệt hại lớn cho người dân là
A. lốc xoáy.
B. mưa đá.
C. Bão.
D. giá lạnh.

Câu 6: Để phòng tránh tai nạn do sấm sét khi gặp cơn dông chúng ta cần làm gì?: Câu 7: Nêu một số việc làm cụ thê cần thực hiện để giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu?
Câu 8: Cho bảng số liệu về nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất từ năm 1900 đến 2020 (Đv:°C)
Năm 1900 1920 1940 1960 1980 2000 2020
Nhiệt độ 13,6 13,7 14,1 14,0 14,2 14,5 14,9
a. Cho biết từ năm 1900 đến năm 2020 nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất tăng bao nhiêu độ?
b. Nhận xét xu hướng tăng nhiệt độ qua bảng số liệu.
c. Nhiệt độ Trái Đất tăng như vậy để lại hậu quả gì?

Hướng dẫn trả lời:
Câu 1: D
Câu 2: D
Câu 3: C
Câu 4: B
Câu 5: C
Câu 6:
Để phòng tránh tai nạn do sấm sét khi gặp cơn dông, cần:
- Nếu ở trong nhà:
+ Đứng xa cửa số, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ấm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết.
+ Nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có dông gần xảy ra.
+ Cần rút ăng ten ra khỏi ti vi khi có giông.
+ Nếu cảm thấy tóc bị dựng lên (như cảm giác điện khi sờ tay trước mặt ti-vi): có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào, lập tức cúi ngồi xuống và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất.
- Nếu đang ở ngoài trời:
+ Không trú mưa dưới các gốc cây cao
+ Tránh xa các vật dụng kim loại.
+ Tìm những chỗ thấp xung quanh và không tụ tập thành nhóm.

Câu 7: Một số việc làm cụ thể để giảm nhẹ và thích ứng với biến đồi khí hậu:
- Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, tiết kiệm nước sinh hoạt.
- Hạn chế sử dụng túi nilon.
- Không phá rừng, tham gia trồng cây xanh.
- Tham gia các phong trào vì môi trường (do trường học hoặc địa phương tổ chức,...).
- Sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
- Không thải các chất độc hại vào môi trường, hạn chế dùng các chất đốt (rơm rạ, than, đốt rác,...).
- Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt.
- Phát triển công nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, tưng bước loại bỏ, thay thế các công nghệ cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.
- Phát triển du lịch với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và sinh cảnh quý giá của địa phương.
- Phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, hạn che sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, tiết kiệm tài nguyên đất, nước...

Câu 8:
a. Từ năm 1900 đến năm 2020 nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất tăng: l,3°C.
b. Nhiệt độ Trái Đất ngày càng có xu hướng tăng lên.
c. Nhiệt độ Trái Đất tăng để lại hậu quả:
+ Nhiệt độ Trái Đất tăng làm băng tan ở hai cực, dẫn đến mực nước biển tăng, nhấn chìm một số khu vực thấp; thay đổi điều kiện sống các loại sinh vật,...
+ Từ đó làm thay đổi chế độ mưa, lượng mưa; các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, lốc, hạn hán,...) diễn ra ngày càng nhiều và mạnh.
+ Gây ra lũ lụt, hạn hán tại các khu vực khác nhau.
+ Ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của con người.​​​​

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây