Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải bài tập Địa lí 6 sách Kết nối tri thức, bài 13: Các dạng địa hình chính trên trái đất

Thứ ba - 28/12/2021 04:07
Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Địa lí 6 sách Kết nối tri thức, bài 13: Các dạng địa hình chính trên trái đất

A. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

1. Các dạng địa hình chính
Câu 1 Trang 136 SGK:
Dựa vào hình 1.2 và thông tin trong mục 1, em hãy cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi.
Trả lời:
Sự khác nhau giữa núi và đồi:
Dạng địa hình Quá trình hình thành Độ cao Hình dạng
Núi Hình thành do quá trình kiến tạo. Trên 500m so với mực nước biển Nhô cao lên khỏi mặt đất, gồm đỉnh núi; sườn núi và chân núi.
- Đỉnh nhọn, sườn dốc.
Đồi Chịu tác động qua quá trình phong hóa, bóc mòn từ núi. Không quá 200m so với mực nước biển Nhô cao so với xung quanh, đỉnh tròn, sườn thoải.

Câu 2 (Trang 136 SGK):
Dựa vào bản đồ Tự nhiên thế giới (trang 102 - 103), kể tên một số dãy núi lớn trên thế giới.
Trả lời:
Dựa vào bản đồ tự nhiên thế giới (Trang 96-97 SGK), ta thấy tên một số dãy núi lớn trên thế giới, như:

- Dãy Hi-ma-lay-a: Trải khắp 7 quốc gia: Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nêpal, Pakistan, Myanma và Aíghanistan.
- Dãy An-đét: Thuộc châu Mỹ, trải dài qua 7 quốc gia: Argentina, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador, Peru và Venezuela.
- Dãy An-pơ: Dãy núi cao nhất châu Âu, phía tây bắt đầu từ Nice đi qua biển Bắc Italy, miền Nam Thuỵ Sĩ, Liechtenstein, miền Nam Đức và dừng lại ở thung lũng Wien của Áo.
- Dãy Thiên Sơn: Nằm giữa đại lục châu Á (Tân Cương, Trung Quốc).
- Dãy Trường Son Ô-xtrây-li-a; dãy núi At-lat; dãy U-ran,...

Câu 1 (Trang 136 SGK):
Quan sát hình 3, 4 và thông tin trong mục 1, em hãy nêu sự khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng.
Trả lời:
Dạng địa hình Độ cao Đặc điểm chính
Cao nguyên Trên 500m so với mực nước biển - Vùng đất tương đối rộng lớn.
- Bề mặt tương đối bằng phẳng, sườn dốc.
Đồng bằng Dưới 200m so với mực nước biển Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
- Độ dốc nhỏ.

Câu 2 (Trang 136 SGK):
Dựa vào bản đồ Tự nhiên thế giới (trang 102 - 103), kể tên một số cao nguyên, đồng bằng lớn trên thế giới.
Trả lời:
Dựa vào bản đồ tự nhiên thế giới (Trang 96-97 SGK), ta thấy một số cao nguyên và một số đồng bằng lớn, như:

- Cao nguyên: Cao nguyên Cô-lô-ra-đô; Cao nguyên Pa-ta-co-ni; Cao nguyên Mông Cổ; Cao nguyên Kim-boc-li.
- Đồng bằng: Đồng bằng Hoa Bắc; Đồng bằng Ấn Hằng; Đồng bằng La-not; Đồng bằng Bắc Âu; Đồng bằng Đông Âu; Đồng bằng Tây Xi-bia; Đồng bằng Xcan-đi-na-vi.

2. Khoáng sản

Câu 1 (Trang 137 SGK):
Em hãy cho biết trong các đối tượng sau, đối tượng nào là khoáng sản: nhựa, than đá, gỗ, cát, xi măng, thép, đá vôi.
Trả lời:
Khoáng sản trong các đối tượng: Nhựa, than đá, gỗ, cát, xi măng, thép, đá vôi:

- Khoáng sản: Than đá, đá vôi, cát.
- Vì đây là những khoáng vật, khoáng chất tự nhiên có thế khai thác để sử dụng trong sản xuất và đời sống.

Câu 2 (Trang 137 SGK):
Hãy kể tên ít nhất một vật dụng hằng ngày em thường sử dụng được làm từ khoảng sản.
Trả lời:
Vật dụng hàng ngày làm từ khoáng sản: xoong - nồi (nhôm); Ấm nấu nước (bằng nhôm); Dây điện (nhôm), xe máy,...


Câu 3 (Trang 137 SGK):
Sắp xếp các loại khoáng sản sau vào ba nhóm sao cho đúng: vàng, nước khoáng, kim cương, than bùn, khí thiên nhiên, cao lanh, ni-ken, phốt phát, bô-xit.
Trả lời:
Các loại khoáng sản vào ba nhóm: Vàng, nước khoáng, kim cương, than bùn, khí thiên nhiên, cao lanh, ni-ken, phốt phát, bô-xít.
Nhóm khoáng sản Tên khoáng sản
Năng lượng (nhiên liệu) Nước khoáng, than bùn, khí thiên nhiên
Kim loại Vàng, kim cương, ni-ken, bô-xít
Phi kim loại Phốt phát, cao lanh
 


Hướng dẫn trả lời phần luyện tập và vận dụng

Câu 1 (Trang 138 SGK)
 Nêu đặc điểm của các dạng địa hình chính trên Trái Đất: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng.
Trả lời:

Đặc điểm của các dạng địa hình trên Trái Đất: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng:
Dạng địa hình Độ cao Đặc điểm chính
Núi Trên 500m so với mực nước biển - Nhô cao lên khỏi mặt đất, gồm đình 1 núi; sườn núi và chân núi.
- Đỉnh nhọn, sườn dốc.
Đồi Không quá 200m so với mực nước biển Nhô cao so với xung quanh, đỉnh tròn, sườn thoải.
Cao nguyên Trên 500m so vói mực nước biển - Vùng đất tương đối rộng lớn.
- Bề mặt tương đối bằng phẳng, sườn dốc.
Đồng
Bằng
Dưới 200m so với mực nước biển - Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
 
Câu 2 (Trang 138 SGK):
Khi xây dựng nhà, chúng ta sử dụng những vật liệu gì có nguồn gốc từ khoảng sản?
Trả lời:
Sử dụng vật liệu có nguồn gốc từ khoáng sản khi xây dựng nhà:

- Sắt, thép, cát, đá vôi, xi măng, đá lát tự nhiên, …

Câu 3 (Trang 138 SGK):
Sưu tầm hình ảnh về các dạng địa hình đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng ở nước ta.
Trả lời:
- Hình ảnh về các dạng địa hình đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng của nước ta:


   
Đồi chè Thái Nguyên


Đồi uyên ương hồ điệp đà lạt

 
Đỉnh fansipa


Cao nguyên đá đồng văn
  
Cao nguyên lâm viên


Đồng bằng sông cửu sông Cửu Long

Đồng bằng sông hồng

Câu 4 (Trang 138 SGK):
Tìm kiếm thông tin và viết báo cáo ngắn về hiện trạng khai thác một loại khoáng sản ở nước ta.
Trả lời:
- Báo cáo ngắn về hiện trạng khai thác than ở Quảng Ninh:

+ Quảng Ninh là tỉnh có trữ lượng than lớn nhất cả nước, khoảng 3,6 tỷ tấn than, tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, cấm Phả và Uông Bí - Đông Triều.
+ Công suất khai thác than lớn nhất cả nước với sản lượng khoảng 30-40 triệu tấn mỗi năm.
+ Khai thác còn lãng phí, làm ảnh hưởng tới trữ lượng chung của cả nước.
+ Tình trạng khai thác chui (trái phép) còn diễn ra phức tạp, gây thất thoát và ô nhiễm môi trường:
Ví dụ: Ngày 23-2-2021, các lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh Quảng Ninh kiểm tra, bắt giữ vụ tổ chức khai thác than trái phép với số lượng lớn tại khu vực Vỉa Dày, Tây Khe Sim, thuộc quản lý khai thác than của Công ty than Hạ Long - TKV tại phường Quang Hanh, TP cẩm Phả. Đã tạm giữ 50 người cùng 54 phương tiện (gồm 8 máy xúc gầu bánh xích, 2 máy xúc lật bánh xích; 2 máy khoan bánh xích; 2 máy gạt bánh xích; 36 ôtô tải, 2 xe bồn và 2 ôtô bán tải), thu giữ khoảng 100.000 tấn than, trị giá khoảng 200 tỉ đồng. (Nguồn: google.com)
+ Cần có các chính sách mới của Nhà nước ra đời để giải quyết những thực trạng này của ngành nham thúc đấy nó phát triển đúng tầm góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế xã hội cho đất nước Việt Nam.
 

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP BỔ SUNG VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Khoáng sản nào sau đây thuộc nhóm khoáng sản năng lượng?
A. Sắt, man-gan.
B. Than đá, dầu mổ.
C. Muối mỏ, Apatit.
D. Đồng, kẽm.

Câu 2: Một trong những công dụng của đá vôi là
A. làm hóa chất.
B. làm gang thép.
C. sản xuất điện.
D. làm vật liệu xây dựng.

Câu 3: Đồng bằng là dạng địa hình có độ cao
A. trên 500m so với mực nước biển.
B. trên 200m so với mực nước biển.
C. dưới 200m so với mực nước biển.
D. dưới 100m so với mực nước biển.

Câu 4: Một trong những đặc điểm của đồi là
A. đỉnh nhọn, sườn dốc.
B. đỉnh tròn, sườn thoải.
C. bằng phẳng hoặc gợn sóng.
D. bề mặt tương đối bằng phẳng, sườn dốc.

Câu 5: Khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ một địa điểm so với mực nước biển trung bình, gọi là
A. chiều dài của núi.
B. độ cao trung bình của núi.
C. độ cao tương đối của núi.
D. độ cao tuyệt đối của địa điểm đó.

Câu 6: Một đỉnh núi có độ cao tương đối là 1700m, đo chỗ thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình là 150m. Vậy độ cao tuyệt đối của đỉnh núi là bao nhiêu?

Hướng dẫn trả lời:
Câu 1: B
Câu 2: D
Câu 3: C
Câu 4: B
Câu 5: D
Câu 6: 1850 m
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây