Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn bài lớp 7: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Thứ năm - 07/01/2016 10:25
Soạn bài Ngữ văn lớp 7: Tìm hiểu chung về văn nghị luận
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Trong đời sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu trên báo chí...
- Văn nghị luận là văn được viết ra nhầm xác lập cho người đọc người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó, muốn thế văn nghị luận phải có quan điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Những tư tưởng quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong dời sống thì mới có ý nghĩa.
 
II. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC
1. Nhu cầu nghị luận
a) Trong đời sống, các vấn đề và câu hỏi như dưới dây chúng ta vẫn gặp thường xuyến:
- Vì sao con người cần có bạn bè?
- Theo em, như thế nào là sống đẹp?
- Trẻ em hút thuốc lá tốt hay xấu?
b) Gặp các vấn đề và loại câu hỏi đó, ta không thể trả lời bằng kiểu văn bản dã học như kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm mà phải trả lời bàng lí lẽ, lập luận đề thuyết phục người nghe, đó là văn nghị luận.
c) Để trả lời những câu hỏi như vậy, hàng ngày trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta vẫn thường gặp kiểu văn bản này:
- Làm thế nào để chông tham nhũng.
- Bóng đá Việt Nam tiến lên chuyên nghiệp hay nên nghiệp dư.
- Nghĩa thầy trò trong thời đại mới.
- Cách giải quyết nạn ùn tắc giao thông.
- Trường chuyên lớp chọn tốt hay xấu.
- Cấu trúc đô thị mới.
Như vậy, văn nghị luận là loại văn có mặt thường xuyên trong cuộc sống và ở tất cả các lĩnh vực.
2. Thế nào là văn nghị luận?
a) Bác Hồ viết văn bản này nhằm mục đích động viên, kêu gọi nhân dân chống nạn thất học. Để thực hiện mục đích ấy bài viết đã nêu ra ý kiến: Làm thế nào để chống nạn thất học. Ý kiến đó đã được diễn đạt thành những luận điểm sau:
- Chính sách ngu dân của thực dân Pháp.
- “Công việc phải thực hiện cấp tốc là nâng cao dân trí”.
- “Để có thế tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà trước hết là phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.”
b) Đề ý kiến có sức thuyết phục bài viết đã nêu ra những lí lẽ sau:
- Chính sách ngu dân của thực dân Pháp dẫn đến hậu quả thất học của nhân dân ta trước Cách mạng tháng Tám.
- Nâng cao dân trí là công việc cấp tốc lúc này.
- Học chữ Quốc ngữ là điều kiện để người dân tham gia xây dựng nước nhà.
- Những cách thức học chữ Quốc ngữ.
- Yêu cầu đối với nữ giới.
c) Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn bản kế chuyện, miêu tả, biểu cảm. Vì đâv là văn bản nghị luận nhằm xác lập cho người nghe tư tưởng, quan điểm do đó cần phải có lí lẽ, lập luận.
 
III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Đọc văn bản “cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội” và trả lời câu hỏi.
Câu 1. Đây có phải là bài văn nghị luận không? Vì sao?
- Đây là một văn bản nghị luận.
- Chúng ta căn cứ vào: nhan đề, mục đích viết và lí lẽ trong bài đế xác định.
Câu 2. Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó? Để thuyết phục người đọc, tác giả đã nêu ra lí lẽ và dẫn chứng nào?
+ Tác giả đã đề xuất ý kiến về việc cần tạo ra thói quen tốt trong đời sông xã hội.
+ Những câu văn thể hiện ý kiến đó là:
- “Có thói quen tốt và thói quen xấu”.
- “Thói quen này thành tệ nạn”.
- “Tạo được thói quen tôt rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội”.
+ Để thuyết phục người đọc tác giả đã nêu ra lí lẽ và dẫn chứng sau:
Lí lẽ:
- Thói quen tốt trong đời sống.
- Những thói quen xấu và tác hại của nó.
- Thói quen xâu dẫn đến tệ nạn.
- Hậu quả của những tệ nạn.
Dẫn chứng:
- Hút thuốc lá hay cáu giận, hay gạt tàn bừa bãi. Dẫn chứng thói quen khác vứt rác bừa bãi: vỏ chuối, mảnh chai => đó là những dẫn chứng rất tiêu biểu giàu sức thuyết phục.
Câu 3. Bài văn nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Em có tán thành ý kiến của bài viết không? Vì sao?
+ Bài văn nghị luận này đã hướng tới nhằm giải quyết vấn đề có thực trong đời sống. Đó là một vấn đề nhức nhối đang trở thành một tệ nạn nan giải ở các đô thị hiện nay.
+ Một vấn đề đúng và ý kiến xây dựng phân tích hay như thế tất nhiên là được tán thành của đông đảo bạn đọc.
+ Bởi lẽ có giải quyết được tệ nạn vứt rác bừa bãi, tuỳ tiện ở nơi công cộng chúng ta mới có thể tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
 
Câu 4. Hãy tìm hiểu bố cục của bài văn.
Bố cục gồm 3 phần:
+ Mở bài (Câu đầu tiên): Nêu vấn đề, thói quen trong xã hội.
+ Thân bài (Từ Hút thuốc lá đến rất nguy hiểm): Tác hại của những thói quen xấu.
+ Kết bài (Phần còn lại): Ý thức của mọi người.
 
Câu 5. Sưu tầm đoạn văn nghị luận.
Đoạn văn, bài văn tham khảo.
BA KHÔNG HAI CÓ
Tham nhũng đã trở thành “quốc nạn” không chỉ ở Việt Nam, mà có nhiều nước trên thế giới, nhất là ở những nước phát triển. Có lẽ ít có căn bệnh nào khiến những người lãnh đạo ở nhiều nước đau đầu mất ngủ, dư luận luôn luôn đặc biệt quan tâm, được đặt ra bức xúc ở nhiều loại diễn đàn và báo chí tốn nhiều giấy mực để đưa tin luận bàn đến thế. Có thể chống tham nhũng được không? Ai chống? Bằng cách nào?
Kinh nghiệm Singapore, một quốc gia được coi là chống tham nhũng có hiệu quả cao, theo cựu Thủ tướng Lí Quang Diệu thì phải thực hiện “ba không”:
- Không cần tham nhũng: Công chức nhà nước được trả lương cao, xứng đáng với đóng góp của họ, không cần tham nhũng họ và gia đình vẫn có thể sống đàng hoàng được.
- Không dám tham nhũng: Luật pháp với tội tham nhũng rất nghiêm minh. Lương của công chức thường xuyên có một phần giữ lại như đế bảo hiếm cho anh khi anh nghỉ hưu. Số tiền này lớn dần theo năm tháng làm việc, nhưng chỉ cần dính vào tội tham nhũng, bị kết án dẫu là nhẹ thì toàn bộ số tiền trên sẽ bằng không.
- Không thể tham nhũng: Cơ chế quản lí rất chặt chẽ, rất khó có kẻ hở cho kẻ tham nhũng luồn lọt. Như kê khai tài sản, cứ 6 tháng tự khai một lần. Nhà nước có cách kiểm tra hữu hiệu, anh không thể giấu giếm hay đứng tên vợ, tên con được. Nếu phát hiện thấy có khai man sẽ bị xử lí nghiêm khắc.
Singaporeo cũng có cơ quan chống tham nhũng có quyền lực rất lớn đề xử lí tội phạm, kịp thời có hiệu quả.
Tất nhiên, muốn làm được “3 không, 1 có” như Singapore đòi hỏi sự cố gắng lớn, đồng bộ của Nhà nước và phải có lộ trình, không thể muốn là làm ngay được, nhưng đây là con đường gần như là tất yếu đi tới của chúng ta.
Việt Nam với cơ chế dân là chủ, chúng ta còn có “một có” nữa thuộc loại mạnh nếu chúng ta biết khai thác: đó là có dân tham gia phát hiện, chống tham nhũng. Kẻ tham nhũng giống như tế bào ung thư, đang bình thường bỗng phát triển đột biến, lấn át tế bào khác làm một bộ phận nào đó nổi u bướu lên, làm gì không phát hiện được.
Có được “3 không” trên, cộng với “2 có” có cơ quan chống tham nhũng đủ tin cậy và quyền lực: có cơ chế tổ chức để thu thập ý kiến phát hiện của mọi người dân, lo gi ít năm nữa Việt Nam chúng ta cũng sẽ chông tham nhũng tốt, bằng hoặc hơn cả nước điển hình như Singapore hiện nay.
 
(Nguyễn Gia Nùng - Báo Văn nghệ, số 2377)

  Ý kiến bạn đọc

  • Thu Hà
    Mình thấy phần này hình như thiếu bài 4 í, nhưng không có cái gì trên đời này là đã hoàn hảo cả, ngay cả trang này cũng vậy. Nhưng mình chỉ nói như vậy để trang cố gắng rút kinh nghiệm lần sau nhé. Mong trang sẽ còn có thêm nhiều bài giải hay và bổ ích hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn.
      Thu Hà   11/01/2019 09:14
  • Phong
    còn thíu 1 phần
      Phong   12/01/2018 22:14
  • trà my
    hay quá
      trà my   09/01/2017 07:59

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây