Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Kỹ năng an toàn cho trẻ: Ứng phó khi kẻ gian đột nhập

Thứ bảy - 05/12/2015 02:39
Để an toàn khi nhà có kẻ gian đột nhập thì phụ huynh và trẻ cần trang bị những kiến thức sau đây:
1. Những lưu ý cho phụ huynh
 
Trước khi trang bị cho con bạn những kĩ năng cần thiết để ứng phó khi trộm đột nhập vào nhà. Chính các phụ huynh cần phải chú ý phòng tránh tối đa nguy cơ bị kẻ gian đột nhập.
 
Phát quang khu vực trước sân và quanh nhà

Những hàng rào rậm rạp cây cối, các bụi cây, bụi cỏ um tùm là nơi ẩn náu lý tưởng cho những kẻ có ý định trộm cắp. Hãy chắc chắn khu vực rào, cổng và quanh nhà đều đã được phát quang gọn gàng và thoáng đãng. Đối với hàng rào cần có sự kiên cố và chiều cao nhất định để kẻ trộm không dễ dàng vượt qua. Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo biển số nhà luôn rõ ràng để người đi đường có thể gọi báo cơ quan chức năng khi cần.
 
Kiểm tra kỹ càng khu vực garage

Garage của gia đình là nơi trú ẩn lý tưởng khi trộm đột nhập. Do vậy, cần có người cẩn thận kiểm tra kỹ khu vực này trước khi cả nhà vào giấc ngủ. Mỗi lúc bạn mở garage chú ý đóng cửa cẩn thận cũng để tránh làm cớ để kẻ gian nhòm ngó tài sản, theo dõi và đợi thời cơ thực hiện ý đồ.
 
Nếu trẻ chưa quen, không nên để trẻ ở nhà quá lâu

Đối với trẻ nhỏ, việc để ở nhà một mình là việc bất đắc dĩ, tuy nhiên đó cũng là một cách để rèn cho trẻ tính tự lập và biết cách tự bảo vệ bản thân khi không có bố mẹ bên cạnh. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên để trẻ ở nhà không quá lâu, nếu có đi xa thì phải trang bị cho con một chiếc điện thoại, và thường xuyên gọi điện về nhà để kiểm tra tình hình.
 
Kiểm tra cẩn thận trước khi đi khỏi nhà

Trước khi ra khỏi nhà, bạn cần kiểm tra tất cả mọi cửa nẻo ra vào nhà, kể cả cửa sổ. Chỉ cần kẻ gian nắm rõ mọi sinh hoạt trong gia đình thì khi một điều sơ hở cũng sẽ trở thành mối nguy trước mắt
 
Không nên giấu con nơi để két sắt

Két sắt trong phòng ngủ sẽ là mục tiêu khi tên trộm đột nhập vào nhà. Vì vậy, dù đã gửi hết tiền ở ngân hàng, bạn cũng nên để lại một ít tiền trong két sắt để làm thỏa mãn kẻ gian, phòng khi hắn nổi điên vì phải ra đi tay trắng.

Mặt khác, khi trẻ ở nhà một mình, nếu kẻ gian đột nhập và đòi tiền của, nếu em bé chỉ cho chúng nơi có thể lấy được tiền cũng sẽ bớt được nguy hiểm cho con của bạn. Hãy nhớ rằng, mục đích của tên trộm là tài sản chứ không phải là tính mạng con người, chúng chỉ gây nguy hiểm khi bị dồn vào chân tường hoặc lo sợ bị người khác phát hiện.
 
Lắp đặt hệ thống an ninh đảm bảo

Một hệ thống an ninh hiện đại có kết nối mạng sẽ giúp bạn biết được tình hình ở nhà dù bạn đang ở xa. Nếu không bị dị ứng với lông chó, bạn cũng có thể nuôi một con chó giữ nhà khi cần hoặc ít ra cũng nên đề bảng cảnh báo “Nhà có chó dữ” để làm nhụt chí phần nào ý định của tên trộm.
 
Tạo mối quan hệ thân thiết với hàng xóm

Những người láng giềng kề cần sẽ là một kênh thông tin cực nhạy để thông báo giúp bạn khi nhà có biến hoặc ít ra bạn cũng có thể nhờ họ thỉnh thoảng để mắt tới những đứa trẻ khi không có bạn ở nhà.
 
Đề phòng với mạng xã hội

Bạn không nên chia sẻ quá nhiều hình ảnh về sinh hoạt gia đình và những đứa trẻ của bạn trên mạng xã hội, vô tình sẽ tiết lộ cho kẻ gian những ngóc ngách và các điểm sơ hở trong nhà. Cũng không nên chia sẻ những thông tin đại loại như “Hôm nay mẹ lại phải đi xa, Bi ở nhà một mình, thương con quá” …vv. Những điều này sẽ gây chú ý cho kẻ gian, chúng sẽ tận dụng khi không có người lớn ở nhà mà đột nhập. Thời buổi công nghệ, trộm thậm chí là người quen trên Facebook của bạn, hoặc một kẻ gian nào đó đang theo dõi Facebook của bạn.
 
Tránh gây sự chú ý hết mức có thể

Với những vật dụng mà chỉ có những người “lắm tiền nhiều của” mới dám mua, bạn nên gói ghém cẩn thận trước khi quẳng bao bì của chúng vào sọt rác. Tên trộm sẽ nghĩ bạn có nhiều tiền mặt trong nhà hoặc ít ra cũng là người sở hữu những vật dụng đắt giá.
 
2. Các kiến thức cần trang bị cho con
 
Trẻ em cũng như người lớn, nếu được trang bị trước tâm lý cho những tình huống có thể xảy ra, thì khi đối mặt với những tình huống đó, bé sẽ bình tĩnh hơn và ứng phó một cách khéo léo hơn.
 
Dạy trẻ không nên la hét khi nhà có trộm

Bạn cần dạy cho trẻ biết rằng, la hét là một trong những việc làm gây nguy hiểm nhất. Kẻ trộm khi đã đột nhập vào nhà, mục đích của chúng thông thường chỉ là nhắm vào tài sản của gia đình bạn, tuy nhiên nếu trẻ con trong nhà gây tiếng động lớn như: la hét, ném đồ đạc, kêu cứu hàng xóm thì chúng sẽ ngay lập tức phản xạ là đánh lại, bịt miệng, trói em bé lại, thậm chí là gây thương tích. 
 
Dạy bé không đánh đuổi trộm

Bạn cần phân tích cho bé biết, đánh đuổi trộm là việc làm nguy hiểm vô cùng, không nên chọc giận, đánh đuổi mà hãy là một đứa trẻ ngoan ngoãn, hiền lành và đáng yêu để chiếm được cảm tình của tên trộm. Trong trường hợp này, trẻ có thể khen chúng một vài câu hoặc liên tưởng đến một nhân vật hoạt hình nào đó để tạo sự gần gũi với tên trộm.
 
Thể hiện thái độ hợp tác

Nếu bắt gặp trộm vào nhà, thì dù là người lớn hay trẻ nhỏ cũng cần phải có thái độ hợp tác với chúng. Bạn cần phân tích cho trẻ bết rằng, tính mạng con người mới là con trọng, của cải chỉ là vật ngoài thân, có thể kiếm lại được. Nếu hắn đòi tiền, hãy chỉ chỗ giấu tiền cho hắn. Nếu hắn đòi của cải, phải đưa hết cho chúng, không nên tiếc của mà che giấu, vì nếu để tên trộm tự tìm được thì hắn sẽ cảm thấy mình bị lừa gạt, và hậu quả thì khôn lường.
 
Không để lộ những hành động bất ngờ khiến tên trộm chú ý

Bạn cũng cần chỉ cho trẻ, nếu có gặp kẻ gian, không nên nhìn chăm chăm vào hắn để cố ghi nhớ các đặc điểm trên mặt, cơ thể như nốt ruồi,màu da, hình xăm…vv, vì điều này khiến chúng bất an vô cùng. Chúng có thể sẽ gây nguy hiểm cho con bạn, nếu lo sợ sẽ bị nhận diện về sau.

Ngoài ra, cần dặn trẻ, nếu là kẻ gian vào nhà và có ý đồ xấu. Cho dù là người quen đã từng gặp qua thì cũng không nên cố gắng nhớ lại, cũng không để lộ cho tên trộm biết rằng bé đã nhận ra hắn. Vì nếu bị nhận ra, kẻ gian sẽ rất bất an và cố gắng làm điều gì đó để bịt đầu mối.

Sách giải st

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây