Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Đóng vai Ếch Nhỏ, em hãy kể cho Dế Mèn nghe truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.

Thứ năm - 05/09/2019 22:50
A. Hướng dẫn làm bài
- Đề bài yêu cầu kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng trong một hoàn cảnh cụ thể mang tính tưởng tượng hư cấu: Trong lớp học Bờ Ao của thầy Bồ Nông, Ếch Nhỏ là học sinh chăm chỉ nhất, rất hay hỏi thêm bài thầy giáo sau giờ học; Dế Mèn hỏi tại sao Ếch Nhỏ lại ham học hỏi đến vậy. Ếch Nhỏ đã kể câu chuyện này thay cho câu trả lời.
- Kể chuyên dựa vào truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng và thực tế đời sống một số loài động vật có nhắc đến ở đề bài.
- Truyện được kể bằng ngôi thứ nhất - nhân vật Ếch Nhỏ kể chuyện xưng “tôi”, “mình” hoặc “tớ”. Khi kể chuyên, cần lưu ý đến yếu tố tưởng tượng: những suy nghĩ của nhân vật Ếch Nhỏ, mối quan hệ giữa nhân vật kể chuyện với các nhân vật trong truyện (từ đó có cách gọi, xưng hô phù hợp),...
- Bài làm cần đủ những ý chính sau:
Mở bài:
+ Giới thiệu mối quan hệ giữa Ếch Nhỏ với nhân vật trong truyện (nhân vật Ếch - một người họ hàng, một người bạn của gia đình...).
+ Giới thiệu chuyện sắp kể: phải trả giá cho sự thiếu hiểu biết, kiêu căng.
Thân bài:
+ Hoàn cảnh sống của ếch: trong một cái giếng chật hẹp, các sinh vật xung quanh đều nhỏ bé.
+ Thái độ sống của ếch: kiêu căng, cho mình là nhất.
+ Sư thay đổi đột ngột của điều kiện sống: mưa to, nước dâng ngập giếng, ếch theo nước lên bờ.
+ Thái độ của ếch: vẫn giương giương tự đắc, coi thường mọi thứ xung quanh, nghênh ngang đi trên đường.
+ Hậu quả: ếch bị trâu giẫm bẹp.
Kết bài:
+ Bài học mà Ếch Nhỏ rút ra cho mình:
- Sống khiêm nhường.
- Ham học hỏi để hiểu biết đầy đủ về thế giới xung quanh.
+ Những suy nghĩ của Dế Mèn.

B. Bài văn mẫu
Lớp học Bờ Ao của thầy Bồ Nông có rất nhiều học trò. Trong số đó, Ếch Nhỏ là học sinh chăm chỉ nhất, rất hay hỏi thêm bài thầy giáo sau giờ học. Một lần bạn Dế Mèn tò mò hỏi Ếch Nhỏ:

- Ếch Nhỏ ơi, cậu là người thật thông minh, cậu cần gì phải chăm học đến vậy

Nhìn bạn, Ếch Nhỏ mỉm cười:

- Dế Mèn ạ! Cậu đã từng nghe câu thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng chưa”? Đấy là câu chuyện mà tổ tiên nhà tôi truyền lại từ đời này sang đời khác để lấy đó làm gượng mà tu chí học tập, rèn luyện.

Câu chuyện được truyền lại như thế này:

"Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống. Khi đó loài ếch chúng tôi thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một chú ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ...nên nó tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu Ồm ộp của mình. Mỗi khi nó kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cữ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, nó thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng nó cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, nó cất tiếng kêu Ồm ộp và tưởng răng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Nó đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng nó thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó. Nó đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh".

Mèn thấy không, chú ếch đó còn quá trẻ, ít kinh nghiệm, thiếu hiểu biết nhưng lại có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh. Chính vì thế nên ếch mới làm những việc kém hiếu biết. Vì vậy, những người trẻ tuổi như chúng ta phải cố gắng mở rộng kiến thức của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không nên chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người nà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa. Mèn thấy tôi nói có đúng không?

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây