Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Cảm nhận bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Thứ ba - 17/09/2019 10:34
Mượn hình ảnh bánh trôi nước Hồ Xuân Hương muốn nói đến thân phận và phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam.
Ngay câu đầu tiên:.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Tác giả đã diễn tả bánh trôi nước làm bằng bột nếp trắng tinh, dáng bánh tròn tròn xinh xắn trông thật đẹp mắt. Hai chữ “thân em” nữ sĩ mượn từ ca dao khiến ta nhớ đến những câu hát của người lao động: “Thân em như miếng cau khô...”, “Thân em như giếng giữa đàng:.”, “Thân em như lấm lụa dào...”. Qua đó, câu thơ gợi đến vẻ đẹp của tác giả cũng như của người phụ nữ Việt Nam. Bằng hai tính từ “trắng”, “tròn” vẻ đẹp của thân em càng được miêu tả đậm nét hơn. Nhưng ngược lại, hai tiếng “Thân em” cũng gợi đến những sóng gió, bất hạnh trong đời người phụ nữ, nó giống như “gió dập sóng dồi”, “hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”,... Và trong bài thơ này thì đó là:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Nhìn ở góc độ tả thực, khi nấu bánh trôi, viên bánh ban đầu chìm xuống, khi đã chín thì lại nổi lên, ấy là “bảy nổi ba chìm”. Bằng ngòi bút điêu luyện, nữ sĩ Xuân Hương đã diễn tả cách nấu bánh nhưng ẩn tròng đó là hói đến số phận long đong, lận đận “bảy nổi ba chìm” của phận gái đứng trước lễ giáo phong kiến. Không chỉ vậy, ba tiếng “với nước non” còn nâng cao vị thế, tầm vóc của người phụ nữ. Họ phải chịu lóng đong, vất vả như vậy là vì những công việc sánh ngang tầm vóc với nước cả non cao. Trong câu thơ tiếp bà đã sử dụng nghệ thuật tương phản trong hai từ “rắn”“nát” để nói lên một sự thật: bánh ngon hay dở thì phụ thuộc vào “tay kẻ nặn”, còn số phận của người phụ nữ hạnh phúc hay bất hạnh đều tùy thuộc vào kẻ khác “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”... Đó là những nỗi khổ cực của người phụ nữ. Họ không được quyền quyết định số phận của mình. Trong ngày hội ngày xưa, phụ nữ chỉ như là một vật dụng, nếu còn giá trị sử dụng thì họ sẽ được coi trọng; ngược lại họ sẽ bị coi rẻ coi khinh.

Nhưng dầu vậy, ở người phụ nữ vẫn toát lên vẻ đẹp của lòng kiên trinh, son sắt:

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Cho dù “rắn” hay “nát” thì chiếc bánh trôi nước vẫn giữ được phần nhân bánh đỏ thắm bên trong. Cũng như người phụ nữ Việt Nam, dù cuộc đời mang nhiều đau thương khổ cực nhưng họ vẫn luôn “giữ tấm lòng son”. Chữ “son” mang ý nghĩa sắt son, chung thủy khi ca ngợi những người nghĩa sĩ bỏ mình cho nước, Nguyễn Đình Chiểu từng viết: “Tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm”. Tố Hữu có câu thơ nổi tiếng nói về tình, nghĩa thủy chung của kẻ đi người ở trong Việt Bắc: “Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”. Đó là tấm lòng đối với tình đời, tình người trong cuộc sống. Điều đó càng nâng cao phẩm giá của người phụ nữ, bất chấp điều kiện xã hội nam quyền của chế độ phong kiến luôn đè nặng lên số phận của những người đồng giới với nữ sĩ họ Hồ.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây