Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Thứ năm - 07/05/2020 21:38
DÀN Ý:
- Hoàn cảnh sáng tác:
- Phân tích:
+ Một người nghệ sĩ có tài: một kiến trúc sư tài năng với cái tài đạt đến trình độ “siêu đẳng”, nghìn năm có một. Đan Thiềm từng nói: “ông mà có mệnh hệ nước non ta không ai tô điểm nữa” Vũ Như Tô: "Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì”.
+ Vũ Như Tô là người có nhân cách trong sáng khi đối diện với cường quyền: bất bình khi thấy Đan Thiềm “lạy cả một đứa tiểu nhân”.
+ Sự “vỡ mộng”: Vũ Như Tô u mê, ảo tưởng:
Ngạc nhiên khi không biết vì sao Đan Thiềm giục đi trốn.
Khẳng định công việc mình làm là “quang minh chính đại”/ Chìm đắm trong mê muội/ đau đớn tuyệt vọng khi Cửu Trùng Đài bị phá tan tành.
-> Hai mâu thuẫn của đoạn trích: cái Thiện - cái Ác và cái Thiện - cái Đẹp.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Ngôn ngữ kịch điều luyện, có tính tổng hợp cao.
+ Các lớp kịch ngắn, thay đổi liên tục, lời thoại gấp gáp, tạo một không gian sôi sục, căng thẳng.
+ Nhân vật Vũ Như Tô với nhiều đặc sắc trong diễn biến tư tưởng, tính cách, số phận. Nhân vật Vũ Như Tô là điển hình của kiểu nhân vật bi kịch với những mâu thuẫn thời đại không thể giải đáp.
+ Việc đặt nhân vật trong không gian cung cấm với cách định danh cụ thể tạo cho vở kịch mang màu sắc lịch sử rõ rệt.
+ Giá trị, ý nghĩa: Thông điệp của tác giả - phần I.

BÀI LÀM:
Trong đoạn trích được học, Vũ Như Tô là nhân vật tạo ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc với bi kịch của người nghệ sĩ thiên tài.

Vũ Như Tô là một nhân vật có thật trong lịch sử, nổi tiếng vì đã xây dựng được nhiều công trình kiến trúc khiến cho vua chúa cũng phải khen ngợi. Trong "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, Vũ Như Tô là người nghệ sĩ thiên tài có lý tưởng cao đẹp nhưng lâm vào cảnh ngộ không giải quyết được một cách đúng đắn vấn đề sáng tạo nghệ thuật cho ai và để làm gì nên cuối cùng rơi vào bi kịch đau đớn.

Là một người say mê vẻ đẹp nhân văn, Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng Vũ Như Tô và như là hiện thân của tài năng siêu phàm, “vô tiền khoáng hậu”. Vũ Như Tô được xây dựng như một người nghệ sĩ có tài năng lỗi lạc, siêu phàm. Đó là một kiến trúc sư có khả năng "tranh tinh xảo với hoá công”. Cái tài ba được nói đến chủ yếu ở các hổi, lớp trước thông, qua hành động và nhất là lời của các nhân vật khác nói về người nghệ sĩ này: thiên tài “ngàn năm chưa dễ có một”. Nghệ sĩ ấy có thể “sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân”. Trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, tài năng của Vũ Như Tô chủ yếu là qua những lời khuyên vừa tha thiết vừa đầy cảm phục của Đan Thiềm: "Tài kia không nên để uổng. Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không ai tô điểm nữa”. Ông từng nhiều lần được ca ngợi là “Thợ tài” là người có "tài trời”"ông ấy là một người tài” và kẻ nào giết Vũ Như Tô sẽ “mang hận với muôn đời”. Người nghệ sĩ ấy mang trong trái tim và tâm hôn mình khát vọng tô điểm cho đất nước, tấm lòng thiết tha với giống nòi, khát khao sáng tạo những cái đẹp tuyệt đỉnh trong đời, đồng thời thi thố được tài năng xuất chúng của mình: "Ta chỉ có 1 hoài bão, là xây dựng được Cửu Trùng Đài” để “Tranh tinh xảo với hóa công”. Tam vóc của Cửu Trùng Đài vì vậy không thể đo đếm bằng số lượng gỗ đá mà phải đo bằng khát vọng, lý tưởng cả đời của người nghệ sĩ khi Vũ Như Tô quyết xây dựng một công trình vượt xa các kì quan của Trung Quốc, Ấn Độ, Chiêm Thành... Người nghệ sĩ ấy khát khao xây dựng Cửu Trùng Đài là để "dựng một kỳ công muôn thuở”, "thách cả những công trình sau trước”, dựng “cảnh bồng lai” “cao cả huy hoàng giữa cõi trần lao lực”. Với khẳng định “đời ta không quý bằng Cửu Trùng Đài” cho thấy người nghệ sĩ này luôn đặt tác phẩm nghệ thuật mà mình khát khao theo đuổi cao hơn cả mạng sống, cao hơn sự tổn tại của bản thân. Cái đẹp mà người thợ ấy theo đuổi không phải là cái đẹp nói chung mà là cái đẹp tuyệt đỉnh, siêu phàm.

Dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Như Tô là con người có cách trong sáng khi đối diện với cường quyền.

Vũ Như Tô đã từ chối hợp tác với vua Lê Tương Dực trong việc xây Cửu Trừng Đài, thậm chí đã từng: trốn đi khi bị bắt xây cung điện cho “Người quân tử không bao giờ sợ chết. Mà nếu có chết cũng phải cho mọi người biết rằng công việc mình làm chính đại quang minh”. Trong mỗi lời thoại ấy của nhân vật đều ngời sáng lên vẻ đẹp của một con người cứng cỏi, bất khuất trước cường quyền và cái chết luôn có ý thức giữ gìn sự trong sáng, trong từng việc làm, từng hành động của mình. Dù đang cận kề cái chết, Vũ Như Tô cũng vẫn khảng khái mắng chửi Ngô Hạch là đồ bỉ ổi: “Mi thực là 1 tên bỉ ổi”. Có thể hói, với Vũ Như Tô, cảm hứng ngợi ca khí phách và nhân cách của con người chính là một cảm hứng nổi bật của ngòi bút Nguyễn Huy Tưởng trong đoạn trích này.

Ở hồi cuối cả Vũ Như Tô lâm vào trạng thái khủng hoảng với một nỗi đau: sự “vỡ mộng” thê thảm. Bi kịch của Vũ Như Tô là ở chỗ: tuy có khát vọng nghệ thuật lớn lao nhưng lại tách rời khỏi hiện thực cuộc sống, không gắn nghệ thuật với quyền lợi, lợi ích của nhân dân. Cái tài mà Vũ Như Tô có là tài năng siêu đẳng nhưng nó lại là nghệ thuật thuần túy chứ chưa hướng đến cuộc sống nhân dân. Cửu Trùng Đài xây cao bao nhiêu thì mồ hôi xương máu và nước mắt của nhân dân càng lớn bấy nhiêu. Vũ Như Tô muốn mượn tay Lê Tương Dực để xây dựng một kì quan cho đất nước nhưng thực tế, Đài Cửu Trùng được xây ra trước mắt là để phục vụ cho nhu cầu ăn chơi sa đọa của hôn quân bạo chúa và nhân dân bị tróc nã, hành hạ, bị tăng sưu nộp thuế rất nhiều. Vì qua ham mê thi thố tài hăng mà người thợ tài năng ấy không nhận ra khát vọng nghệ thuật của mình vô tình đi ngược lại quyền lợi nhân dân. Điều này càng khiến bi kịch của người nghệ sĩ đó thêm phần sâu sắc.

Trước vô vàn những biến cố dồn dập, Đan Thiềm khẩn thiết thúc giục Vũ Như Tô đi trốn, nhưng người nghệ sĩ này vẫn ngơ ngác không hiểu được: “làm gì mà phải trốn? Bà nói rõ là vì sao? Nguy hiểm làm sao?” Dù Đan Thiềm đã cảnh tỉnh: “Ông gàn quá, ông đừng mơ mộng nữa”, nhưng Vũ Như Tô vẫn một mực khẳng định mình không có tội “Tôi làm gì nên tội?” “Ta không có tội”. Một loạt các câu hỏi đưa ra, một loạt những lời khẳng định càng cho thấy Vũ Như Tô bảo thủ và có phần mê muội. Thậm chí đến những giờ phút căng thẳng nhất, ông vẫn cho mình quang minh chính đại: “Người quân tử không bao giờ sợ chết, mà vạn nhất có chết, thì cũng phải chết cho mọi người biết rằng công việc mình làm là chính đại quang mình”.          ' ’

Khi Cửu Trùng Đài bị đốt phá, Vũ Như Tô vẫn ngỡ ngàng không hiểu chỉ một mực thốt lên “Vô lí”. Một loạt các câu thoại của Vũ Như Tô đều mang tính chất phủ định tình hình thực tại và khẳng định sự vô tội của mình: Làm sao tôi cần phải trốn, bà nói rõ cho là vì sao? Mà tôi thì không làm gì nên tội. Họ hiểu nhầm. Ngay cả khi đài lớn bị phá và mình đã cận kề cái chết, Vũ Như Tô vẫn mù quáng: “đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng, Ta sẽ xây một tòa đài vĩ đại để tạ lòng tri kỉ”, vẫn ảo tưởng sẽ được cởi trói, được tha tội để xây nốt Cửu Trùng Đài. Chỉ đến khi Đan Thiềm bị bắt và Cửu Trùng Đài tan thành tro bụi thì Vũ Như Tô mới tỉnh ngộ, ngửa mặt lên trời mà ai oán: “Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! ôi Cửu Trùng Đài! Thôi thế là hết! Dẫn ta đến pháp trường”.      

Giấc mộng đài cao cùng tri kỉ đã tan thành mây khói, Vũ Như Tô cũng vì thế mà ra đi trong sự tiếc nuối, ai oán tột cùng.       

Đoạn trích thể hiện một ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao. Các lớp kịch ngắn, thay đổi liên tục, lời thoại gấp gáp, tạo một không gian, sôi sục, căng thẳng. Nguyễn Huy Tưởng đã khắc hoạ đặc biệt thành công nhân vật Vũ Như Tô với nhiều đặc sắc trong diễn biến tư tưởng, tính cách, số phận. Nhân vật Vũ Như Tô là điển hình của kiểu nhân vật bi kịch với những mâu thuẫn thời đại không thể giải đáp. Việc đặt nhân vật trong không gian cung cấm với cách định danh cụ thể tạo cho vở kịch mang màu sắc lịch sử rõ rệt.

“Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” là vỡ kịch được xây dựng dựa trên hai mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa nhằn dân khốn khổ lầm than với bọn hôn quân bạo chúa (Mâu thuẫn giữa Thiện - Ác: mâu thuẫn này được giải quyết triệt để bằng việc nhân dân nổi lên đốt phá Cửu Trùng Đài, giết nhà vua và hoàng hậu). Trên  quan điểm nhân dân, vở kịch lên án bạo chúa tham quan; nhưng mặt khác trên tinh thần nhân văn, vở kịch đã ca ngợi những nhân cách nghệ sĩ chân chính và tài hoa như Vũ Như Tô. Đây là chủ đề được thể hiện chủ yếu qua mâu thuẫn thứ haicủa vở kịch: mâu thuẫn giữa niềm khao khát hiến dâng tất cả cho nghệ thuật của người nghệ sĩ đắm chìm trong mơ mộng với lợi ích trực tiếp va thiết thực của đời sống nhân dân (Mâu thuẫn giữa cái Thiện và cái Đẹp). Mâu thuẫn mà vở bi kịch nêu lên thuộc loại mâu thuẫn không bao giờ và không ai giải quyết cho thật dứt khoát, ổn thỏa được, nhất là trong thời đại Vũ Như Tô. Thông điệp của nhà văn là: “Xã hội phải biết tạo điều kiện sáng tạo cho các tài năng, vun đắp tài năng, quý trọng nâng niu những giá trị nghệ thuật đích thực”.

Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng cũng thể hiện những day dứt trăn trở của mình: cái Tài của người nghệ sĩ không được đi ngược lại quyền lợi nhân dân, nhưng “cơm áo không đùa với khách thơ” (Xuân Diệu), nếu cứ vì cuộc sống mưu sinh thì biết bao giờ nước Nam ta mới có một công trình nghệ thuật đồ sộ sánh ngang tầm thế giới và trường tồn đến muôn đời? Câu hỏi này ở thời Vũ Như Tô và Nguyễn Huy Tưởng đều không trả lời được.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây