Chinh phụ ngâm, tác phẩm nguyên văn chữ Hán của Đặng Trần Côn người làng Nhân Mục (Thanh Xuân - Hà Nội), sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Dịch giả tài hoa Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748), một phụ nữ có tài sắc, người làng Giai Phạm (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Cả hai đều sống ở đầu thế kỉ XVIII, thời Lê, Mạt, chiến tranh Trịnh - Nguyễn. Đặng Trần Côn cảm thời thế mà viết ra khúc ngâm bằng Hán văn. Đoàn Thị Điểm đồng cảm với nỗi cô đơn của người chinh phụ mà dịch ra chữ Nôm - Tiếng Việt. Ngoài Đoàn Thị Điểm, còn có các dịch giả khác như Phan Huy ích, Nguyễn Gia Thiều, Cao Bá Nhạ,... Bản học trong sách giáo khoa là của Đoàn Thị Điểm.
Tác phẩm ra đời ở nước ta vào khoảng thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX. Đoạn trích gồm 12 dòng thơ (từ câu 53 đến 64) trong tác phẩm.
Tâm trạng của người phụ nữ sau phút chia li được diễn tả ở nhiều mức độ khác nhau: Cảm nhận về nỗi xa cách chồng vợ. Người chinh phụ thấm thía sâu sắc tình cảnh oái oăm, nghịch chướng: Vợ chồng tình cảm nồng thắm mà không được bên nhau. Niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ được tái hiện như những đợt sóng triền miên không dứt.
Lòng cảm thông sâu sắc của tác giả với nỗi niềm của người chinh phụ. Đó là sự thấu hiểu tâm trạng. Là sự đồng cảm với mong ước hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
Đoạn trích thể hiện nỗi buồn chia phôi của người chinh phụ sau lúc tiễn chồng ra trận. Qua đó tố cáo chiến tranh phi nghĩa khiến lứa đôi phải chia lìa. Đoạn trích còn thể hiện lòng cảm thông sầu sắc với khát khao hạnh phúc.
Sử dụng thể thơ song thất lục bát diễn tả nỗi sầu bi thương dằng dặc. Cực tả tâm trạng buồn, cô đơn, nhớ nhung qua hình ảnh ước lệ, tượng trưng, cách điệu. Sáng tạo trong việc sử dụng các điệp từ ngữ, đối, câu hỏi tu từ.