Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Phân tích hình tượng tiếng đàn ghi ta trong bài thơ Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo)

Chủ nhật - 05/01/2020 08:10
Hướng dẫn làm bài:
1. Giới thiệu
- Thanh Thảo là một trí thức giàu suy tư, trăn trở với các vấn đề xã hội và thời đại, cũng là một nhà thơ có những khám phá, sáng tạo riêng trong nghệ thuật thơ ca để đem đến cho thơ một mĩ cảm thật hiện đại.
- Lorca là nhà thơ Tây Ban Nha có khát vọng tự do và khát khao sáng tạo. Ông đã tự nguyện làm người du ca, mang theo cây đàn ghi ta cất lên những bài ca tranh đấu với chính quyền độc tài chuyên chế, giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương tha thiết của nhân dân. Chê độ phản động cực quyền thân phát xít đã giết Lorca song không giết nổi tiếng nói nghệ thuật của người nghệ sĩ ấy.

- Bài thơ Đàn ghi ta của Lorca là tiếng nói tri âm, là khúc tưởng niệm của một người nghệ sĩ với một người nghệ sĩ. Xây dựng hình tượng tiếng đàn, Thanh Thảo muốn khăng định sự bất tử của tiếng nói nghệ thuật mà Lorca đã sáng tạo và dâng hiến cho đòi.
2. Phân tích
- Trong văn chương, hình tượng tiếng đàn từng được gợi ra qua cách so sánh với những âm thanh khác (tiếng hạc bay, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng mưa...), được thể hiện với các yếu tố của âm nhạc (cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc...), được liên tưởng với các hiện tượng thiên nhiên (ánh sáng, nước mắt...).
- Trong bài thơ Đàn ghi ta của Lorca Thanh Thảo không trực tiếp miêu tả âm thanh tiếng đàn mà tập trung miêu tả một thế giới của tưởng tương và cảm xúc do tiếng đàn ấy gợi lên. Với Thanh Thảo, tiếng đàn là âm thanh tiếng lòng của Lorca, phản chiếu cuộc sống và tâm hồn Lorca. Vì thế, nói về tiếng đàn mà Thanh Thảo không dùng những từ trực tiếp miêu tả âm thanh (nâu, tròn, vỡ tan) và bằng những hình ảnh thoạt nhìn không có mối liên hệ gì rõ rệt (bọt nước, bầu trời cô gái ấy, lá xanh biết mấy, bọt nước vỡ tan, ròng ròng máu chảy, cỏ mọc hoang) tạo nên sự giao thoa lạ lùng giữa âm thanh và hình ảnh.
- Hệ thống hình ảnh mà nhà thơ sử dụng để gợi ra tiếng đàn ghi ta của Lorca là những hình ảnh có khả năng gợi mở một bức tranh cuộc sống muôn màu vẽ mà cũng có một sức ám ảnh lạ lùng:
+ “Bọt nước”: trong tự nhiên, bọt nước tạo thành do tác động từ bên ngoài vào mặt nước, do sự xô đẩy của những lớp sóng hoặc do những vận động ở tầng sâu đáy nước - nó có thể xuất hiện liên tục song cũng là sự tồn tại mong manh ngắn ngủi. Đó là một hình ảnh thị giác gợi cái hữu hạn mong manh, cái phù du trôi nổi. Cũng như âm thanh tiếng đàn. Ở ý nghĩa vật chất, là cái tồn tại trong một khoảng hữu hạn của thời gian, vang lên rồi tắt. Cũng như đời người, hiện diện rồi tan biến mất. Đây là liên tưởng đầu tiên về tiếng đàn của Lorca và cũng là một liên tưởng lạ lùng, độc đáo, gợi nhiều ám ảnh. Nhất là khi đặt nó trong mối quan hệ với cuộc đời của Lorca: rất ngắn ngủi (chết khi mới 38 tuổi) và rất đau thương (khi chưa hoàn thành khát vọng đấu tranh và chưa đi hết con đường sáng tạo nghệ thuật, bị bắt, bắn chết rồi bị ném xác xuống giếng để phi tang). Trong liên tưởng của Thanh Thảo, hình ảnh Lorca và tiếng đàn Lorca đã nhập vào bọt nước, hiện diện thành bọt nước, mong manh và ám ảnh như bọt nước.
+ “Tiếng ghi ta nâu/bầu trời cô gái ấy”: “nâu” có thể là màu của vỏ đàn, màu của đất đai quê hương hay màu da cô gái Lorca yêu. Song khi gắn với “bầu trời cô gái ấy” thì “tiếng ghi ta nâu” đã là âm vang và màu sắc của tình yêu, tiếng ghi ta đã chứa đựng trong nó thế giới của những rung động tình yêu say mê đắm đuối. Lạ là ở chỗ âm thanh tiếng ghi ta lại mở ra một khoảng trời, một phần đời sống riêng tư với tình yêu dành cho “cô gái ấy” nghĩa là nó chứa đựng cái phần cuộc sống riêng tư mà cũng rạo rực say mê.
+ “Tiếng ghi ta lá xanh biết mây”: lá xanh là thiên nhiên tươi tắn, là cỏ cây với cuộc sống tự nhiên; “lá xanh biết mấy” đã là sắc xanh làm xao xuyến cả tâm hồn. “Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy” là tiếng ghi ta mang màu xanh của sự sống và niềm thiết tha khác khoải với sự sống.
+ “Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan”: “tròn” gợi sự hoàn tất, “bọt nước vỡ tan” gợi sự mất mát, kết thúc của cái tồn tại mong manh (bọt nước) - khi tiếng ghi ta vang lên những âm thanh cuối cùng của giai diệu cuộc sống cùng là khi sự sống đột ngột chấm dứt.
+ “Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”- là sự sống ở dạng tồn tại đau thương và bi tráng nhất. Âm thanh tiếng ghi ta là giai điệu, là sự sống của tâm hồn. Máu chảy ròng ròng lại gợi sự hủy diệt tàn bạo và vết thương đau đớn, gợi sự sống đang bị hủy diệt tàn bạo nhất. Đây là cách liên tưởng rất bạo (khác hẳn với kiểu liên tưởng của Nguyễn Du “Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay”- gợi ngón tay bật máu khi dạo đến khúc cao trào của bản nhạc, cũng gợi nỗi đau ứa máu của người chơi đàn. Vì trong sự liên tưởng của Nguyễn Du, tiếng đàn là phương tiện biểu hiện nỗi lòng, còn trong liên tưởng của Thanh Thảo, bản thân tiếng đàn là một sự sống, một sinh thể cũng bị tổn thương và “chảy máu” như chính con người. Đây cũng là một cách liên tưởng rất tự nhiên và tất yêu từ thực tế cuộc đời Lorca (bị bắn chết tàn bạo rồi ném xác xuống giếng). Song quan trọng hơn, cách liên tưởng ấy của Thanh Thảo cho thấy một quan niệm của nhà thơ về nghệ thuật: nghệ thuật (tiếng đàn của Lorca) phản ánh cuộc sống và khi hấp thụ vào mình cái phong phú của cuộc sống thì bản thân nó cũng trở thành một sinh thế có sự sống, có linh hồn.
+ “Không ai chôn cất tiếng đàn/tiếng đàn như cỏ mọc hoang”: “không ai chôn cất tiếng đàn”- có thể hiểu là không ai trân trọng tiếng đàn; là tiếng đàn không thể chôn cất được bởi nó là một giá trị tinh thần, sự tồn tại của nó vượt ra ngoài mọi giới hạn vật chất. Song đặt bên cạnh cách so sánh “tiếng đàn như cỏ mọc hoang” thì nên hiểu theo cách thứ hai. Về mặt cách thức, cách so sánh này nằm trong hệ thống của toàn bài (âm thanh được biểu hiện bằng hình ảnh). Về mặt ý nghĩa, đây là một cách liên tưởng rất lạ lùng: “cỏ mọc hoang” vừa gợi sức sống mãnh liệt, hoang dại, sức lan tỏa không gì ngăn cản được, vừa là chứng nhân, vừa là một tri âm với người lãng tử trong khúc du ca (thơ Lorca: “Ghi ta bần bật khóc/không thể nào/dập tắt”). Trong trường hợp này tiếng đàn là biểu tượng cho một sức sống mãnh liệt vẫn tiếp tục. Cũng có thể hiểu đây là lời đối thoại của Thanh Thảo với Lorca. Lorca mong muốn được chôn cùng với cây đàn. Thanh Thảo không phải không đồng tình với nguyện ước ấy mà chỉ mở rộng để khẳng định rằng: cây đàn của Lorca có thể chôn cất, thể xác Lorca có thể bị vùi lấp song tiếng đàn và tấm lòng của Lorca thì sẽ được trân trọng đón nhận và lưu giữ bởi tiếng đàn ấy mang trong nó một sức sống vẫy gọi để kết nối mọi cá nhân trong khát vọng vươn tới tự do và sáng tạo. Đây cũng là một triết lí về nghệ thuật của Thanh Thảo: nghệ thuật nằm ngoài mọi quy luật của băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết.
Thông qua hệ thống hình ảnh ấy, Thanh Thảo vừa gợi ra một bức tranh cuộc sống muôn màu vẻ của người nghệ sĩ, vừa gợi được sự vận động của hình tượng tiếng đàn trong cuộc sống từ một thực thể tồn tại ngắn ngủi, mong manh đến một thực thể hội tụ trong nó muôn sắc màu của sự sống và cuối cùng trở thành một sinh thể, một sự sống có sức sống bất diệt.
- Cùng với hệ thống hình ảnh, trong bài thơ có hai lần Thanh Thảo mô phỏng âm thanh tiếng đàn bằng chuỗi điệp âm “li-la li-la li-la” có tác dụng như những điểm nhấn làm nổi bật hình tượng tiếng đàn. Lần thứ nhất nó vang lên lãng đàng, ngân nga trong một không gian dữ dội của đấu '.rường chính trị và đấu trường nghệ thuật trên xứ sở Tây Ban Nha. Lần thứ hai nó vang lên như những dư âm không dứt của tiếng đàn, những dư ảnh không tan của sự sông vẫn đang lặng lẽ tỏa hương. Ở vị trí mở đầu và kết thúc bài thơ, chuỗi âm thanh này góp phần hoàn tất hình tượng âm thanh tiếng đèn như một sự sông mãnh liệt mà mơ hồ, kiêu bạc mà lãng đãng, ngân vang da diết mà lặng lẽ để gợi mở những cảm nhận, hình dung về một hình tượng khác- hình tượng Lorca.
3. Kết luận
- Đàn ghi ta của Lorca - tiếng nói nghệ thuật của riêng Lorca - không thuần túy chỉ là âm thanh, giai điệu mà còn là toàn bộ con người Lorca với khát vọng đấu tranh và đổi mới nghệ thuật, nó biểu hiện tâm hồn nghệ sĩ của Lorca, một tâm hồn mang tình yêu tự do và khát vọng hòa nhập trái tim mình với cuộc sống của nhân dân.
- Cùng với việc nhắc lại một câu thơ Lorca trong lời đề từ (Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn), hình tượng tiếng đàn trong bài thơ có ý nghĩa khẳng định sự sống, niềm tin, hi vọng, khẳng định sức mạnh đấu tranh với kẻ thù và sức sống vượt lên cái chết của người tạo ra nó. Nói cách khác, Thanh Thảo muốn khẳng định rằng Lorca sẽ bất tử cùng với tiếng đàn, cây đàn sẽ léo dài sự sống, nối dài khát vọng của Lorca.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây