2. Triển khai
a. Cuộc đấu tranh trong chuyện Tấm Cám và trong xã hội thời xưa
a.1. Trong truyện Tấm Cám
- Tấm là người tốt, thuộc phe thiện, lại có được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Bụt những khi gặp khó khăn song vẫn không tránh khỏi việc bị ức hiếp, hãm hại.
- Mẹ con Cám là đại diện của phe ác. Kẻ ác vừa tham lam, vừa mưu mô xảo quyệt lại không bao giò chịu dừng tay, hối cải nên liên tiếp làm việc xấu, hết lần này tới lần khác hãm hại Tấm.
- Đối diện với người xấu, với những kẻ ác như thế, nếu chỉ lặng lẽ giải quyết hậu quả tội ác thì trước sau cũng dẫn tới tự diệt. Cách để tự bảo vệ mình tốt nhất là phải đấu tranh: đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng, đấu tranh bằng lý lẽ để vạch mặt kẻ thù, đấu tranh bằng hành động để tiêu diệt chúng. Sự chiến thắng của Tấm là sự chiến thắng của cả ý thức và hành động, của sự kiên quyết truy đuổi đến cùng và thẳng tay trừng trị kẻ ác trong cuộc đấu tranh.
a.2. Trong xã hội thời xưa
- Trong điều kiện xã hội bình thường, ổn định, cái xấu cái ác vẫn luôn tồn tại và đe doạ làm tổn hại tới người tốt, cái thiện.
- Khi xã hội rối ren, trật tự bị đảo lộn, đạo đức suy vi, cái xấu, cái ác càng lộng hành và không phải không có lúc thắng thế, ngang nhiên nhạo báng người tốt, cái thiện. Song sự thắng thế ấy chỉ là tạm thời.
- Trong thực tế, khi cái ác càng lộng hành thì xu thế đấu tranh chống lại cái ác càng lên cao - đó cũng là biểu hiện của ý thức tự vệ lành mạnh ở con người. Xu thế đấu tranh này có thể diễn ra trong ý thức tư tưởng (các dòng văn học theo khuynh hướng phản ánh hiện thực - phê phán xã hội), có thể diễn ra thành các biến động xã hội (phong trào đấu tranh, khởi nghĩa chống lại cường quyền, xoá bỏ chế độ tàn bạo)...
- Các cuộc đấu tranh chống lại các ác có thể thành công, có thể chưa cho ngay kết quả thắng lợi thì vẫn diễn ra quyết liệt như một biểu hiện sức sống của con người, sức đề kháng của xã hội.
b. Cuộc đấu tranh trong xã hội ngày nay
b.1. Thực trạng về sự tồn tại của người xấu, cái ác
- Các quan chức biến chất dựa vào quyền lực, địa vị để tham ô, ăn hối lộ, vùi dập những người dám đấu tranh hay gây cản trở mục đích xấu của mình
“ Giới “xã hội đen” bất chấp luật pháp, dùng bạo lực và đồng tiền bẩn để mua chuộc, khống chế người khác nhằm phục vụ mục đích xấu; tổ chức các đường dây buôn bán các mặt hàng quốc cấm, các chất gây nghiện; tổ chức các hoạt động bảo kê cho các nhà hàng, khách sạn, các tụ điểm ăn chơi...
- Những kẻ tha hoá biến chất sẵn sàng chà đạp lên đạo nghĩa để thoả mãn mục đích cá nhân ích kỉ của mình.
b.2. Nguyên nhân dẫn đến sự nảy sinh, tồn tại của cái ác và những diễn biến phức tạp mới của vấn đề này.
- Hệ thống pháp luật còn có những khe hở, cơ quan thi hành luật pháp không phải lúc nào cũng nghiêm minh.
- Lòng tham, sự ích kỉ, độc ác vẫn còn tồn tại ở nhiều người và ngay trong mỗi người.
- Khi làm việc xấu có thể đạt mục đích, thu lợi nhận cao sẽ kích thích lòng tham, khiến kẻ xấu sẵn sàng bất chấp luật pháp. Trong trường hợp này, nếu luật pháp thiếu nghiêm minh và người thực hiện luật pháp thiếu kiên quyết và sáng suốt sẽ khiến cái xấu, cái ác phát triển với những diễn biến phức tạp, khó lường.
b.3. Hậu quả mà nó tạo ra trong đời sống xã hội
- Tạo nên sự bất ổn trong đời sống xã hội
- Gây ra tâm lí hoang mang, lo sợ, mất niềm tin trong các tầng lớp nhân dân
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chung của con người và xã hội
b.4. Sự cần thiết của việc đấu tranh chống lại cái xấu cái ác và những điều kiện, cách thức cụ thể:
- Việc đấu tranh chống lại cái xấu, các ác là việc mà nhân dân ta đã làm từ bao đời nay và là việc rất cần làm trong xã hội hiện tại. Đó là cách duy nhất để bảo vệ môi trường xã hội, bảo vệ những điều tốt đẹp trong cuộc sống của con người.
- Điều kiện: phải có sự đồng thuận của các cấp, các ngành, của nhà nước và nhân dân. Trong cuộc đấu tranh chống lại cái xấu cái ác chắc chắn khó tránh được những mất mát hi sinh nên lòng dũng cảm, tinh thần đấu tranh kiên cường và ý thức trách nhiệm cao của từng cá nhân cũng như cả cộng đồng là một điều kiện cần thiết.
- Cách thức cụ thể:
+ Đấu tranh tư tưởng bằng các sáng tác văn học nghệ thuật để tác động hướng tới giác ngộ.
+ Đấu tranh chính trị bằng các chiến dịch tuyên truyền vận động để cung cấp hiểu biết và định hướng hành động
+ Đấu tranh bằng vũ lực với sự kết hợp của các lực lượng chức năng (cảnh sát, an ninh, toà án...) để thực thi các án xử phạt thật nghiêm minh nhằm trừng phạt kẻ có tội và răn đe những kẻ có ý định phạm tội.
3. Kết luận
- Niềm tin vào sự chiến thắng của người tốt, của cái thiện trong cuộc đấu tranh chống lại người xấu, cái ác
- Thái độ quyết tâm nhập cuộc bằng lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm.