Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Lớp 8 - Trang 22

Lớp 8

Phân tích tâm trạng của người tù trong bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu.

Phân tích tâm trạng của người tù trong bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu.

 04:07 21/10/2016

- Tâm trạng của người tù khao khát cuộc sống mùa hè ở bên ngoài: Thể hiện qua bức tranh mùa hè. Tiếng chim tu hú đã mở ra cả một bức tranh mùa hè tươi đẹp trong tâm tưởng người tù cách mạng. Sáu câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên mùa hè (âm thanh: tiếng chim tu hú, tiếng ve, tiếng sáo diều,... những âm thanh đặc trưng cho mùa hè báo hiệu một sự sống tưng bừng, rộn rã; sản vật: lúa chiêm chín, trái cây ngọt, bắp vàng hạt,... sản vật đang ở thời kì sinh sôi nảy nở; không gian: trời xanh cao rộng, sân đầy nắng,...).
Nhan đề “Khi con tu hú” có ý nghĩa gì? Nhan đề ấy có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì sao?

Nhan đề “Khi con tu hú” có ý nghĩa gì? Nhan đề ấy có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì sao?

 04:06 21/10/2016

- Nhan đề Khi con tu hú là một vế trong câu thơ đầu: Khi con tu hú gọi bầy. Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng (nhân vật trữ tình) cảm thấy phòng giam chật chội, ngột ngạt và khao khát cuộc sống tự do ở bên ngoài. Nhan đề bài thơ gợi mở cảm hứng, cảm xúc chung cho toàn bài thơ. Nhan đề này có giá trị hoán dụ, giá trị liên tưởng cao. Tu hú là tín hiệu của mùa hè, của sự sống bên ngoài. Nó tác động sâu sắc tới tâm hồn người tù làm cho người tù mang nhiều tâm trạng.
Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Khi con tu hú: của Tố Hữu: Ta nghe hè dậy trong lòng ... Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!"

Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Khi con tu hú: của Tố Hữu: Ta nghe hè dậy trong lòng ... Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!"

 04:05 21/10/2016

Bài thơ có thể chia làm hai đoạn. Đoạn một gần như tả cảnh (nói gần như vì đó là một bức tranh gián tiếp) còn đoạn hai bộc lộ tâm tình, ít ra là trên những dấu hiệu hình thức của lời thơ:
Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Khi con tu hú” của Tố Hữu: Khi con tu hú gọi bầy ... Đôi con diều sáo lộn nhào từng không"

Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Khi con tu hú” của Tố Hữu: Khi con tu hú gọi bầy ... Đôi con diều sáo lộn nhào từng không"

 04:03 21/10/2016

Bài thơ có mười câu, đã dành sáu câu cho đoạn thứ nhất:

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Cảm nhận khổ cuối trong bài thơ Ông đồ.

Cảm nhận khổ cuối trong bài thơ Ông đồ.

 04:12 20/10/2016

Ở khổ cuối cùng, nhà thơ đọng lại một thời điểm:
Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Ông dồ: Mỗi năm hoa đào nở (...) Ngoài giời mưa bụi bay.

Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Ông dồ: Mỗi năm hoa đào nở (...) Ngoài giời mưa bụi bay.

 04:10 20/10/2016

Một số nhà phê bình đã đọc hai khổ thơ đầu trong mối liên hệ đối lập với ba khổ thơ sau “Hai đoạn đầu tươi vui, nhảy nhót với cái nền hoa đào nỡ của ngày tết, của mùa xuân, với giấy đỏ, mực tàu đen, với người qua lại tấp nập, với những lời bình luận ngợi ca nét chữ đẹp của ông đồ. Ba đoạn thơ cuối miêu tả những biến động của thời gian. Ngôn từ thoạt đầu đầy âm thanh ồn ào, màu sắc tươi, dần dần xa vắng, mênh mông.
Bóng dáng một thời tàn và nỗi lòng ân hận... (Về bài thơ Ông đồ).

Bóng dáng một thời tàn và nỗi lòng ân hận... (Về bài thơ Ông đồ).

 04:09 20/10/2016

Bạn đọc ít biết đến các bài thơ khác của Vũ Đình Liên. Nói đến Vũ Đình Liên người ta chỉ nghĩ đến Ông đồ. Đó một thành công đột xuất của nhà thơ này và là một trong sốnhững bài thơ đại diện cho giai đoạn thơ ca 1930 -1945. Ông đồ chỉ có 20 câu ngũ ngôn mà đã in đủ bóng dáng của một thời tàn và nỗi lòng ân hận của lớp người đương đại.
Phân tích giá trị biểu cảm của hai câu thơ sau trong bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu".

Phân tích giá trị biểu cảm của hai câu thơ sau trong bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu".

 04:06 20/10/2016

Ấn tượng đầu tiên là bài thơ hoàn toàn mang dáng vẻ tự nhiên, không một dấu vết sắp xếp, bày đặt. Nó giống như một bức tranh, một đoạn phim ghi nhanh mà tác giả bất ngờ chớp được trên đường phố. Những cảnh xưa nay vẫn đầy ra đấy, nhưng mấy ai để ý ngắm nghía chứ đừng nói là ghi lại để lưu giữ cho mình. Thế rồi xuất hiện một con người với trái tim và cặp mắt đầy mẫn cảm, nhạy cảm với nỗi đời và nỗi người, lại được hỗ trợ bởi năng lực thi sĩ tinh thông ngôn từ, cái cảnh tầm thường nọ bỗng thăng hoa thành bài thơ rung động lòng người. Cả bài thơ không thừa, không thiếu một chữ.
Bài thơ Ông đồ cho ta thấy được nỗi lòng và tâm trạng của tác giả. Hãy làm sáng tỏ điều đó.

Bài thơ Ông đồ cho ta thấy được nỗi lòng và tâm trạng của tác giả. Hãy làm sáng tỏ điều đó.

 04:03 20/10/2016

Hai hình ảnh khác nhau của ông đồ gắn liền với sự chuyển đổi thời gian nhưng không phải là thời gian của đất trời (vì năm nào mà chả có Tết đến xuân về) mà là thời gian của con người, thời gian của lòng người, gắn với sự đối thay của cuộc sống đang ngày càng Âu hóa.
Trình bày và phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ theo hai mốc thời gian: khi Nho học hưng thịnh và khi Nho học suy tàn.

Trình bày và phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ theo hai mốc thời gian: khi Nho học hưng thịnh và khi Nho học suy tàn.

 04:02 20/10/2016

Ông đồ của Vũ Đình Liên là một bài thơ hay, man mác âm điệu dân ca. Bài thơ gồm 5 khổ. Hai khổ thơ đầu cho thấy thời kì hưng thịnh, của ông đồ (được nhiều người ngưỡng mộ). Hai khổ thơ tiếp theo thể hiện hình ảnh ông đồ thời kì Nho học suy tàn (sự ngưỡng mộ không còn).
Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Ông đồ là sự gặp gỡ giữa hai nguồn thi cảm: lòng thương người và tình hoài cổ”. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Ông đồ là sự gặp gỡ giữa hai nguồn thi cảm: lòng thương người và tình hoài cổ”. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

 04:01 20/10/2016

Cảm thương bức chân dung tiều tụy của một thời tàn - ông đồ, của lớp thanh niên Tây học Âu hóa ở Việt Nam những năm 30, thế kỉ XX. Thương người và tiếc nuối, hoài cổ kết hợp làm nên bài thơ giản dị mà chứa chan xúc động - một trong những bài thơ hay nhất của Vũ Đình Liên, và của phong trào Thơ mới - giai đoạn đầu.
Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Ông Đồ”.

Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Ông Đồ”.

 03:58 20/10/2016

- Thể thơ ngũ ngôn (năm chữ): đây là thể thơ linh hoạt có khả năng biểu hiện phong phú, rất thích hợp với việc thể hiện tâm trạng và diễn tả những tâm tình cảm xúc sâu lắng. Trong bài thơ, thể thơ này được sử dụng và khai thác đạt hiệu quả nghệ thuật: bài thơ ngũ ngôn bình dị, cô đọng mà đầy gợi cảm. Toàn bài thơ có giọng điệu chủ âm là trầm lắng, ngậm ngùi. Giọng thơ này rất phù hợp trong việc thể hiện tâm tư, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của con người đặc biệt là trước tình cảnh đáng thương của những lớp đang tàn lụi như ông đồ.
Cảm nhận về các khổ thơ sau của bài thơ Ông đồ: “Nhưng mỗi năm mỗi vắng …Hồn ở đâu hây giờ?”

Cảm nhận về các khổ thơ sau của bài thơ Ông đồ: “Nhưng mỗi năm mỗi vắng …Hồn ở đâu hây giờ?”

 03:56 20/10/2016

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...

Ồng đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
Phân tích khổ 3, 4 và 5 của bài thơ Ông đồ.

Phân tích khổ 3, 4 và 5 của bài thơ Ông đồ.

 03:54 20/10/2016

Bức tranh thứ hai (III, IV, V): màu đỏ phai mờ, mực đọng như giọt lệ, thay vào giấy đỏ là lá vàng rơi; và như sương mờ bao phủ, bâng khuâng và mờ mịt, là câu thơ Ngoài giời mưa bụi bay, và một câu hỏi xót thương thấm vào không gian vô cùng và thời gian vô tận, đến nay (và chắc là mãi mãi) còn vang dội trong lòng người. Nhịp thơ ba đoạn cuối này là nhịp ngập ngừng, tái tê. Luôn luôn nó dừng lại, luôn luôn nó điệp trùng, day dứt, những câu thơ như quẩn quanh, ngơ ngẩn.
Phân tích khổ 1 và 2 của bài thơ Ông đồ.

Phân tích khổ 1 và 2 của bài thơ Ông đồ.

 03:53 20/10/2016

Bức tranh thứ nhất (I và II): giấy đỏ, mực tàu (đen), nét bút thảo nhanh, tiếng người khen ngợi và “bao nhiêu người thuê viết”, như những tiếng reo vui.
Nêu ý nghĩa của tiêu đề “tức nước vỡ bờ”

Nêu ý nghĩa của tiêu đề “tức nước vỡ bờ”

 05:06 17/10/2016

“Tức nước” thì tất yếu dẫn đến “vỡ bờ”, đó là quy luật, cũng giống như việc “con giun xéo lắm cũng quằn”. Tiêu đề của đoạn trích cho thấy một sự thật rõ ràng: ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh và sức mạnh vùng lên quật khởi tiềm ẩn trong mỗi con người lao động.
Chứng minh rằng: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ  là một đoạn tuyệt khéo” (Nguyễn Tuân).

Chứng minh rằng: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo” (Nguyễn Tuân).

 05:06 17/10/2016

Đoạn văn chị Dậu đánh nhau với cai lệ tiêu biểu cho ngòi bút và phong cách của Ngô Tất Tố.
Phân tích tình thế của chị Dậu khi cai lệ và đám tay sai nhà lí trưởng xông đến.

Phân tích tình thế của chị Dậu khi cai lệ và đám tay sai nhà lí trưởng xông đến.

 05:05 17/10/2016

Tình thế của chị Dậu khi cai lệ cùng đám tay sai nhà lí trưởng xông đến là một tình thế cực kì nan giải. Vụ thuế đang ở thời điểm gay gắt nhất (quan phủ sắp về làng để đốc thuế) và cũng là thời điểm mà bọn tay sai bộc lộ rõ nét nhất sự hung bạo của chúng đế tấn công và để tỏ rõ sự tận tụy, trung thành của chúng. Nhưng đó cũng là thời điểm mà anh Dậu vừa tỉnh lại sau thời gian bị đánh, bị trói mà chỉ cần một lần trói, lần đánh nừa thôi thi anh có thể mất mạng.
Em hiểu thế nào là Tức nước vỡ bờ? Tiêu đề của đoạn trích này được đặt như vậy có hợp lí không? Hãy làm sáng tỏ ý kiến của em bằng nội dung đoạn trích.

Em hiểu thế nào là Tức nước vỡ bờ? Tiêu đề của đoạn trích này được đặt như vậy có hợp lí không? Hãy làm sáng tỏ ý kiến của em bằng nội dung đoạn trích.

 05:03 17/10/2016

- Tức nước vỡ bờ theo nghĩa đen chỉ một hiện tượng tự nhiên khi nước quá nhiều sẽ làm cho bờ ngăn nước bị vỡ. Theo nghĩa bóng, nó chỉ một hành động phản kháng của con người do đã quá sức chịu đựng thông thường.
Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ nằm trong chương XVIII  của tiểu thuyết Tắt đền.

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ nằm trong chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đền.

 05:03 17/10/2016

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ phơi bày bộ mặt tàn ác, bất nhân của chê độ thực dân phong kiến, đồng thời thể hiện sự sâu sắc nỗi thống khổ cũng như sức mạnh phản kháng tiềm tàng cua người nông dân. Có đủ các hạng người được khắc họa sinh động trong bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng ấy. Giữa cái đám sâu bọ hại dân lúc nhúc ở cái làng quê u ám đang rên xiết trong vụ thuế kinh tởm thấy sáng lên một chị Dậu đám đang, chịu thương chịu khó hết mực vì chồng vì con, một chị Dậu lam lũ, nhẫn nhục nhưng cũng đầy sức mạnh phản kháng, quyết không dê đói khổ làm hoen ố phẩm hạnh. Hình tượng nhân vật này được xem là điển hình cho người phụ nữ nông dân bây giờ.
Viết một đoạn văn cảm nhận các phẩm chất đảm đang, tháo vát, chung thủy, giàu lòng hi sinh nhân vật chị Dậu.

Viết một đoạn văn cảm nhận các phẩm chất đảm đang, tháo vát, chung thủy, giàu lòng hi sinh nhân vật chị Dậu.

 05:02 17/10/2016

Đảm đang, tháo vát, chung thủy, giàu lòng hi sinh, đó là những đặc điểm có tính chất truyền thống của người phụ nữ Việt Nam trước đây. Cái mới của chị Dậu là sức chiến đấu mạnh khỏe, lạc quan và tinh thần phản kháng gan dạ trước kẻ thù.
Việc song song miêu tả anh Dậu, chị Dậu trong trích "Tức nước vỡ vờ" có ý nghĩa gì?

Việc song song miêu tả anh Dậu, chị Dậu trong trích "Tức nước vỡ vờ" có ý nghĩa gì?

 05:01 17/10/2016

Trong đoạn trích, Ngô Tất Tố luôn miêu tả chị Dậu trong quan hệ với anh Dậu. Cách miêu tả này có hai ý nghĩa:
Phân tích nhân vật chị Dậu.

Phân tích nhân vật chị Dậu.

 05:00 17/10/2016

Vượt lên hẳn những nhân vật nông dân trong văn học đương thời, chị Dậu không chỉ là một nạn nhân đáng thương mà còn là một tâm hồn đầy ánh sáng được Ngô Tất Tố miêu tả với nhiều đức tính, nhiều phẩm chất tinh thần cao đẹp.
Tác giả tập trung tô đậm những chi tiết nào khi miêu tả cai lệ? Vì sao nói cai lệ ở đây xuất hiện như một công cụ của một xã hội bất nhân?

Tác giả tập trung tô đậm những chi tiết nào khi miêu tả cai lệ? Vì sao nói cai lệ ở đây xuất hiện như một công cụ của một xã hội bất nhân?

 04:58 17/10/2016

- Khi miêu tả cai lệ, tác giả tập trung miêu tả các chi tiết: thét, quát, chạy sầm sập, bịch vào ngực chị Dậu, tát,... Đây đều là những chi tiết miêu tả sự vũ phu, thô bạo đến tàn nhẫn.
Tác giả đã chọn thời điểm nào để cai lệ và người nhà lí trưởng xuất hiện? Ý nghĩa của việc lựa chọn này?

Tác giả đã chọn thời điểm nào để cai lệ và người nhà lí trưởng xuất hiện? Ý nghĩa của việc lựa chọn này?

 04:57 17/10/2016

Ngô Tất Tố đã rất có dụng ý khi lựa chọn thời điểm để cai lệ và người nhà lí trưởng xuất hiện. Lúc này, anh Dậu vừa mới tỉnh dậy. Suốt từ sáng hôm trước, khi bị trói ở sân đình, đến tận lúc này anh chỉ “nhịn suông”. Tác giả đã tô đậm sự yếu ớt của nhân vật qua nhiều điểm nhìn khác nhau.
Giới thiệu đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" nằm trong chương XVIII của tiểu thuyết "Tắt đèn".

Giới thiệu đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" nằm trong chương XVIII của tiểu thuyết "Tắt đèn".

 04:56 17/10/2016

1. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ nằm trong chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn (gồm 26 chương). Ở phần trước là một loạt những biến cố: anh Dậu bị bắt trói ở sân đình vì thiếu tiền SƯU - chị Dậu phải chạy vạy bán con, bán chó - anh Dậu bị ngất, bị khiêng trả về nhà rũ rượi như một xác chết. Sau đoạn trích này, chị Dậu sẽ bị bắt giải huyện, khởi đầu cho những biến cố mới. Đoạn trích là gạch nối giữa hai chuỗi sự kiện này.
Phân tích tâm trạng bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng.

Phân tích tâm trạng bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng.

 04:54 17/10/2016

Giới thiệu hoàn cảnh của bé Hồng: cha mất sớm vì nghiện ngập, mẹ vì cùng túng phải tha hương cầu thực, chú bé ở lại một mình bên cạnh những người thân cay nghiệt.
Phân tích nhân vật người mẹ bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.

Phân tích nhân vật người mẹ bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.

 04:53 17/10/2016

Trái ngược với hình ảnh nhân vật bà cô là hình ảnh người mẹ (cũng là một phụ nữ) và nhân vật “tôi”, bé Hồng, một thiếu nhi. Cả hai đều rất đáng thông cảm và mến thương.
Phân tích nhân vật bà cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.

Phân tích nhân vật bà cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.

 04:52 17/10/2016

Qua cuộc đối thoại giữa hai cô cháu ở phần thứ nhất của thân bài, nhân vật bà cô hiện lên là một người phụ nữ mang tâm địa độc ác.

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây