Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Lớp 12 - Trang 27

Lớp 12

Phân tích chuỗi đồng nhất trong khổ thơ đề từ của bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên.

Phân tích chuỗi đồng nhất trong khổ thơ đề từ của bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên.

 06:11 24/05/2016

Với một lớp nhà thơ “đi xa về hóa chậm” như Chế Lan Viên, chặng đường thơ “từ chân trời một người đến chân trời tất cả” quả không đơn giản. Tuy có những phút “chiều tà ngã bóng” khiến tâm hồn thi nhân xao động nhưng đến bài thơ Tiếng hát con tàu, nhà thơ đã đặt dấu chấm hết cho thế giới của cái tôi cô đơn, bế tắc, siêu hình và vận động theo con đường mới với ánh sáng của Đảng. Cả bài thơ là một sự hòa hợp lớn giữa cái “tôi” bé nhỏ của nhà thơ với cái “ta” lớn rộng theo con đường mới với ánh sáng của Đảng, với nhân dân tình nghĩa và đất nước anh hùng.
Phân tích đoạn thơ sau đây trích trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ ... Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.

Phân tích đoạn thơ sau đây trích trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ ... Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.

 11:48 23/05/2016

Chế Lan Viên là nhà thơ có tài năng nảy nở rất sớm. Năm 17 tuổi, tập thơ Điêu tàn của nhà thơ “đột ngột xuất bản ra giữa làng thơ như một niềm kinh dị”, rồi hồn thơ ấy cũng sớm bị mai một, khô héo trong sự bế tắc chung của phong trào Thơ mới. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ánh sáng của Đảng và Cách mạng đã soi đường, dẫn lối cho nhà thơ đến với nhân dân và đất nước mến yêu. Tập thơ Ánh sáng và Phù sa ra đời đánh dấu bước trưởng thành vững chắc của Chế Lan Viên trên con đường thơ Cách mạng, rất có ý nghĩa đối với nền văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975. Tập thơ thể hiện hành trình tư tưởng và tâm hồn của người nghệ sĩ đi “từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”, “từ chân trời của một người đến chân trời của mọi người”. Tập thơ còn thể hiện lòng biết ơn, sự gắn bó của nhà thơ với Đảng, đất nước, nhân dân và cuộc đời. Tiếng hát con tàu là bài thơ vượt thời gian nằm trong tập thơ ấy. Đây là bốn khổ thơ đặc sắc của bài thơ:
Bình giảng những câu thơ sau trong bài của Nguyễn Đình Thi: Súng nổ rung trời giận dữ ... Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

Bình giảng những câu thơ sau trong bài của Nguyễn Đình Thi: Súng nổ rung trời giận dữ ... Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

 11:45 23/05/2016

Cảm hứng về quê hương, đất nước, con người là một mô-típ chủ đạo trong thơ ca Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Pháp. Có rất nhiều nhà thơ đã thể hiện thành công mô-típ ấy như Quang Dũng ( Tây Tiến), Hoàng Cầm (Bên kia sông Đuống), Chính Hữu (Đồng chí) Hồng Nguyên (Nhớ), Tố Hữu ( Việt Bắc)...Đặc biệt, bằng cả một quá trình sáng tác trong quãng thời gian 8 năm ròng (1948 - 1955), nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã cho ra đời tác phẩm Đất nước. Đây là bốn câu thơ của tác phẩm này:
Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi để làm rõ những cảm hứng của nhà thơ.

Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi để làm rõ những cảm hứng của nhà thơ.

 11:42 23/05/2016

Đất nước là một đề tài được nhiều nhà văn, nhà thơ chú ý thể hiện. Tuy nhiên, đây là đề tài thuộc loại hóc búa. Nếu cảm xúc không đủ mạnh, đủ sâu và khả năng khái quát hạn chế, chắc chắn tác phẩm sẽ rơi vào công thức, sơ lược và bị lối đại ngôn chia phối. Nhưng những cá tính thơ mạnh mẽ bao giờ cũng tìm được một cách thể hiện riêng, làm cho đất nước mỗi lúc lại hiện ra với một vẻ mặt mới lấp lánh, đa dạng và hàm chứa một nội dung cụ thể lịch sử.
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Đất Nước của Nguyễn Đình Thi: Ôi những cánh đồng quê chảy máu .... Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Đất Nước của Nguyễn Đình Thi: Ôi những cánh đồng quê chảy máu .... Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

 11:41 23/05/2016

Cũng như trong truyện và kịch, cảm hứng chủ đạo và nhất quán trong thơ Nguyễn Đình Thi là hình ảnh một đất nước Việt Nam đau thương, đói nghèo, cơ cực, bị dìm trong máu và nước mắt dưới ách thống trị của thực dân, phát xít và phong kiến tay sai. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, nhát là khi sáng tác bài thơ Đất nước toàn bộ tình cảm của nhà thơ tập trung ở khía cạnh này. Trên bước quân hành, xót xa, đau đớn, căm phẫn trước thảm cảnh mà kẻ thù đã gây ra, nhà thơ thốt lên:
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Đinh Thi: Sáng mát trong như sáng năm xưa ... Những buổi ngày xưa vọng nói về.

Phân tích đoạn thơ sau trong bài Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Đinh Thi: Sáng mát trong như sáng năm xưa ... Những buổi ngày xưa vọng nói về.

 11:39 23/05/2016

Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ tài hoa. Ông có sự gắn bó mật thiết đối với nền văn học Cách mạng ở Việt Nam từ những ngày đầu trứng nước (từ ngày thành lập Hội Vãn hóa Cứu Quốc (1943) cho đến nay). Ông cống hiến tích cực trên nhiều lĩnh vực văn học (thi ca, truyện, kịch, phê bình văn học), thảo luận triết học, sáng tác nhạc. Ông được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - 1996). Trong lĩnh vực sáng tác thi ca, Nguyễn Đình Thi đã để lại cho đời tác phẩm Đất Nước. Bài thơ được sáng tác trong quãng thời gian 8 năm (1948 - 1955), diễn tả quá trình nhận thức về kháng chiến, sự hình thành, nảy nở tình cảm yêu nước, căm thù bè lũ cướp nước và khái quát những chặng đường kháng chiến chống Pháp đau thương nhưng anh dũng, gian khổ nhưng vĩ đại của dân tộc ta.
Phân tích bài Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.

Phân tích bài Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.

 10:26 23/05/2016

Có những ngày tháng không thể quên, cái gian khổ ác liệt không thể quên, cả cái hào hùng lãng mạn cũng không thể quên. May mắn thay, giữa những ngày tháng không thể quên ấy, lại có những bài thơ không thể quên, như Tây Tiến của Quang Dũng.
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tiến của Quang Dũng.   Người đi Châu Mộc chiều sương ấy ...Trôi dòng nước lũ hoa đong dưa.

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tiến của Quang Dũng. Người đi Châu Mộc chiều sương ấy ...Trôi dòng nước lũ hoa đong dưa.

 10:22 23/05/2016

Quang Dũng vừa là người lính, vừa là một nghệ sĩ tài năng: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Trong lĩnh vực nào Quang Dũng cũng có những thành tựu nổi bật nhưng đáng chú ý nhất là thơ. Thơ Quang Dũng âm vang hào khí của một thời cách mạng, của một thời dấn thân vì đại nghĩa. Nhắc đến thơ Quang Dũng, trước hết phải nhắc đến bài Tây Tiến. Chỉ với Tây Tiến, Quang Dũng mới thực sự vững bước đi vào “làng thơ” cách mạng.
Bình giảng bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bình giảng bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

 10:20 23/05/2016

Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất trong sáng tác của Quang Dũng. Nói đến Quang Dũng, trước hết, mọi người nhắc đến Tây Tiến. Tây Tiến được viết ra vào năm 1948 với những cảm nghĩ và kỉ niệm xúc động bồi hồi về đoàn quân - đơn vị được thành lập đầu năm 1947. Đoàn quân Tây Tiến có nhiệm vụ cùng với bộ đội Lào - Việt và đánh Pháp ở vùng Thượng Lào.
Hình tượng sóng và em trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Hình tượng sóng và em trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

 10:53 22/05/2016

Xuân Quỳnh, chị đã mượn hình tượng sóng để diễn tả những cảm xúc, tâm trạng, những sắc thái tình cảm vừa phong phú, vừa phức tạp, vừa thiết tha sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo rực, khát khao yêu đương.
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh / chị  về vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay

Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay

 10:39 22/05/2016

Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. Ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là vẫn đề đáng báo động. Đây là một hiện tượng xấu, nhiều tác hại, cần nhanh chóng khắc phục.
Từ hiện tượng cá chết hàng loạt tại ven biển miền Trung, anh chị hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của mình về đến vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện nay.

Từ hiện tượng cá chết hàng loạt tại ven biển miền Trung, anh chị hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của mình về đến vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện nay.

 10:36 22/05/2016

Mở bài - Gần đây, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đang rầm rộ đưa tin về hiện tượng cá chết hàng loạt ở các vùng biển duyên hải miền Trung. Điều này dẫn tới nhiều lo ngại trong dân chúng về cuộc sống ngày càng kém chất lượng hơn.
Sáng tạo mới của Thanh Thảo trong “Đàn ghi ta của Lorca”

Sáng tạo mới của Thanh Thảo trong “Đàn ghi ta của Lorca”

 05:29 18/05/2016

Thanh Thảo là "ngòi bút ham cách tân" (Chu Văn Sơn). Khối vuông ru-bích là một tập thơ tiêu biểu cho tinh thần ấy. Trong Khối vuông ru-bích có đàn Ghi ta của Lor-ca, là một bài thơ hay viết về Ga-xi-a Lor-ca (1898-1936), một nhà thơ lớn của Tây Ban Nha.
Cảm nhận về đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong chương Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) và anh (chị) hãy bình giảng 9 câu mở đầu đoạn trích.

Cảm nhận về đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong chương Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) và anh (chị) hãy bình giảng 9 câu mở đầu đoạn trích.

 05:07 18/05/2016

Đất nước là hình tượng trữ tình lớn, là cảm xúc nghệ thuật của nhiều thế hệ nhà thơ Việt Nam. Có một thực tế: mỗi lần đất nước đặt trước những thử thách thì hình tượng đất nước lại ngời sáng trong văn học với những phát hiện mới mẻ độc đáọ. Trường ca Mặt đường khát vọng với trích đoạn Đất Nước là một minh chứng đẹp đẽ cho quy luật này. Trong trích đoạn nói trên, những cảm nhận về đất nước cùa Nguyễn Khoa Điềm đạt tới một tầm vóc triết học sâu sắc.
Anh (chị) hiểu như thế nào về tính sử thi và cảm hứng lãng mạn trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Anh (chị) hiểu như thế nào về tính sử thi và cảm hứng lãng mạn trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

 05:06 18/05/2016

Nhiều người đã coi Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, và Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc là những bản anh hùng ca mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên nói riêng và của dân tộc ta nói chung trong hai cuộc kháng chiến thần thánh chống lại những kẻ thù xâm lược hùng mạnh nhất thế giới. Tính sử thi và cảm húng lãng mạn của truyện ngắn Rừng xà nu được biểu hiện trên mọi phương diện từ bối cảnh hiện thực khách quan mà tác phẩm phản ánh đến thế giới nghệ thuật trong tác phẩm, từ kết cấu đến hệ thống hình tượng, hệ thống nhân vật, từ các thủ pháp nghệ thuật đến ngôn ngừ, giọng điệu,...
Diễn biển tâm lí và hành động của Mị trong đêm Mị cắt dây trói cứu A Phủ qua ngòi bút miêu tả tinh tế và sâu sắc cứa Tô hoài (Trích Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, tập hai)

Diễn biển tâm lí và hành động của Mị trong đêm Mị cắt dây trói cứu A Phủ qua ngòi bút miêu tả tinh tế và sâu sắc cứa Tô hoài (Trích Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, tập hai)

 05:05 18/05/2016

Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) là tác phẩm xuất sắc của văn xuôi kháng chiến chống Pháp, tạo xúc động cho người đọc về số phận của Mị - cô con dâu nhà thống lý Pá Tra. Truyện ngắn này tiềm ẩn những yếu tố điện ảnh, giàu giá trị tạo hình và tinh tế trong sử dụng ngôn ngữ tạo dựng không gian truyện. Nét đặc sắc của truyện không chỉ tập trung trong không gian mùa xuân Hồng Ngài, nhà văn đã tập trung vào tiếng sáo như phản chiếu sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, mà còn thể hiện đặc sắc trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ. Bảy đoạn văn đặc tả không gian tương phản sáng - tối thể hiện sâu sắc bước ngoặt cuộc đời Mị.
Tình yêu của người phụ nữ qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Tình yêu của người phụ nữ qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

 05:04 18/05/2016

Trong thiên nhiên vũ trụ, biển và sóng là hiện thân sinh động của sự sống mãnh liệt, vĩnh hằng. Phải chăng vì thế qua ngòi bút nhiều nhà thơ, biển và sóng đã trở thành những biểu tượng quen thuộc diễn tả sự dâng đầy, nỗi khát khao, niềm sục sôi mê đắm của sự sống, của tình yêu. Sóng của Xuân Quỳnh nằm trong trường hợp ấy. Thế nhưng qua trái tim yêu của người phụ nữ này, bài thơ lấp lánh một vẻ đẹp riêng và ngót 30 năm nay, từ lúc ra dời, từng làm thổn thức trái tim bao người trẻ tuổi, trẻ lòng. Âu đó cũng chứng tỏ cái quy luật muôn đời của giá trị nghệ thuật: cùng vận dụng một chất liệu nhưng nếu nghệ sĩ nào gửi trọn vào đấy càng nhiều máu thịt của tâm hồn, của cuộc đời mình thì tác phẩm càng có sức sống lâu bền.
Bàn luận câu nói của M. Go-rơ-ki : "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".

Bàn luận câu nói của M. Go-rơ-ki : "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".

 05:03 18/05/2016

Lê-nin nói : "Không có sách không có tri thức, không có tri thức không có chủ nghĩa cộng sản". Bác Hồ cũng chỉ rõ về việc học tập : "Học ở đâu ? Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân...". Như vậy, sách quan trọng đến thế nào đối với cuộc sống con người. Có phải vì thế mà M. Go-rơ-ki đã khuyên chúng ta : Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".
Phân tích khổ đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

Phân tích khổ đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

 05:42 16/05/2016

Giữa cái bộn bề của thị trường thơ hôm nay, lật trang sách cũ, gặp Tây Tiến của Quang Dũng, chợt xôn xao cõi lòng theo những vần thơ đượm màu kiêu bạc hào hoa: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi...
Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn.

Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn.

 10:57 13/05/2016

Văn hào Lỗ Tấn (1881 - 1936) được ngợi ca là vị chủ tướng trên mặt trận văn hóa - tư tưởng, đạt được thành tựu lớn nhất trong nền văn học hiện đại Trung Quốc. Ông đã sống và viết với một tâm thế chiến đấu ngoan cường, bất khuất, coi khinh mọi kẻ thù của nhân dân. Hai vần thơ nổi tiếng của ông được truyền tụng như một châm ngôn sáng ngời:
Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh.

Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh.

 10:57 13/05/2016

Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lớn được Hồ Chí Minh viết và trang trọng tuyên bố trước công luận trong và ngoài nước về quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. Cách mạng tháng Tám thánh công ngày 19-8-1945 thì chỉ gần hai tuần sau, một nghi lễ lớn đã được tổ chức tại Hà Nội để Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố bản Tuyên ngôn Độc lập. Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện được viết một cách sâu sắc và cảm động, là một văn kiện chính trị lớn, là kết quả của cuộc đấu tranh cách mạng suốt gần một thế kỉ của dân tộc ta chống thực dân Pháp và phát xít Nhật. “Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu hi vọng gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam” (Trần Dân Tiên).
Bình giảng bài thơ Chiều tối (Mộ) trong Nhật kí trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh để làm rõ chất thép, vẻ đẹp cổ điển, vẻ đẹp hiện đại, tấm lòng nhân đạo bao la của Người.

Bình giảng bài thơ Chiều tối (Mộ) trong Nhật kí trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh để làm rõ chất thép, vẻ đẹp cổ điển, vẻ đẹp hiện đại, tấm lòng nhân đạo bao la của Người.

 10:56 13/05/2016

Năm 1990, nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Hồ Chí Minh (1890-1990) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã ghi nhận và suy tôn Người là “vị anh hùng giải phóng dân tộc và là một nhà vân hóa lớn”. Chỉ xét riêng về sự nghiệp văn chương, Người xứng đáng là nhà văn, nhà thơ lớn của nước ta. Trong những ngày bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam (từ mùa thu 1942 đốn mùa thu 1943), Người đã sáng tác tập thơ Nhật kí trong tù gồm 133 bài. Trong tập thơ ấy có bài Chiều tối (Mộ) rất đặc sắc:
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Bên kia sông Đuống của nhà thơ Hoàng cầm: Bên kia sông Đuống ..... Bây giờ tan tác về đâu.

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Bên kia sông Đuống của nhà thơ Hoàng cầm: Bên kia sông Đuống ..... Bây giờ tan tác về đâu.

 10:55 13/05/2016

Bên kia sông Đuống là bài thơ hay nhất trong sự nghiệp sáng tác văn học của Hoàng Cầm. Bài thơ được viết một mạch, trong suốt một đêm dài thức trắng sau khi nhà thơ nhận được tin giặc Pháp tràn về đánh chiếm quê hương mình bên kia sông Đuống. Bài thơ đăng lần đầu tiên trên báo Cứu Quốc tháng 6/1948. Nó được phổ biến nhanh chóng từ Việt Bắc tới Khu III, Khu IV, vào miền Nam và ra tận Côn Đảo. Cả bài thơ thể hiện nổi đau đớn, nhớ nhung, luyến tiếc, căm hờn trước cảnh tượng các giá trị văn hóa, vẻ đẹp cổ truyền, cuộc sống sinh hoạt yên bình và những con người thân yêu trên quê hương nhà thơ bị giặc tàn phá và đày đọa.
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng cầm:  Em ơi buồn làm chi ... Sao xót xa như rụng bàn tay.

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng cầm: Em ơi buồn làm chi ... Sao xót xa như rụng bàn tay.

 10:54 13/05/2016

Hoàng Cầm là một người nghệ sĩ tài hoa quê ở làng Lạc Thổ, tỉnh Bắc Ninh - quê hương của “tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong”. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo. Từ thuở ấu thơ, ông sống trong môi trường thấm đẫm không khí dân ca - đặc biệt là dân ca quan họ. Ông sớm nảy nở tài thơ và khiếu ngâm thơ. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông đã xuất bản một số tập thơ, kịch thơ và tác phẩm dịch từ tiếng Pháp. Ông hăng hái gia nhập Thanh niên cứu quốc từ năm 1944, tham gia cướp chính quyền năm 1945. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông hăng hái hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến. Ông tham gia quân đội 1947 đến năm 1955, từng làm Đoàn trưởng Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị và ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Ồng đã gửi đến những người đam mê nghệ thuật nhiều tác phẩm có giá trị như: kịch thơ Kiều Loan (1942), kịch thơ Hận Nam Quan (1944), kịch thơ Lên Đường (1944), tập thơ Quê hương (1955), trường ca Tiếng hát quan họ (1956), kịch thơ Tiếng hát Trương Chi (1957), truyện thơ Men đá vàng (1989), các tập thơ Mưa Thuận Thành (1991), về Kinh Bắc (1994) và tập Văn xuôi Hoàng Cầm (1999). Chỉ xét riêng ở lĩnh vực sáng tác thi ca, hồn thơ ông rộng mở, gắn bó với con người và quê hương, đất nước, chất tài hoa cùng truyền thống văn háo của quê hương Kinh Bắc đã đi vào thơ ông thắm thiết. Trong số nhiều thi phẩm của ông, Bên kia sông Đuống là bài thơ thành công và đặc sắc về đề tài quê hương.
Bình giảng bài thơ Mới ra tù, tập leo núi (Tân  xuất ngục, học đăng sơn) của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bình giảng bài thơ Mới ra tù, tập leo núi (Tân xuất ngục, học đăng sơn) của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 10:52 13/05/2016

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Người còn để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc, phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Riêng thơ ca là lĩnh vực nổi bật trong sáng tạo vãn chương của Người. Đặc biệt những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật viết bằng chừ Hán của Người luôn để lại trong lòng những độc giả yêu thơ, say thơ, sức rung, sức gợi sâu xa. Trong số đó, bài thơ Mới ra tù, tập leo núi (Tân xuất ngục, học đăng sơn) là một bông hoa nghệ thuật tỏa hương thơm ngào ngạt:
Phân tích hình tượng mảnh trăng trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu.

Phân tích hình tượng mảnh trăng trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu.

 10:51 13/05/2016

Truyện ngắn ấy lúc đầu có tên Mảnh trăng (in trong tập Những vùng trời khác nhau, 1970), sau này, khi được chọn vào các tuyển tập truyện ngắn của nhiều tác giả mới có tên là Mảnh trăng cuối rừng. Việc thêm vào tên truyện hai chữ đã xác định rõ hơn về một không gian cụ thể của câu chuyện. Nhưng trước sau thì Nguyễn Minh Châu vẫn giữ lại trong tên truyện yếu tố quan trọng nhất: hình ảnh mảnh trăng. Nên chú ý là mảnh trăng mà không phải vầng trăng. Vầng trăng thì rõ ràng quá và thường gợi nghĩ về sự tròn đầy, chẳng còn bị khuất lấp mà phải tìm kiếm nữa. Đằng này lại là mảnh trăng, mà hơn thế, mảnh trăng ở nơi cuối rừng, nó như lẩn khuất đâu đây, rất dễ chìm lấp vào trong rừng già đại ngàn kia, chập chờn ẩn hiện, gần đấy mà như còn xa vời, gợi sự kiếm tìm. Đọc vào truyện, mới càng thấy Nguyễn Minh Châu đã tìm cho truyện một cái tựa đề đích đáng. Không rõ cái tên ấy đến trước hay chỉ đến sau khi truyện đã hoàn thành, nhưng nó đã có như không thể nào khác được, không thể nào đúng hơn.
Phân tích nhân vật Đào trong truyện ngắn Mùa lạc của Nguyễn Khải. Từ đó nêu lên tư tưởng nhân đạo của tác phẩm.

Phân tích nhân vật Đào trong truyện ngắn Mùa lạc của Nguyễn Khải. Từ đó nêu lên tư tưởng nhân đạo của tác phẩm.

 10:50 13/05/2016

Nhân vật Đào là nhân vật có cá tính, với số phận được xây dựng khá thành công trong Mùa lạc. Tác giả đả giới thiệu ngoại hình, đã cho ta thấy lai lịch và số phận cũng như cho thấy sự chuyển biến trong tâm lí và trong tính cách của Đào từ khi lên nông trường Điện Biên.
Phân tích nhân vật Hoàng trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao. Nêu nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật này của nhà văn.

Phân tích nhân vật Hoàng trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao. Nêu nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật này của nhà văn.

 10:50 13/05/2016

Ta đã từng tiếp xúc với những Điền, những Hộ, với một Chí Phèo, một Lão Hạc của Nam Cao trong những sáng tác trước cách mạng! Ta đã bắt gặp được ở đó những người dân quê lam lũ nghèo nàn, sớm tối quần quật với cấy cày lưỡi cuốc, bị biến chát bởi xã hội đen tối xấu xa. Ta đã nhìn thấy và thông cảm đớn đau cùng với nỗi bi kịch tinh thần đang chất chứa, xâu xé tâm hồn của những người trí thức nghèo trong xã hội. Những con người ấy dường như đã được tập hợp lại để trở thành một hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao!
Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.

Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.

 10:49 13/05/2016

Người lái đò sông Đà là một bài trích trong tập Sông Đà. Đây là kết quả của chuyến đi thực tế của tác giả ở Tây Bắc năm 1958. Ông sông với bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân cầu đường và đồng bào các dân tộc Tây Bắc từ Lai Châu về Sơn La. Thực tiễn xây dựng lại bản làng sau 1954, phong cảnh, con người Tây Bắc đã đi vào trang sách với một nổi vui sống bao trùm lên tất cả chen lẫn những cảm tưởng kỳ vĩ về đất nước và Con người cũng như những xúc cảm trữ tình trước cái đẹp lạ lùng và hấp dẫn.
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện rõ nét qua hình tượng con sông Đà trong bài tùy bút Người lái dò sông Đà. Hãy phân tích và chứng minh.

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện rõ nét qua hình tượng con sông Đà trong bài tùy bút Người lái dò sông Đà. Hãy phân tích và chứng minh.

 11:02 11/05/2016

Khát khao cống hiến cho nghệ thuật, khát khao đi tìm và thể hiện những cảm giác mạnh mẽ dữ dội, cộng với chất nghệ sĩ đã phóng túng, tự do đã thúc đẩy Nguyễn Tuân đến với sông Đà và bằng “nghệ thuật bậc thầy của ngôn từ”, ông đã sáng tạo nên hình tượng con sông Đà - một trong những kiệt tác của nghệ thuật văn xuôi. Văn học Việt Nam có thêm hình tượng một dòng sông, người yêu văn chương có thêm một tác phẩm để mà yêu dấu, trân trọng. Có lẽ hình tượng con sông Đà trong “Người lái đò sông Đà” là một trong những hình tượng thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây