Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Nhân được học một số bài trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh, anh (chị) hãy viết bài văn bàn về ý chí, nghị lực của con người.

Chủ nhật - 23/02/2020 08:39
Hướng dẫn làm bài:
1. Giới thiệu
- Cuộc sống vốn không bằng phẳng nên mỗi người trên con đường tìm kiếm và thực hiện mục đích của đời mình đều có thể gặp phải rất nhiều những thử thách, khó khăn: những cạm bẫy có thể làm ta vấp ngã, những cám dỗ có thể khiến ta chệch hướng, thậm chí cả chút vướng mắc gặp phải cũng có thể khiến ta ngại ngần.... Trong tình thế ấy, chỉ cần ta yếu đuối mất tự chủ và lúng túng trong ứng phó, xử lí là tất cả sẽ sụp đổ.
-Trong những tình thế thử thách đặc biệt của cuộc sống, điều mỗi người cần có để vượt qua chính là ý chí, nghị lực.
2. Triển khai
a. Khái niệm ý chí, nghị lực
- Ý chí: Khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hành động, không lùi bước trước những khó khăn nhằm đạt mục đích của mình.
- Nghị lực: Sức mạnh tinh thần tạo cho con người sự kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước những khó khăn
- Ý chí và nghị lực là những phẩm chất đặc biệt được bộc lộ khi con người đối diện với những khó khăn thử thách trong cuộc sống, nó sẽ giúp con người vượt qua thử thách và tự khẳng định mình.
b. Ý chí, nghị lực của Hồ Chí Minh được biểu hiện qua các bài thơ trong Nhật kí trong tù
- Hoàn cảnh mà Bác phải đối mặt: Vì nhiệm vụ cách mạng, Bác đã lên đường sang Trung Quốc với tư cách một đại biểu Việt Nam. Song khi đi tới phố Túc Vinh (Đức Bảo - Quảng Tây) thì bị bắt giữ, tình nghi là Hán gian và bị giam cầm suốt 13 tháng trong 18 nhà giam của 13 huyện. Với Bác lúc ấy, khó khăn mà Người phải đối mặt là chồng chất: sự thiếu thốn trong điều kiện sinh hoạt và những vất vả, gian lao trong cảnh bị doạ đầy của thân phận người tù đã bòn rút sức lực, huỷ hoại về thể chất, sự dằng dặc của thời gian chờ đợi và nỗi cay đắng của cảnh ngộ mất tự do đã tác động mạnh đến đời sống tinh thần....
- Mục đích của Người: đợi ngày tự do - không phải vì nhu cầu cá nhân mà để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ cách mạng của dân tộc, để thực hiện trách nhiệm cứu nước, đấu tranh giành quyền tự do cho dân tộc, nhân dân.
- Biểu hiện của ý chí, nghị lực Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh bị tù đày.
+ Luôn kiên định tinh thần hướng vế “ngày tự do”: dù hằng ngày phải đối mặt với gông cùm, dây trói, tù ngục song Người chưa bao giờ nản lòng, chưa bao giờ quên khát vọng tự do và niềm tin vào một ngày tự do sẽ tới.
+ Vượt lên và chiến thắng mọi đau đớn thể xác để giữ một phong thái ung dung, tâm hồn tự do, thanh thoát để cảm nhận mình như một “khách tiên” “khách tự do” trong chính không gian tù ngục.
+ Đặc biệt, khát vọng tự do và tình yêu sự sóng, tình yêu cái đẹp đã đem đến cho người một sức mạnh để “vượt ngục tinh thần”, mở lòng đón nhận mọi vẻ đẹp của đất trời và cuộc sống con người.
c. Ý chí, nghị lực của con người trong cuộc sống:
- Vai trò, tác dụng của ý chí, nghị lực trong cuộc sống: khi con người có mục đích, có lòng quyết tâm và có sức mạnh tinh thần để thực hiện mục đích, thực hiện quyết tâm đó, con người sẽ chiến thắng mọi khó khăn trở ngại của hoàn cảnh để đạt được mục tiêu đặt ra và khẳng định được giá trị, khả năng của bản thân mình.
- Biểu hiện của ý chí, nghị lực trong cuộc sống:
+ Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, kẻ thù tàn bạo và hùng mạnh, việc âm thầm xây dựng lực lượng, xây dựng quan hệ đoàn kết toàn dân, đợi thời cơ vùng lên đánh đuổi kẻ thù giành lại nền độc lập là biểu hiện ý chí, nghị lực, tinh thần dân tộc. Cũng trong hoàn cảnh ấy, khi cá nhân kiên định con đường đấu tranh cách mạng, dù phải đối mặt với gian khổ, hi sinh là khi cá nhân đã có một ý chí sắt đá và nghị lực phi thường.
+ Trong hoàn cảnh xã hội rối ren, đen tối, khi không thể tự mình lập lại trật tự xã hội thì ngay cả việc giữ mình trong sạch, ngay thẳng, không bị cuốn theo vòng danh lợi và những ham muốn vật chất thông thường cũng là biểu hiện của ý chí, nghị lực của con người.
+ Khi đời sống kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, con người cũng rất cần nghị lực để bám trụ cùng đất đai, quê hương, cần ý chí để vươn lên, thoát nghèo, làm giàu trên chính đất nước, quê hương mình.
+ Cuộc sống hiện tại không ít người gặp thiệt thòi trong hoàn cảnh riêng (gia đình khó khăn, bản thân khuyết tật) song vẫn vươn lên để khẳng định mình trong cuộc sống.
- Bài học rút ra:
+ Hồ Chí Minh đã từng nói “Không có việc gi khó - Chỉ sợ logng không bền - Đào núi và lấp biển - Quyết chí ắt làm nên”. Sức mạnh của ý chí, nghị lực sẽ giúp con người luôn vững vàng để đi tới thành công trong cuộc sống.
+ Trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, khi gặp trở ngại, việc đầu tiên không phải là tìm sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác mà là trông cậy vào chính mình. Sống có trách nhiệm với bản thân, luôn có ý thức để hoàn thành trách nhiệm cũng là một cách rèn luyện cho mình ý chí nghị lực để vươn lên giành chiến thắng.
+ Muốn có ý chí, nghị lực, con người trước hết phải xác định cho mình mục tiêu sống và phương hướng hành động để đạt mục tiêu đã đề ra. Làm được điều này, cuộc sống mỗi người sẽ trở nên có ý nghĩa hơn, sự sống sẽ trở nên có giá trị hơn.
3. Kết luận
- Cuộc sống càng hiện đại, càng phức tạp và nhiều thách thức: những mối quan hệ phức tạp, những cám dỗ và cạm bẫy, những xung đột về kinh tế cũng như văn hoá, chưa kể còn có những thiên tai và hiểm hoạ từ thiên nhiên cũng như từ cuộc sống của chính con người...
- Đối diện với những thử thách, những cản trở từ cuộc sống, nếu thiếu ý chí, người ta dễ dàng buông xuôi, phó mặc, nếu thiếu nghị lực, người ta sẽ nhanh chóng chấp nhận thua cuộc. Đó chính là sự tự diệt theo cả nghĩa vật chất cũng như tinh thần. Chỉ có ý chí kiên định, nghị lực dồi dào, mạnh mẽ mói giúp con người tự khẳng định mình và đưa cuộc sống vận động đi lên.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây