Trước tiên, đất nước hiện lên trong chiều dài của thời gian. Thời gian trong trích đoạn Đất Nước đầy ấp những hình tượng huyền thoại lấy từ trong truyền thuyết, phong tục dân gian. Nhờ sự xuất hiện của hình tượng thời gian này đất nước hiện lên trong chiều sâu thẳm của thời gian nguồn cội, đầy thiêng liêng thành kính.
Bên cạnh “thời gian đằng đẵng” là “không gian mênh mông”. Có không gian gắn với sự sinh tồn của cả cộng đồng: “Đất nước là nơi dần mình đoàn tụ”. Có không gian gắn bó với cuộc đời riêng tư của mỗi cá nhân; “Đất là nơi anh đến trường - Nước là nơi em tắm”... Sự song hành của các không gian như thế gợi lên hình tượng đất nước như là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cộng đồng và cá nhân. Đất Nước thiêng liêng mà cũng thật gần gũi gắn bó.
Đất nước còn hiện lên trong bề sâu văn hóa - phong tục, lối sống, mang đậm bản sắc Việt Nam. Chiều sâu văn hóa luôn ẩn hiện trong toàn bộ trích đoạn. Từ một nét phong tục: “Tóc mẹ thì bới sau đầu” cho đến nghi thức thiêng liêng của ngày giỗ Tổ. Tuy nhiên, chiều sâu văn hóa hiện lên thấm thía và đẹp đẽ nhất với những phát hiện và ngợi ca về vẻ đẹp tâm hồn, tính cách Việt Nam: yêu đắm say mà chung thủy; trọng nghĩa tình nhưng vì thế mà quyết liệt, không khoan nhượng trước kẻ thù.
Tư duy triết học hướng tới khám phá, nhận thức cái thống nhất. Tầm vóc triết học trong cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm là ở chỗ: từ ba bình diện không gian - thời gian - văn hóa, nhà thơ đã tìm ra hạt nhân gắn kết làm nên tính chính thể của hình tượng đất nước. Cái hạt nhân gắn kết này, không gì khác, đó chính là quan niệm: đất nước của nhân dân.
Tư tưởng đất nước của nhân dân là cơ sở đem lại những khám phá mới mẻ, độc đáo của Nguyền Khoa Điềm về hình tượng đất nước. Từ quan niệm đất nước của nhân dân. Lịch sử của đất nước không còn là lịch sử của các triều đại, các anh hùng mà là lịch sử của hàng nghìn lớp người “không ai nhớ mặt đặt tên - Nhưng họ đã làm ra đất nước”. Không gian đất nước cũng được tạo hình từ những “ao ước”, “lối sống" của ông cha từ bao đời nay. Cũng chính nhân dân là người đã sống lập, giữ gìn dòng chảy văn hóa của đất nước: “Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng - Họ truyền lửa.. - Họ truyền giọng điệu... - Họ gánh theo tên xã, tên làng...”. Một mật độ lớn các động từ được xếp cạnh nhau làm nổi lên hình tượng thật tầm vóc và kì vĩ của nhân dân - những người “làm ra Đất Nước”.
Tư tướng đất nước của nhân dân đã có một quá trình phát triển lâu dài trong lịch sử văn học dân tộc (Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu...). Trong văn học cách mạng, tư tưởng đất nước của nhân dân cũng đã được nhiều nhà thơ đề cập đến (Bài thơ Hác Hải, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Tre Việt Nam của Nguyễn Duy). Tuy nhiên, để tư tưởng này trở thành cảm hứng chủ đạo, xuyên thấm vào mọi biểu hiện nhỏ bé tinh tế nhất của hình tượng đất nước thì đó là một đóng góp đặc sắc của Nguyễn Khoa Điềm. Nó cho thấy sự kế thừa và kết tinh ở một trình độ mới của tư tưởng đất nước của nhân dân trong văn học.
Đoạn thơ mở đầu trích đoạn là một minh chứng sống động cho những đặc sắc trong cám nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.
Hiện lên qua đoạn thơ là hình tượng đất nước mênh mang trong thời gian. Nét đặc sắc là ở chồ chiều sâu thời gian ấy được gợi lên trước tiên từ những “ngày xửa ngày xưa” trong lời kể của mẹ. Đây không phải là thời gian lịch sử chính xác với những niên đại cụ thể. Nó là thứ thời gian mơ hồ, ảo diệu trong trí tướng tượng của trẻ thơ. Nó không định vị chính xác nhưng giúp ta cảm nhận thật sâu sắc, thấm thìa về sự trường tồn của đất nước.
Gương mặt của đất nước được hình dung từ những gì gần gũi bình dị trong cuộc sống thường ngày. Có cái gì thật chi li, tường tận trong cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Từ một cách búi tóc, một câu ca dao đến những sự vật bình dị: cái kèo, cái cột. Ngay cá đối với những vật tưởng rất mực bé nhỏ như “hạt gạo” thì tác giả vẫn có sự cảm nhận thật sâu sắc từ những thời điểm cụ thể: “một nắng hai sương” - “xay” - “giã” - “giần” - “sàng”. Với cách cảm nhận này, đất nước trở thành bầu khí quyển bao bọc lấy cuộc sống của mỗi con người. Ở đâu, trong bất kì biểu hiện nhỏ bé nào cũng mang hình đất nước. Đất nước được kéo gần lại thân quen, gắn bó máu thịt với con người.
Góp phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp của hình tượng đất nước trong đoạn thơ là một ngôn ngữ thấm đẫm chất liệu và hương sắc của văn hóa dân gian. Ngôn ngữ không bao giờ chỉ là ngôn ngữ. Đằng sau ngôn ngữ là một quan niệm. Ngôn ngữ mang đậm màu sắc văn hóa dân gian, ở đây là sự thấm nhuần quan niệm đất nước của nhân dân. Nói cách khác, quan điểm đất nước của nhân dân không chỉ là suy tưởng bên trong mà còn được hiện thực hóa bàng chính hình thức và ngôn ngữ thơ.
Giọng điệu thơ trầm lắng, chất chứa suy tư. Vừa như bộc bạch giải bày vừa như tự nói với chính mình. Một giọng điệu như thế khiến hình tượng đất nước hiện lên vừa trang nghiêm thành kính, vừa gần gũi thân thiết.