Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Cảm nghĩ sau một chuyến đi du lịch

Thứ hai - 09/10/2017 06:55
Chuyến đi ấy giờ đây với tôi đã trở thành một kỉ niệm đẹp đẽ! Nó ghi dấu tình cảm của bạn bè lớp tôi, nhất là tình cảm của chúng tôi đối với cô chủ nhiệm. Cô giáo chủ nhiệm lớp tôi là một giáo viên dạy văn mới ra trường. Cô nhiệt tình, và thương yêu học sinh hết mực.
Ngày hôm đó, chúng tôi thấy cô chủ nhiệm bước vào lớp và., thế là chương trình du lịch đã được định hình thành.
 
Tôi vốn là đứa bé nhút nhát. Thực lòng, tôi không thích những cuộc du lịch như vậy. Nhưng chính chuyến đi ấy là do cô giáo muốn tạo ra để những đứa trẻ như tôi bớt đi phần nhút nhát.
 
Sông Chu nằm cách trường không xa. Đường đi thật khó, lên dốc, xuống dốc.
 
Tôi một mình đơn độc trên chiếc mi-ni, đã mệt lại càng thêm mệt.
 
Lần ấy, chiếc xe của tôi bỗng nhiên bị hỏng. Cả lớp phải dừng lại, cô giáo và các bạn lo lắng, làm cho tôi đỏ bừng mặt. Tôi đang lúng túng thì. Đúng lúc đó, Nam - cậu bạn “điển trai” và học giỏi nhất lớp đi tới.
 
Cậu ta hỏi đôi câu, rồi lật ngửa xe ra, lấy tay vặn mấy cái ốc, quay vài vòng, thế là xong. Cô giáo cũng phải khen cậu ta là giỏi.
 
Tôi lâu nay chưa hề “quan hệ” với một bạn nam nào trong lớp, thậm chí còn lảng tránh khi các câu ta đến làm quen.
 
Sửa xong, Nam trao xe cho tôi bằng một nụ cười thân mật. Tôi bối rối, mãi mới lí nhí nói được lời cảm ơn.
 
Cả lớp lại lên đường, Sơn đề nghị được đèo tôi, cô giáo và các bạn đồng ý, tiếng ai đó vang lên:
 
- Cái Trang mệt rồi! Sơn đèo Trang đi!
 
-  Ừ, phải đấy! Sơn - Trang, chúng mày ạ! - Tiếng lao nhao cười đùa làm tôi ngượng suýt khóc.
 
Rồi dù ngượng đến đâu, tôi cũng phải ngồi sau Sơn vì quả thật, tôi đã thấm mệt. Tôi tự nhủ, mình sẽ không thèm nói một câu nào cho mà xem.
 
Bãi cát sông Chu một buổi chiều mùa đông nhạt nắng. Màu cát vàng trải dài theo triền sông được tô điểm thêm màu xanh của mía, và ngô khoai. Dòng nước trong vắt. Những làng xóm bên sông gợi ra một cảm giác êm ả, thái bình... Ôi một buổi chiều đông tuyệt đẹp làm sao!
 
Nửa buổi chiều, cô giáo gọi cả lớp tập hợp trên bãi cỏ. Mấy bạn rải ni-lông bày những thức quà mà cô trò mua lúc đi. Cả lớp quây tròn quanh cô. Mấy đứa con gái nhanh trí còn mang theo những món ăn riêng như dưa chuột, táo, khế bứt ở trong vườn nhà cái Lan. Tình cảm cô trò và các bạn trong lớp thật khác nào như người trong một nhà.
 
Cô giáo kể cho cả lớp nghe những câu chuyện về dòng sông Chu. Rồi cô đọc những bài thơ hay nhất viết về dòng sông.
 
Cô còn kể về thời học sinh của cô thật hồn nhiên và trong sáng gắn liền với dòng sông quê mình.
 
Hôm ấy, cô giáo hỏi chuyện các bạn, giúp các bạn tự bộ lộ về mình, để chúng tôi có dịp hiểu về nhau hơn. Ôi, tình cảm của người cô thật sự làm tôi xúc động!
 
Bấy giờ, tự nhiên, tôi không còn cảm giác ngại ngần như trước nữa. Tôi thấy cô như một người chị, một người bạn thân thiết của chúng tôi. Một cảm giác mà bấy lâu nay tôi không cảm nhận được ở trong tập thể. Bây giờ đây, lần đầu tiên, tôi nhận tình cảm của các bạn và của cô giáo dành cho tôi thật hết sức chân thành.
 
Buổi pic-nic ấy kéo dài cho tới tận chiều tối. Ai cũng vui và muốn kéo dài thêm nữa. Với tôi, buổi chiểu hôm ấy thật có ý nghĩa vô cùng.
 
Ôi, một cuộc du lịch! Nó không chỉ đem đến cho tôi những nhận thức mới về thiên nhiên và cuộc sống. Nó đã làm biến đổi cả con người tôi!
 
Chúng tôi ra về lúc trời đã tắt nắng, gió từ sông thổi lên đê lành lạnh. Tôi quay đầu nhìn lại dòng sông một lần nữa! Ôi, dòng sông quê hương! Nó gần gũi với chúng tôi đến thế mà giờ đây, với tôi, vẫn trở nên mới mẻ lạ lùng!
 
Tôi lại ngồi sau xe của Sơn, một cậu bạn đẹp trai, học giỏi, lại có nhiều tài vặt. Tôi vẫn tự hứa sẽ không thèm nói với cậu ta một lời nào. Nhưng trong lòng cảm thấy vui vui!
 
Như thể từ đây, Sơn, cô giáo, và tất cả các bạn trong lớp đã trở nên không thể thiếu trong tinh thần của tôi.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây