Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Kể lại truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thuỷ tưởng tượng một cách kết thúc khác với tác giả dân gian

Thứ năm - 12/10/2017 07:24
Truyện An Dương và Mỵ Châu, Trọng Thuỷ là một trong những truyện tiêu biểu trong hệ thống truyền thuyết về nước Âu Lạc và An Dương Vương, đồng thời tiêu biểu cho hệ thống truyền thuyết Việt Nam.
Truyền thuyết kể rằng: vua An Dương Vương xây Loa Thành cứ gần xong lại đổ, bèn lập đền trai giới, cầu khấn thần linh. Ngày mồng bảy tháng ba, thần hiển linh thành một cụ già từ phương Đông tiến thẳng tới trước cửa thành. Cụ già nhìn thành mà than rằng: “Tiếc cho công sức của biết bao người!”. Vua mừng rỡ đón cụ già vào điện, thi lễ và xin cụ già cho biết nguyên nhân vì sao việc xây thành lại chiếm nhiều công sức mà cứ xây xong lại đổ. Cụ già nói với nhà vua là sẽ có sứ Thanh Giang (một sứ giả đến từ dòng sông Xanh linh thiêng) đến giúp. Nói rồi, cụ già từ biệt nhà vua.
 
Quả nhiên, ngày hôm sau, nhà vua gặp được sứ Thanh Giang. Vị sứ giả này chính là Rùa Vàng (Thần Kim Quy) vật tổ linh thiêng của người Việt. Rùa Vàng đã giúp nhà vua xây thành chỉ nửa tháng là xong. Thành rộng hơn ngàn trượng xây hình trôn ốc nên gọi là Loa Thành (Qui Long Thành, Côn Lôn Thành).
 
Rùa Vàng ở lại ba năm rồi từ biệt ra về, nhà vua cảm tạ và xin Thần Rùa kế sách giữ nước. Rùa tháo vuốt đưa cho nhà vua để chế làm lẫy nỏ và dặn: “Vận nước suy thịnh, xã tắc an nguy đều do mệnh trời, con người có thể tu đức mà kéo dài thời vận”.
 
Vuốt Rùa được Cao Lỗ chế làm lẫy nỏ thần có thể bắn một phát trúng cả ngàn tên giặc khiến cho Triệu Đà bao lần xâm lược Âu Lạc đều thất bại phải xin hoà.
 
Không bao lâu, Đà xin cầu hôn. An Đương Vương gả con gái là Mỵ Châu cho con trai Đà là Trọng Thuỷ với mong muốn cuộc hôn nhân này sẽ nối lại hoà hiếu bang giao hai nước. Không ngờ cuộc hôn nhân này lại nằm trong mưu đồ xâm lược của Triệu Đà. Trọng Thuỷ sau khi lấy được Mỵ Châu đã dỗ nàng cho xem trộm nỏ thần rồi ngấm ngầm làm một cái lẫy nỏ khác giống hệt đánh tráo lẫy nỏ làm bằng vuốt Rùa Vàng. Xong việc, Trọng Thuỷ lấy cớ về phương Bắc thăm cha, đem lẫy nỏ thần về phương Bắc cho Triệu Vương. Trước khi đi, Trọng Thuỷ còn đề phòng “Bắc Nam cách biệt” hỏi Mỵ Châu cách tìm nàng khi có biến. Mỵ Châu mang áo gấm ra nói rằng nàng sẽ dứt lông ngỗng trên áo rải dọc đường làm dấu.
 
Trọng Thuỷ về nước, Triệu Đà cất quân đánh Âu Lạc, An Dương Vương chủ quan cậy có nỏ thần nên quân giặc đến gần vẫn điềm nhiên đánh cơ nói cười như không. Đến khi cầm nỏ mới biết lẩy thần đã bị mất, nhà vua lập tức hiểu hết sự tình.
 
Nhà vua nhìn Mỵ Châu đầy trách móc, Mỵ Châu biết tội bèn quì xuống xin cha trừng phạt. Không nỡ giết con, An Dương Vương sai người lấy ngựa đem Mỵ Châu chạy trốn, còn mình thì nhanh chóng tập hợp quân sĩ quyết một phen tử chiến. Khi quân hai bên đánh nhau đến bờ biển, thế giặc mạnh không thể chống đỡ, An Dương Vương cùng đường, gọi: “Sứ Thanh Giang đâu! Mau mau giúp ta!”. Rùa Vàng hiện lên, rẽ nước đưa nhà vua xuống Thủy cung.
 
Triệu Đà chiếm được Loa Thành. Trọng Thuỷ nhớ lời dặn bèn theo vết lông ngỗng mà tìm. Đến bờ biển, Trọng Thuỷ nhìn thấy Mỵ Châu đang nắm chặt chuôi kiếm đứng đợi. Trọng Thuỷ tiến lại gần, Mỵ Châu tuốt kiếm chĩa về phía Trọng Thuỷ mà rằng: “Chàng vì nghĩa vụ quốc gia mà trở thành kẻ lừa dối, phản bội. Thiếp vì yêu chàng mà đem trái tim đặt nhầm lên khối óc. Nhưng thiếp thề rằng, tấm lòng thiếp vẫn trong sáng và trung thành với vua cha và xã tắc. Nếu có lòng phản trắc, sau khi chết xin làm mồi cho cá. Ngược lại, xin được làm ngọc trai dưới biển Đông”. Dứt lời, nàng vung kiếm tự vẫn.
 
Trọng Thủy đem xác Mỵ Châu về chôn cất tại Loa Thành. Xong xuôi, chàng quá ân hận và thương nhớ Mỵ Châu bèn nhảy xuống giếng tự vẫn.
 
Người đời sau đem ngọc trai biển Đông về rứa ở giếng nước Trọng Thủy, viên ngọc bỗng sáng khác thường.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây