A. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA
1. Nhiệt độ không khí
Câu 1 (Trang 146 SGK):
Em hãy đọc giá trị nhiệt độ không khí hiển thị trên nhiệt kế ở hình 1.
Trả lời:
Giá trị nhiệt độ không khí hiền thị trên nhiệt kế ở hình 1, là: 18°C
Câu 2 (Trang 146 SGK):
Ở trạm khí tượng Láng (Hà Nội), kết quả đo nhiệt độ ở bốn thời điểm ngày 25 tháng 7 năm 2019 lần lượt là 270C, 270C, 320C, 300C. Hãy cho biết nhiệt độ không khí trung bình của ngày hôm đó.
Em hãy đọc giá trị nhiệt độ không khí hiển thị trên nhiệt kế ở hình 1
Trả lời:
Nhiệt độ không khí trung bình của ngày 25 tháng 7, năm 2019 tại trạm khí tượng Láng (Hà Nội) là: (27°C + 27°C + 32°C + 30°C): 4 = 29°C
Câu hỏi (Trang 146 SGK):
Quan sát hình 2 và đọc thông tin mục 1b) em hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của không khí giữa các địa điểm. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.
Trả lời:
Qua hình 2. Nhiệt độ không khí trung bình năm của một số địa điểm trên Trái Đất, ta thấy:
- Nhiệt độ không khí trung bình năm giũa các địa điểm có sự khác nhau: Ma- ni-la cao nhất (25,4°C); Xê-un cao thứ hai (1
oC : Tích-xi thấp nhất (-12,8°C).
- Nguyên nhân: Nhiệt độ giảm dần khỉ đi từ Xích đạo về hai cực (do góc nhập xạ giảm).
+ Ma-ni-la nhận được nhiều nhiệt từ Mặt Tròi nhất (nam ở vùng vĩ độ thấp), nên nền nhiệt trung bình cao nhất.
+ Xê-un nhận được nhiệt từ Mặt Trời vừa (nằm ở vùng vĩ độ trung bình), nên nền nhiệt trung bình.
+ Tích-xi nhận được ít nhiệt từ mặt trời nhất (nằm ở vùng vĩ độ cao), nền nhiệt trung bình thấp nhất.
2. Mây và mưa
Câu 1 (Trang 148 SGK) :
Cho biết giá trị độ ẩm không khí hiển thị trên hình 4. Còn bao nhiều % nữa thì độ ẩm không khí sẽ đạt mức bão hoà?
Trả lời:
- Giá trị độ ẩm không khí hiển thị trên hình 4, là 85%; Còn 15% nữa thì độ ẩm không khí sẽ đạt mức bão hoà.
Câu 2 (Trang 148 SGK :
Đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 5, em hãy mô tả quá trình hình thành mây và mưa. Gợi ý:
- Hơi nước trong không khí được cung cấp từ những nguồn nào?
- Khi nào hơi nước ngưng tụ thành mây?
- Khi nào mây tạo thành mưa?
Trả lời:
Quá trình tạo mây và mưa:
“Em đi từ biển từ sông
Bay lên lơ lững, mênh mông giữa Trời
Cõi tiên thơ thẩn rong chơi
Gặp thời giá rét, em lại rơi xuống trần”
- Nguồn cung cấp hơi nước cho khí quyển: Sông, hồ, đại dương,...
- Mây: Không khí đã được bão hòa hơi nước mà vẫn tiếp tục bổ sung hơi nước hoặc bị lạnh đi thì hơi nước ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, nhẹ. Các hạt nước này tập hợp lại thành từng đám gọi là mây.
- Mưa: Các hạt nước trong mây lớn dần và khi đủ nặng sẽ rơi xuống thành mưa.
Câu hỏi (Trang 149 SGK):
Hãy xác định trên bản đồ hình 6:
- Những vùng có lượng mưa trung bình năm trên 2 000 mm.
- Những vùng có lượng mưa trung bình năm dưới 200 mm.
Trả lời:
Dựa vào hình 6. Phân bố lượng mưa trung bình năm trên Trái Đái ta có:
- Các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2000mm: dải đồng bằng ven biển phía Tây của Bắc Mĩ; khu vực Trung Mĩ; vùng Xích đạo phía Bắc Braxin; vùng ven vịnh Chilê; Inđônêxia; ven vịnh Bengan và vùng ven biển phía Đông Ô- xtrây-li-a,...
- Các khu vực có lượng mưa trung bình năm dưới 200mm là: Bắc Phi, khu vực Tây Nam Á; sơn nguyên Tây Tạng; Trung Quốc; nội địa Ô- xtrây-li-a; phía Bắc Canada; Đông Bắc Liên Bang Nga.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần luyện tập và vận dụng:
Câu 1 (Trang 149 SGK):
Cho bảng số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA TRẠM KHÍ TƯỢNG A (Đơn vị: 0C)
Tháng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Nhiệt độ |
25,8 |
26,7 |
27,9 |
28,9 |
28,3 |
27,5 |
27,1 |
27,1 |
26,8 |
26,7 |
26,4 |
25,7 |
Trả lời:
- Nhiệt độ trung bình năm của trạm, là: (25,8 + 26,7 + 27,9 - 28,9 + 28,3 + 27,5 + 27,1 + 27,1 + 26,8 + 26,7 + 26,4 + 25,7): 12 = 27,075
oC = 27,l°C.
Câu 2 (Trang 149 SGK):
Cho biết giá trị độ ẩm không khí hiển thị trên hình 4. Còn bao nhiều % nữa thì độ ẩm không khí sẽ đạt mức bão hoà?
Trả lời:
Ảnh hưởng của mưa đến sản xuất nông nghiệp và đời sống
- Mưa giúp rửa sạch không khí: Trong nước mưa chứa nhiêu bụi, vi khuẩn, các tạp chất hóa học nhiều hay ít tùy thuộc vào từng mùa và từng vùng: đồng bằng, miền núi, thành phố hay khu công nghiệp.
- Mưa càng nhiều, càng lâu thì các vi khuẩn và tạp chất trong nước mưa càng ít.
- Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp (cung cấp nước cho các loại cây trồng).
- Cung cấp nước cho sinh hoạt của con người (nước uống,…)
- Nước mưa là nguồn sống cho tất cả các sinh vật trên Trái Đất.
- Mưa làm giảm nhiệt, là một mắt xích quan trọng trong - kỳ tuần hoàn của nước.
- Cung cấp nước cho các nhà máy thủy điện.
Câu 3 (Trang 149 SGK):
Đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 5, em hãy mô tả quá trình hình thành mây và mưa. Gợi ý:
- Hơi nước trong không khí được cung cấp từ những nguồn nào?
- Khi nào hơi nước ngưng tụ thành mây?
- Khi nào mây tạo thành mưa?
Trả lời:
“Theo dự báo từ Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia và Đài Khí tượng thủy văn Trung ương (Bộ Tài nguyên - Môi trường ngày 17-5-2021 ở khu vực Tây Nguyên có mây, có mưa rào và giông vài nơi; riêng chiều tối và tối có mưa rào và giông rải rác. Gió nhẹ, trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ 21 - 24°C; Nhiệt độ cao nhất từ 31 - 34°C, có nơi trên 34°C”.
Từ bản tin thời tiết trên, ta có:
- Nhiệt độ không khí cao nhất: 34°C.
- Nhiệt độ không khí thấp nhất: 21°C.
- Biên độ nhiệt (chênh lệch nhiệt độ trong ngày) 13°C.
B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP BỔ SUNG VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1: Nhiệt độ không khí của tầng đối lưu chủ yếu do
A. Các phản ứng từ trong lòng Trái Đất cung cấp.
B. các hoạt động sản xuất công nghiệp cung cấp.
C. khí quyển hấp thụ trục tiếp từ bức xạ Mặt Trời cung cấp.
D. nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng cung cấp.
Câu 2: Nguồn nhiệt do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất, bé nhất ở
A. Cực.
B. Vòng cực.
C. Chí tuyến.
D. Xích đạo.
Câu 3: Theo vĩ độ nơi có lượng mưa thấp nhất là vùng
A. Xích đạo.
B. Chi tuyến.
C. Ôn đới.
D. Cực.
Câu 4: Khu vực gần biên thường có
A. lượng mưa ít.
B. lượng mưa nhiều.
C. khí hậu khô hạn.
D. khí hậu lạnh, khô.
Câu 5: Không khí ờ vùng vĩ độ thấp thường nóng hơn vùng vĩ độ cao, vì
A. lượng mưa ít.
B. khí hậu lạnh, khô.
C. góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với Mặt Đất nhỏ.
D. góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với Mặt Đất lớn.
Câu 6: Hãy cho biết thế nào là nhiệt độ không khí?
Câu 7: Vì sao trong không khi có nhiệt độ?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1: D
Câu 2: A
Câu 3: D
Câu 4: B
Câu 5: D
Câu 6:
- Nhiệt độ không khí là hiện tượng khi các tia bức xạ mặt rời đi qua khí quyển, lúc này mặt Đất sẽ hấp thụ năng lượng nhiệt của Mặt Trời. Sau đó bức xạ lại vào không khí, khiến cho không khí nóng lên.
Câu 7:
- Không khí có nhiệt độ là do mặt đất hấp thu năng lượng nhiệt của Mặt Trời, bức xạ lại vào không khí, làm không khí nóng lên, độ nóng hay lạnh đó là nhiệt độ của không khí.