Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích mà em thích

Thứ hai - 27/09/2021 03:25
Trong chương trình học lớp 6 của mình, em đã được biết thêm nhiều truyền thuyết cũng như truyện cổ tích rất hay và lý thú. Thường ngày trước khi đi ngủ, mẹ vẫn là người kể truyện cổ tích cho em nghe. Nhưng hôm ấy, sau khi vừa học xong Sự tích Bánh chưng bánh giày em đã kể lại cho mẹ nghe.
Bánh chưng bánh dày
Bánh chưng bánh dày

Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích mà em thích: Truyền thuyết Thánh Gióng

Ngày xửa ngày xưa, vào thời vua Hùng Vương thứ mười sáu, có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng vẫn chẳng có lấy một mụn con. Hai ông bà lão nổi tiếng là người hiền lành, đôn hậu ở làng Gióng nhưng không hiểu sao lại chịu sự không may mắn như vậy. Cho đến một ngày, khi bà lão đi ra đồng thì chợt thấy một dấu chân to khổng lồ. Lấy làm ngạc nhiên, bà lão đưa chân mình vào ướm thử để đo xem dấu vết chân đó to đến cỡ nào. Thời gian thấm thoát trôi đi, bà lão chẳng còn nhớ đến vết chân ngày xưa nữa thì bỗng một ngày bà có thai. Hai vợ chồng bà lão mừng lắm, bà sinh ra một cậu bé khôi ngô, tuấn tú. Ấy thế mà đứa trẻ đó từ khi sinh ra lại chẳng biết nói, cũng không biết cười, không biết đi, chỉ đặt đâu thì nó nằm đấy. Hai ông bà từ mừng rỡ khi sinh được con đến lo lắng, buồn bã không hiểu sao lại như vậy.

Lúc bấy giờ, giặc Ân tràn sang xâm lược nước ta. Chúng khiến cho đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, tình cảnh đất nước lúc này đang ở thế "nghìn cân treo sợi tóc". Nhà vua sai sứ giả đi rao tin khắp nơi, nhằm tìm người tài đứng lên cứu giúp đất nước. Sứ giả đi rao tin cuối cùng cũng đến làng Gióng. Nghe tiếng sứ giả, cậu bé bỗng nhiên cất tiếng gọi mẹ: "Mẹ ơi, mẹ hãy mời sứ giả vào đây cho con". Thấy đứa con mình suốt bao nhiêu ngày tháng không nói, không cười bỗng dưng hôm nay lại cất tiếng gọi mẹ, hai ông bà lão mừng lắm, liền mời sứ giả vào ngay.

Khi sứ giả vào nhà, cậu bé đã ngay lập tức yêu cầu sứ giả hãy về chuẩn bị đủ những vũ khí để đi đánh giặc: Ngựa sắt, áo sắt và tấm giáp sắt để phá tan lũ giặc xâm lược. Sứ giả mừng rỡ vội về tâu lên cho nhà vua chuẩn bị. Nhà vua cũng đồng ý theo lời của cậu bé.Càng lạ lùng thay, Thánh Gióng từ khi gặp được sứ giả của nhà vua thì lớn nhanh như thổi, cơm cha mẹ thổi bao nhiêu cậu ăn cũng không đủ no, quần áo chẳng mấy chốc đều chật hết cả. Cậu bé chẳng mấy chốc hóa thành một chàng trai cao lớn, khỏe mạnh, khí thế ngút trời.

Chẳng bao lâu, nhà mua sai người đem đến đủ cả những thứ mà Gióng yêu cầu. Thánh Gióng lên đường đánh giặc ngay. Cậu đi đến đâu đánh bại quân giặc đến đấy. Khi kiếm gãy, Gióng liền nhổ một bụi cỏ bên đường, quật ngã bọn giặc ngoại xâm. Một hồi, ngựa của Thánh Gióng đã đến chân núi Sóc Sơn, Thánh Gióng liền cởi bộ giáp sắt đang mặc trên người ra mà bay thẳng lên trời.

Để nhớ đến công lao của Thánh Gióng, nhà vua đã cho người lập đền thờ của vị tướng này tại quê nhà của ông là làng Gióng. Cho đến nay, vẫn còn rất nhiều dấu tích năm xưa còn lưu lại và cứ tháng 4 hằng năm, người ta vẫn thường đến đền thờ Phù Đổng Thiên Vương để tưởng nhớ ông.
 

Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích mà em thích: Truyện cổ tích Thạch Sanh

Tuổi thơ của mỗi đứa trẻ ai mà chẳng được bà được mẹ kể cho những câu chuyện cổ tích thú vị và câu truyện cổ tích “Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ.

Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, thương tình Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó, người vợ có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai. Nhưng rồi bất hạnh thay, chẳng bao lâu sau mẹ cậu mất. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Thạch Sanh sống một mình côi cút trong túp lều nhỏ dưới gốc đa, tài sản chỉ có một chiếc khố che thân và một chiếc rìu để đốn củi kiếm cơm. Năm Thạch Sanh 13 tuổi, Ngọc Hoàng sai người xuống dậy cho Thạch Sanh võ nghệ và nhiều phép thần thông biến hóa.

Một ngày nọ, có người bán rượu tên là Lý Thông đi ngang qua đó ghé lại nghỉ chân. Thấy Thạch Sanh hiền lành, khỏe mạnh lại mồ côi, Lý Thông ngẫm nghĩ: “Thạch Sanh khỏe mạnh lại khù khờ thế này, mang nó về nhà giúp việc chắc hẳn đỡ được bao nhiêu”. Hắn ngỏ ý kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, Thạch Sanh thấy có người thương mình thì vui vẻ nhận lời. Kết nghĩa xong, Lý Thông mời Thạch Sanh về nhà ở để dễ bề lợi dụng.

Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh. Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu để chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trốn đi vì đã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.

Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gốc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh đô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công. Năm ấy, vua mở hội lớn để chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con đại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng. Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng đau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ơ của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng đá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu được con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn. Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ gục.

Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung. Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung. Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây đàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước. Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.

Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt để trở thành người có ích cho xã hội vì em hiểu được ý nghĩa sâu xa của truyện cổ tích này là ở hiên gặp lành” và “ác giả ác báo”.
 

Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích mà em thích: Truyền thuyết Bánh chưng bánh dày

Bài 1:
Trong chương trình học lớp 6 của mình, em đã được biết thêm nhiều truyền thuyết cũng như truyện cổ tích rất hay và lý thú. Thường ngày trước khi đi ngủ, mẹ vẫn là người kể truyện cổ tích cho em nghe. Nhưng hôm ấy, sau khi vừa học xong Sự tích Bánh chưng bánh giày em đã kể lại cho mẹ nghe.

Truyện kể rằng vào thời vua Hùng Vương thứ 6, sau khi nhà vua đã đánh đuổi được giặc  n, người quyết định nhường lại ngôi báu cho những người con của mình. Để tìm ra người xứng đáng kế vị, nhà vua đã ban lệnh cho các hoàng tử mỗi người phải làm một món ăn ngon dâng lên vua. Người có món ngon nhất sẽ được truyền ngôi báu.

Các vị hoàng tử nghe xong ai nấy đều tất bật chuẩn bị món ngon dâng vua. Chỉ có vị hoàng tử thứ 18 tên là Tiết Liêu vì mẹ mất sớm, không có người chỉ bảo nên chàng vô cùng lo lắng. Chàng nghĩ mãi mà không biết làm món gì để dâng lên vua kính yêu. Đêm hôm ấy, Tiết Liêu nằm mơ thấy một vị thần xuất hiện và nói: “Trên đời này không có gì quý giá hơn gạo vì gạo chính là nguồn thực phẩm nuôi sống con người. Con hãy dùng gạo làm nguyên liệu chính cho món ăn của hình. Hãy làm những chiếc bánh hình tròn và hình vuông để tượng trưng cho trời và đất. Hãy lấy thịt làm nhân bánh, lấy lá bọc bên ngoài để tượng trưng cho cha mẹ sinh thành”.

Tiết Liêu tỉnh dậy, nhớ lại điềm báo mộng của vị Thần đêm hôm qua thì liền làm theo. Chàng chọn loại gạo nếp ngon nhất để làm thành bánh hình vuông. Những chiếc bánh này đặt trong một cái chõ đem chưng lên nên được gọi là bánh chưng. Tiếp theo, chàng lại giã xôi làm bánh hình tròn và gọi là bánh dầy. Theo đúng lời Thần dặn, chàng cũng lấy lá bọc ngoài và đặt nhân ở bên trong bánh để tượng trưng cho cha mẹ đùm bọc con cái.

Đúng theo ngày đã hẹn, các hoàng tử đều mang đến toàn là các món ăn sơn hào hải vị. Vua tuy có hài lòng nhưng đây đều là những món mà ông đã ăn quá nhiều. Không có món ăn nào khiến ông thấy hấp dẫn. Đến phần Tiết Liêu dâng vua món ăn do mình làm. Vua thấy đây chỉ là những chiếc bánh rất bình dị nhưng vua chưa thấy chúng bao giờ. Vua bèn hỏi Tiết Liêu về nguồn gốc của bánh. Chàng đem câu chuyện giấc mơ ra kể cho vua nghe. Đức vua nghe xong thì gật gù. Khi nếm thử bánh, vua thấy bánh rất ngon lại có ý nghĩa. Vậy là vua Hùng đã ban lệnh truyền ngôi cho Tiết Liêu.

Kể từ đó, cứ mỗi năm đến Tết Nguyên Đán là người dân cả nước lại làm bánh chưng, bánh giày để tưởng nhớ trời đất. Sau khi nghe em kể chuyện, mẹ khen em kể rất hay và truyền cảm. Mẹ còn khen câu chuyện rất có ý nghĩa nữa. Em vui lắm, tự nhủ mình phải biết thêm nhiều câu chuyện hay như thế nữa. Hai mẹ con em cười rúc rích với nhau một lúc rồi dần chìm vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, dường như em đã ngửi được hương vị của chiếc bánh chưng, bánh giày màn Tiết Liêu đã làm.

Bài 2:
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống được tất cả người dân yêu mến và mong chờ. Và bánh chưng, bánh giầy là hai món ăn đặc trưng, không thể thiếu vào ngày Tết. Để giải thích về ý nghĩa, nguồn gốc của hai loại bánh này, ông cha ta thường kể cho con cháu mình nghe về truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy.

Truyền thuyết lấy bối cảnh vào thời vua Hùng Vương, khi vị vua đang cai trị đã đến tuổi già yêu, muốn truyền ngôi cho con cái của mình. Theo ông, người làm vua cần phải kế thừa được tài đức, lý tưởng của ông chứ không nhất thiết phải làm con trưởng. Điều đó gây nên một trận xôn xao trong các hoàng tử. Cuối cùng nhà vua ra chỉ rằng: Vào ngày lễ tiên vương, ai làm ra được một món ăn vừa ngon, lại ý nghĩa, được lòng tất cả mọi người thì sẽ được nối ngôi. Chiếu chỉ vừa ra, tất cả các hoàng tử đều ra sức tìm kiếm những món ngon quý hiếm, sơn hào hải vị từ khắp nơi. Chỉ mong làm hài lòng vua cha.

Trong lúc ấy, chỉ có người con trai thứ mười tám của ngài - hoàng tử Lang Liêu là chẳng làm gì cả. Bởi chàng có cuộc sống rất khó khăn, thiếu thốn. Nhà chàng chỉ có thóc lúa là nhiều, chứ chẳng có gì cả. Vậy nên, chàng tự bỏ mình ra khỏi cuộc đua dành ngôi báu. Một hôm trong khi nằm mơ, chàng được một vị thần báo mộng, chỉ cho cách làm món bánh ngon, giàu ý nghĩa từ gạo nếp. Nghe theo lời dạy của thần, Lang Liêu chọn thứ gạo nếp thơm lừng, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn. Đến ngày lễ tiên vương, món bánh của Lang Liêu trở thành món bánh vua cha ưng ý nhất. Các cận thần cũng trầm trồ khen ngon. Đã thế món bánh còn rất giàu ý nghĩa, tượng trưng cho sự hòa hợp của đất trời. Vì vậy, thuận lí thành chương, Lang Liêu được vua Hùng chọn trở thành người kế vị. Cũng từ đó, cứ đến dịp Tết, nhân dân ta lại đem gạo nếp ra làm bánh chưng, bánh giầy để đặt lên mâm thờ tổ tiên.

Tục lệ ấy đến bây giờ vẫn còn được giữ. Bởi món bánh ấy không chỉ ngon mà còn giàu ý nghĩa nữa. Nếu thiếu đi bánh chưng thì nghĩa là cái Tết ấy chẳng còn trọn vẹn nữa rồi.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây