Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Phân tích truyện An Dương Vương

Thứ hai - 11/10/2021 04:32
Truyện liên quan đến lịch sử nước ta, nhưng có nhiều chi tiết thần kì, nên người ta gọi đây là một truyền thuyết lịch sử. Nhiều địa điểm nói đến trong truyện đã thành những di tích ngày nay còn tồn tại. An Dương Vương được nhân dân lập đền thờ. Hằng năm, nước ta mở hội cổ Loa để tưởng nhớ Thục An Dương Vương.
Thục An Dương Vương có công tiếp tục sự nghiệp nước Văn Lang, lập nên nước Âu Lạc (tên gọi nước ta ngày xưa). Ông xây dựng thành cổ Loa để làm kinh đô. Việc xây thành đã được các thần linh phù trợ, đặc biệt là có Rùa Vàng đến giúp, dẹp yên được bọn yêu quái. Rùa Vàng, cũng gọi thần Kim Quy còn cho An Dương Vương cái vuốt, làm thành nỏ thần. Mỗi khi đem nỏ thần ra bắn thì hàng ngàn mũi tên đồng nhất tề được bắn ra, quân địch không sao chống nổi. Có thành trì kiên cố, có khí giới lợi hại, nước ta trở nên cường thịnh. Đó là công lao của An Dương Vương.

Thấy nước ta lớn mạnh, Triệu Đà ở phương Bắc nhiều lần cho quân sang cướp phá. Nhưng ta có nỏ thần, Triệu Đà lần nào cũng bị thua, bèn thay đổi kế hoạch, xin cùng làm thông gia với Thục An Dương Vương. Con trai của Triệu Đà, tên là Trọng Thủy, được làm rể vua Thục, lấy nàng công chúa Mị Châu.

Đêm ngày trò chuyện với vợ, Trọng Thủy gặng hỏi về nỏ thần. Mị Châu tin chồng, đã lấy trộm nỏ cho Trọng Thủy xem.

Trọng Thủy đem nỏ về cho cha. Trước khi từ biệt, chàng còn hỏi vợ, sau này nếu bị lạc nhau thì có cách gì để tìm nhau được? Mị Châu thực thà bảo chàng là nàng có cái áo lông ngỗng, đi đâu sẽ rắc lông đến đấy cho Trọng Thủy tìm ra dấu vết.

Rồi chiến tranh xảy ra. An Dương Vương thua chạy. Nhưng chạy đến đâu, địch cũng biết đường đuổi theo. Đó là vì An Dương mang con gái trên lưng ngựa, và cô gái đã rắc lông ngỗng để quân Trọng Thủy theo đúng dấu chân của mình. Như vậy vô tình. Mị Châu đã thành người dẫn đường cho giặc. Thần Kim Quy đã hiện lên cho nhà vua biết: “Giặc ở sau lưng vua đấy!”. Thật là đúng mà cũng thật là đau xót. Mị Châu đã thành tai sai của giặc mất rồi. An Dương Vương đã chém cô con gái ngây thơ đang làm vat trò dẫn giặc ấy. Nhà vua đâm đầu xuống biển, về với biển cả mênh mông, ôm một mối thù hận, đau buồn này, đã nói thêm là nước rẽ ra, cho An Dương Vương đi vào Thủy phủ. Bởi lẽ An Dương Vương có sai lầm vì mất cảnh giác, vì để “cơ đồ đắm biển sâu”, nhưng bản chất nhà vua là con người thành thực. Nhà vua yêu hoà bình, không muốn chiến tranh. Nhà vua muốn kết bạn (dù bạn đó trước là kẻ thù). Nhà vua rất thương con, tin rể. Đó là đức vua tốt. Vì cái tốt ấy mà nhân dân không muốn An Dương Vương chịuu cái chết thảm thê. Ông đã được Long Vương đón rước. Cái chết là một hình phạt đối với ông. Nhưng ông vẫn đáng cho ta dành một tình thương.

Truyện kể rằng trước khi bị vua cha xử tội, Mị Châu cũng đã nói một lời đau xót. Lời trối trăn hi vọng ấy của nàng đã thành sự thật. Xác nàng hóa thành ngọc. Máu nàng được các loài trai dưới Biền hút nên mới có ngọc trai. Rõ ràng là một cách phán xét rất công bằng của nhân dân. Dù ngây thơ, dù vô tình, Mị Châu là kẻ tội. Nàng bị giết là nhận lấy sự trừng phạt xứng đáng. Nhưng dù có tội, nàng rất đáng thương. Phải đền bù cho nàng, cho nàng biến thành châu ngọc, ngàn năm sáng đẹp. Sự trừng phạt là công bằng, mà sự đền bù cũng là chính đáng.

Trọng Thuỷ là một tên gián điệp, nhưng cũng là một con người. Những ngày trước, phải làm nhiệm vụ cha giao cho, anh t đã nhúng tay vào tội ác. Lúc đó, anh ta phạm đủ thứ xấu xa: anl ta là một tên ăn cắp, một đứa lường đảo. Những lời nói tình nghi của anh ta chỉ là những lời lừa dôi mà thôi. MỊ Châu càng ngái thơ, thì Trọng Thủy lại càng hèn hạ. Nhưng khi gặp xác chết cù Mị Châu thì con người thực ở trong anh ta mới hiện ra. Lúc ấy anh ta mới thấy mình là kẻ giết vợ, là đứa phản phúc xấu xa. Anh đem vợ về Loa thành chôn cất, và nhảy xuông giếng tự tử nga bên cạnh mộ nàng. Tìm đến cái chết, Trọng Thủy đã tự trừng phạt mình một cách xứng đáng. Chiến tranh, thắng lợi chỉ thoả cái lòng tham của Triệu Đà mà thôi, chứ tất cả đều mất hết. Trọng Thủy cũng chẳng còn gì nữa, chỉ còn lòng hối hận, còn sự cô đơn. Anh ta chết đi là rất đúng.

Truyện được kết thúc bằng một hình ảnh đầy ý nghĩa. Sau này người ta lấy nước giếng Cổ Loa-cái giếng mà Trọng Thuỷ nhảy xuống tự tử - đem rửa ngọc trai thì ngọc trai sẽ sáng ra. Phải như thế mới làm đẹp thêm sự ngây thơ trong trắng của Mị Châu. Nhà thơ Tản Đà có làm bài thơ về truyện cổ tích này, kết thúc bằng câu:

Ngọc trai giếng nước
Nghìn thu khói nhang.


chính là đã hiểu sâu sắc truyện Mị Châu - Trọng Thủy.​​​​
 

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây