Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Trình bày quan niệm của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong câu nói của A.Đuyphren: Đắm mình trong hối tiếc là tiêu phí thời giờ hôm nay cho thời giờ đã qua không còn thuộc về chúng ta nữa.

Thứ tư - 26/02/2020 08:27
Hướng dẫn làm bài:
1. Giới thiệu
- Trong cuộc sống, do nhiều nguyên nhân khác nhau, chúng ta khó tránh khỏi việc phải hối tiếc về một vấn đề nào đó. Vấn đề quan trọng là khi đứng trước những điều đáng tiếc ấy, ta nên có thái độ và cách ứng xử sao cho hợp lý.
- Câu nói của A.Đuyphren: “Đắm mình trong hối tiếc là tiêu phí thời giờ hôm nay cho thời giờ đã qua không còn thuộc về chúng ta nữa”.
2. Triển khai
a. Cắt nghĩa
- “Hối tiếc”, cảm thấy day dứt, đau lòng vì đã làm sai điều gì hoặc mất đi cái gì đó quý giá.
* “Đắm mình trong hối tiếc”. Tự mình chìm đắm trong nỗi day dứt, đau lòng vì những sai lầm, mất mát trong một thời gian dài quá mức cần thiết khiến bản thân không thể làm được điều gì khác tốt hơn.
- “Thời giờ hôm nay”, hiện tại - cái thuộc về mình, có thể sử dụng để giải quyết những nhu cầu, mục tiêu thiết thực của đời sống.
- “Thời giờ đã qua”, quá khứ - cái đã mất đi không thể lấy lại, cũng không thể sử dụng vì “đã không còn thuộc về ta nữa”.
- Nghĩa chung: Không nên chìm đắm trong niềm hối tiếc vì đó là một sự lãng phí về thời gian, lãng phí hiện tại, lãng phí cuộc sống.
b. Lý giải
- Vì sao không nên chìm đắm trong niềm hối tiếc?
+ Hối tiếc là một cảm xúc thông thường song cũng là một cảm xúc tiêu cực vì nó khiến con người trở nên yếu đuối, yếm thế và dễ đánh mất cảm giác về hiện tại.
+ Sự chìm đắm trong niềm hối tiếc sẽ khiến con người bị ám ảnh bởi quá khứ, thoát ly hiện tại, mất khả năng phản ứng và xử lý các vấn đề của hiện tại - là “điều kiện” để tiếp tục mắc sai lầm hoặc ít nhất cũng bỏ lỡ những cơ hội quý giá.
- Vì sao chìm đắm trong hối tiếc lại là lãng phí thời giờ hôm nay cho thời giờ hôm qua không thuộc về chúng ta nữa?
+ Vì khi chìm đắm trong hối tiếc ta sẽ mất đi cảm giác về hiện tại, cũng là mất đi cảm giác về thời gian - mà thời gian luôn vận động, chảy trôi, đã đi qua không thể lấy lại được.
+ Mọi tồn tại đều gắn với thời gian song thời gian có thể sử dụng để giải quyết mọi vấn đề của đời sống - kể cả việc lấy lại những gì đã mất và khắc phục hậu quả của những sai lầm - lại là thời gian hiện tại và tương lai. Lãng phí thời giờ hôm nay - vì thế - chính là tiếp tục mắc sai lầm và đánh mất những điểu quý giá (thời gian là vàng) để sẽ phải tiếp tục hối tiếc.
c. Đánh giá và đề xuất ý kiến
- Là thái độ sống tích cực và chủ động trước cuộc sống khi không để những cảm xúc tiêu cực làm tiêu hao tinh thần, sức lực và thời gian.
- Là lời khuyên giá trị với những ai có mất mát hoặc mắc sai lầm: cần sống tích cực, lạc quan thay vì yếu đuối với những nuối tiếc, hối hận một cách không cần thiết.
- Là một gợi mở để tiếp tục suy nghĩ: để không phải hối tiếc nên tỉnh táo và thận trọng vì sẽ giảm thiểu mất mát và tránh mắc sai lầm. Thay vì hối tiếc nên tìm cách khắc phục hậu quả của sai lầm, lấy lại những gì đã mất bằng những nỗ lực của cả tinh thần và trí tuệ.
3. Kết luận
- Tránh hoàn toàn những mất mát và sai lầm là điều không tưởng, nhất là khi cuộc sống luôn thay đổi phức tạp, khó lường song chìm đắm trong hối tiếc không phải là cách sống của người khôn ngoan tỉnh táo.
- Người Trung Quốc có đề cập tới một ý khá thú vị trong triết lý sống của họ là đôi khi con người cũng nên hồ đồ một chút - với ý nghĩa là cho phép mình có thể mắc sai lầm và nên có cái nhìn cởi mở về những sai lầm đã mắc của bản thân để tự giảm áp lực cho mình. Đây cũng là một thái độ nên có để cuộc sống trở nên dễ chịu.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây