Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải bài tập Địa lí 6 sách Kết nối tri thức, bài 14: Thực hành; đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Thứ ba - 28/12/2021 21:12
Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Địa lí 6 sách Kết nối tri thức, bài 14: Thực hành; đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

A. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

1. Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

Câu hỏi (Trang 140 SGK):
Dựa vào hình 1 trong SGK: Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn, cho biết:
- Khoảng cao đều giữa các đường đồng mức là 100m.
- So sánh độ cao giữa các đỉnh núi Al, A2, A3.
- Một bạn muốn leo lên đỉnh A2, để đỡ leo dốc, thì nên đi theo sườn D1-A2 hay sườn D2-A2.

Trả lời:
- Khoảng cao đều giữa các đường đồng mức là 100m.
- So sánh độ cao giữa các đỉnh núi Al, A2, A3.
 A1 (1100m) < A3 (1200m) < A2 (1300m)
- Độ cao của các điểm B1, B2, B3, C:
B1 = 1000m; B2 = 1100m; B3 = 900m; C = 900m;
Vậy: B3 = C (900m) < B1 (1000m) < B2 (1100m)
- Leo lên đỉnh núi A2, nên đi theo sườn D1-A2; Vì sườn này thoải hơn (các đường đồng mức cách xa nhau), nên việc leo núi sẽ dễ hơn.

2. Đọc lát cát địa hình đơn giản

Câu hỏi (Trang 140 SGK): 
Căn cứ vào hình 2, em hãy:
- Cho biết lát cắt lần lượt đi qua các dạng địa hình nào.
- Xác định độ cao của đỉnh Ngọc Linh.

Trả lời:
Dựa vào hình 2 trong SGK: Lát cắt địa hình từ dây Bạch Mã đến Phan Thiết, ta thấy:
- Lát cắt lần lượt đi qua các dạng địa hình: Núi, cao nguyên, đồng bằng.
- Độ cao đỉnh núi Ngọc Linh: 2598 m.
 

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP BỔ SUNG

Câu 1: Độ cao chênh lệch giữa hai đường đồng mức là gì? Cho ví dụ.
Câu 2: Thế nào là đường đồng mức? Đường đồng mức - đặc điểm gì?
Câu 3: Thế nào là lát cắt địa hình? Nêu cách đọc lát cắt địa hình.

Hướng dẫn trả lời:
Câu 1:
- Độ cao chênh lệch giữa hai đường đồng mức là hiệu số giữa độ cao ghi trên 2 đường đồng mức kề nhau (ví dụ giữa hai đường đồng mức 600m và 700m có sự chênh lệch là 100m).

Câu 2:
- Đường đồng mức là đường nối liền các điểm có cùng độ cao trên bản đồ.
- Đặc điểm của đường đồng mức:
+ Các đường đồng mức không song song với nhau, nhưng không cắt nhau.
+ Các điểm cùng nằm trên cùng một đường đồng mức thì có cùng độ cao.
+ Các khu vực có mật độ các đường đồng càng dày thì độ dốc địa hình càng lớn và ngược lại.
+ Các đường đồng mức kề nhau thì chênh một giá trị cố định, được gọi là khoảng cao đều.

Câu 3:
- Lát cắt địa hình là cách thể hiện đặc điểm của bề mặt địa hình thực tế lên mặt phẳng dựa vào các đường đồng mức và thang màu sắc.
- Cách đọc lát cắt địa hình:
+ Xác định điểm bắt đầu và điểm kết thúc của lát cắt.
+ Xác định hướng của lát cắt, đi qua những điểm độ cao, dạng địa hình nào,...
+ Mô tả địa hình từ điểm đầu đến điểm cuối.
+ Tính khoảng cách giữa các điểm dựa vào tỉ lệ lát cắt.

 

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây