Trước khi đó Va-ren gặp Phan Bội Châu, tác giả đã bình luận : “Ôi thật là một tấn kịch! Ôi thật là một cuộc chạm trán!”. “Tấn kịch” có nghĩa là một vở kịch, một trò lừa đảo. Va-ren đã diễn một vở kịch, một trò lừa đảo. Va-ren đã diễn một vở kịch để lôi kéo Phan Bội Châu cùng hợp tác với Pháp. Nguyễn Ái Quốc còn nói đây là một cuộc chạm trán. Cuộc chạm trán giữa hai người hoàn toàn trái ngược về tính cách: một “kẻ phản bội nhục nhã” và một “ bậc anh hùng”. Tác giả đã biểu lộ thái độ rõ rệt với hai nhân vật này, khinh bỉ với Va-ren và rất kính trọng với Phan Bội Châu. Đây là một cuộc gặp giữa tên Toàn quyền và một người tù đặc biệt, nhưng tính chất của cuộc nói chuyện này là độc thoại. Va-ren nói liên tục để dụ dỗ, lôi kéo Phan Bội Châu nhưng cụ chỉ im lặng, không nói một lời nào suốt buổi gặp mặt. Có lẽ những lời nói của “kẻ phản bội” quá lố bịch, trơ trẽn khiến “vị thiên sứ” im lặng, cái im lặng của sự khinh bỉ. Cái im lặng khiến Va-ren phải sợ, phải sửng sốt. Hắn không hiểu tại sao lời nói của mình không tác dộng một chút gì tới Phan Bội Châu. Hắn thấy sợ sự bình tĩnh của “bậc anh hùng”. Cuộc chạm trán đã làm nổi bật bản chất của hai nhân vật.
Nhân vật Va-ren là một kẻ rất mưu mô, xảo quyệt. Hắn đã hứa là sẽ “chăm sóc” vụ Phan Bội Châu khi yên vị. Va-ren chỉ để ý tới vụ đó, chứ không giải quyết. Nhưng đợi tới tận lúc ông ta yên vị rồi thì quá lâu. Lời hứa này chỉ nhầm mục đích trấn an dư luận, trên thực tế nó chẳng có tác dụng gì. Tác giả đã tỏ ý nghi ngờ và châm chọc cái lời hứa “nửa chính thức” ấy bằng câu hỏi “giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi liệu quan Toàn quyền Va-ren sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao”. Ngay khi gặp Phan Bội Châu, Va-ren nói: “Tôi đem tự do đến cho ông đây” nghe có vẻ thân mật. Nhưng đi cùng với lời nói ấy là một hành động mang tính đe dọa. Hắn ta dùng tay trái nâng cái gông đang xiết chặt Phan Bội Châu lên. Va-ren đã bốn lần nói với Phan Bội Châu bằng những giọng điệu khác nhau để mua chuộc cụ. Lần đầu tiên, hắn ta đi thẳng vào vấn đề: “Tôi yêu cầu ông lấy danh dự hứa với tôi là sẽ trung thành với nước Pháp, hãy cộng tác, hãy hợp lực với nước Pháp để tiến hành ở Đông Dương một sự nghiệp khai hóa và công lí”. Va-ren yêu cầu Phan Bội Châu đánh đổi sự tự do của mình bằng việc theo Pháp. Với một con người yêu nước như Phan Bội Châu thì lời nói ấy chỉ như “nước đổ lá khoai”. Thấy Phan Bội Châu vẫn im lặng, Va-ren liền giở giọng ca ngợi, nịnh nọt để làm “vị thiên sứ” mất cảnh giác. Hắn hứa hẹn, dụ dỗ, nêu ra hình ảnh “tay nắm chặt tay” thể hiện sự đoàn kết, hòa bình. Nhưng hắn không nói đến Việt Nam với tư cách là một nước bình đẳng với Pháp, một nước thân thiết với Pháp mà lại gọi Việt Nam là “một nước Pháp ở châu Á”. Trong tư tưởng của con người này, Việt Nam mãi chỉ là một phần của Pháp, một thuộc địa của đất nước hắn. Phan Bội Châu đã hiểu rõ tâm địa này của Va-ren nôn ông chỉ tiếp tục im lặng. Sự im lặng kéo dài của Phan Bội Châu hẳn đã phải khiến Va-ren vô cùng ngạc nhiên và bối rối, vì thế hắn lại một lần nữa đổi cách nói. Lần này, tìm cách gần gũi hơn với Phan Bội Châu, Va-ren đã khuyên bảo Phan Bội Châu từ bỏ ý nghĩ phục thù, đi theo Pháp. Theo lời hắn nói, nếu Phan Bội Châu và đồng bào ngừng những cuộc nổi dậy, chấp nhận những gì mà Pháp đưa ra, cụ sẽ được tất cả cho đất nước và cho bản thân mình. Nhưng Phan Bội Châu hiểu rằng đó chỉ lời xảo trá của hắn. Đến lúc này., Phan Bội Châu vẫn im lặng, còn Va-ren vẫn không hiểu được ý nghĩa của sự im lặng này và tiếp tục nói. Không còn điều gì tốt đẹp để hứa hẹn, hắn ta bắt đầu lấy tấm gương của những kẻ phản bội ở Việt Nam và Pháp. Hành động này thật ngu ngốc vì Va-ren đã lấy tấm gương của kẻ phản bội đưa cho người vẫn trung thành với đất nước. Sự lố bịch, xảo trá của hắn tăng dần qua mỗi lời nói. Ông ta còn đưa ví dụ về chính mình, một “đảng viên Xã hội”. Phan Bội Châu đời nào muốn trở thành một “đảng viên” như hắn. Cụ đã sớm nhận ra bản chất xảo trá, độc địa của hắn. Cụ không bao giờ lại muốn trở thành người như hắn để rồi một ngày cũng đi thuyết phục người khác phản bội đất nước mình. Va-ren không những có tâm địa xấu xa mà lời nói cũng rất lố bịch trơ trẽn. Đặt sự xảo trá của Va-ren bên cạnh sự kiên định của Phan Bội Châu càng làm nổi bật tính cách của hai nhân vật này.
Tuy bị đe dọa, dụ dỗ, mua chuộc bằng nhiều cách nhưng Phan Bội Châu vẫn im lặng. Thái độ ấy làm cho Va-ren sửng sốt. Hắn không hiểu tại sao lại có người kiên cường đến thế. Khi Va-ren không còn nói được nữa thì Phan Bội Châu mới nhếch mép cười hay phỉ nhổ vào mặt Phan Bội Châu. “Vị anh hùng” không thèm quan tâm gì đến lời nói của Va-ren, ngọn râu mép rung lên cười mỉa mai. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù là khi bản án tử hình đang kề cận, lòng cụ cũng chỉ có đất nước, bởi vậy lời Va-ren nói, với cụ, chỉ là những điều tầm thường, đáng khinh bỉ. Cụ Phan Bội Châu quả thật là con người có tấm lòng yêu nước sâu nặng và ý chí kiên cường. Chính nhờ những người như vậy mà chúng ta mới có Tổ quốc Việt Nam thống nhất hòa bình như hôm nay.
Tác giả Nguyễn Ái Quốc đã tưởng tượng ra câu chuyện này dựa vào các thông tin mà ông biết về Va-ren và Phan Bội Châu. Mục đích của câu chuyện là ca ngợi Phan Bội Châu, đòi ân xá cho cụ, đổng thời vạch trần bộ mặt xảo trá của Va-ren. Tác phẩm đã thực sự thành công khi xây dựng được hình ảnh Phan Bội Châu sáng ngời, cao lớn bên cạnh kẻ thấp hèn, xảo trá Va-ren. Mặc dù trên thực tế thì Phan Bội Châu đang bị giam cầm trong lao tù còn Va-rcn thì ở ngoài ngạo nghễ, thế nhưng người đọc vẫn thấy phần thắng thuộc về Phan Bội Châu kính yêu của chúng ta.