Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Phân tích sáu câu thơ đầu bài Đàn ghi ta của Lor-ca: Những tiếng đàn bọt nước ... trên yên ngựa mỏi mòn.

Thứ tư - 06/05/2020 22:31
Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Nhà thơ đem đến cho thơ ca thời đó một tiếng nói riêng: tiếng nói trung thực của một thế hệ đầy tự giác trước lịch sử. Bài thơ “Đàn ghita của Lorca” trích từ “Khối vuông Rubic” là một trong những bài thơ hay của thơ ca giai đoạn sau 1975. Bài thơ lấy cảm hứng từ sự hi sinh của Ph.G.Lorca – một nghệ sĩ lớn của đất nước Tây Ban Nha. Tác phẩm để lại giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc mà tiêu biểu là đoạn thơ sau đây với hình ảnh của Lorca - người nghệ sĩ tự do có số phận bi phẫn:
những tiếng đàn bọt nước

ròng ròng máu chảy
Sáu cầu thơ đầu là hình ảnh của Lorca trong bối cảnh nghệ thuật và chính trị Tây Ban Nha đương thời.

Chàng nghệ sĩ Lorca hiện lên qua biểu tượng: tiếng đàn bọt nước. Tiếng đàn không chỉ là âm thanh tài hoa, kì diệu của Lorca, nó là một hoán dụ cho cuộc đời và toàn bộ sự nghiệp nghệ thuật của chàng. Hình ảnh “bọt nước” được tính từ hóa, trở thành định ngữ cho danh từ “Tiếng đàn”, gợi lên cái nhỏ bé, cái bất định, như muốn tan biến, nó tồn tại thoáng chốc rồi tan phải chăng có sự tương đồng trong sinh mệnh ngắn ngủi của Lorca? Người nghệ sĩ ấy bị giết khi mỗi 38 tuổi, tiếng đàn đứt ngang dây, một cái chết tức tưởi và để lại trong lồng những người mến mộ tài năng chàng một sự nghẹn ngào đau đớn. Qua hình ảnh đầu tiên, nhà thơ Thanh thảo đã cho người đọc một cảm nhận sâu sắc: Cái đẹp và người nghệ sĩ vốn mong manh, yểu mệnh.

Câu thơ thứ hai được vẽ bằng gam màu dữ dội: “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”. Nó gợi cho chúng ta nhớ tới những đấu trường bò tót, một đặc trưng văn hóa truyền thống của đất nước Tây Ban Nha. Nhưng “đỏ gắt” là một màu sắc dữ dội với tầng nghĩa tượng trưng: Cả đất nước Tây Ban Nha những năm đầu thế kỉ XX là một đấu trường khổng lồ giữa cuộc đấu tranh khát vọng dân chủ của công dân Lorca với nền chính trị độc tài phát xít Brăngco đương thời, giữa những khát khao cách tân nghệ thuật của Lorca với nền nghệ thuật Tây Ban Nha già cỗi. Hai cậu thơ gợi cho chúng ta liên tưởng đến sứ mệnh cao quý với định mệnh nghiệt ngã của người nghệ sĩ - chiến sĩ; Lorca tài hòa mà đơn độc.

Cuộc quyết đấu ấy được đặt trên nền của một mùi hương, một âm thanh: li la li la li la. Phải chăng đó chính là hoa li-la (tử đinh hương) với màu tím mê hoặc, nao lòng rất nhiều họa sĩ trong các họa phẩm phương Tây? Hay điệp ngữ “li la” được nhắc lại đến 3 lần cùng cách ngắt nhịp 2/2/2 đó là âm thanh lời đệm của phần diễn tấu một ca khúc? Có thể nói, cả bài thơ này được đặt trên nền của chuỗi âm thanh đó, vừa ngắn ngủi vừa miên man - chúng như vọng lên từ chính sự sống ngắn ngủi và sự nghiệp bất diệt của người nghệ sĩ.

Ba câu thơ tiếp theo: đi lang thang... mỏi mòn mở ra một không gian đặc trưng cho văn hóa Tây Ban Nha với những miền thảo nguyên mênh mông vô tận, với “vầng trăng đỏ, con ngựa đen” và Lorca hiện lên như 1 ca sĩ dân gian tự do nghêu ngao tiếng hát. Chàng đang “đi lang thang về miền đơn độc”, đang hướng tới những miền đất xa xôi chưa có dấu chân khai phá. Không gian ấy cứ mở rộng mãi ra với những thanh bằng, làm hiện lên hình ảnh vầng trăng chếnh choáng đang nhập nhòa, xô lệch sau cái dập dềnh của lưng ngựa trên những miền thảo nguyên ít người qua. Nó không chỉ mở ra tư thế mà còn cả tâm thế mộng du của nghệ sĩ Lorca: Chàng phóng khoáng, say sưa, nghêu ngao trên những miền đất mới. Thế nhưng việc Thanh Thảo sử dụng dày đặc từ láy trong 3 câu thơ này: Lang thang đơn độc, chếnh choáng, mỏi mòn đã tạo ra một trường nghĩa chỉ sự đơn độc, bất lực, bồn chồn, thắc thỏm không yên của người nghệ sĩ Lorca - một người nghệ sĩ dân gian tự do, một người chiến sĩ kiên cường mà cô đơn trong bức tranh xã hội Tây Ban Nha đau thế kỉ XX.

Tóm lại: đoạn thơ đã mở ra một không gian văn hóa Tây Ban Nha và cũng là bối cảnh chính trị của đất nước Tây Ban Nha đương thời, từ đó làm nổi bật hình ảnh người nghệ sĩ Lorca tài hoa mà đơn độc trong khát vọng dân chủ, khát vọng cách tân nghệ thuật lúc bấy giờ.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây