Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Lớp 11 - Trang 17

Lớp 11

Dàn ý: Cảm nhận về nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Dàn ý: Cảm nhận về nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

 00:52 14/11/2014

Nhân vật Liên được tác gả đặt ở vị trí trung tâm của truyện. Tính cách tâm hồn cô bé được tái hiện qua ánh mắt quan sát và những suy nghĩ cảm xúc khi đối diện với cuộc sống nơi phố huyện nghèo. Bằng tài nghệ khám phá thế giới nội tâm phong phú tinh tế, Thạch Lam đã tái hiện một cách chân thực sống động những vẻ đẹp tiềm ẩn trong nhân vật Liên...
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

 00:50 14/11/2014

Thạch Lam là nhà văn có sở trường ở thể loại truyện ngắn.Ông thường viết về những người dân nghèo sống mòn mỏi, bế tắc ở những phố huyện nghèo nàn xơ xác bằng sự cảm thương sâu sắc. Đọc truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, chúng ta không thể quên nhân vật Liên - một cô bé nghèo có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người.
Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

 00:35 14/11/2014

Nguyễn Tuân sinh năm 1910 ở làng Nhân Mục, tục gọi là làng Mọc, thuộc Hà Nội. Ông là người có bản lĩnh cứng cỏi trong đời sống và trong sáng tác văn học; hiểu biết rộng, quý trọng tài năng, coi trọng nghề nghiệp, có những sáng tạo độc đáo trong lời văn cũng như trong cảm nghĩ.
Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Bài 3)

Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Bài 3)

 00:09 14/11/2014

Mỗi lần đọc Thạch Lam trong trí tôi lại hiện lên hình ảnh cánh cổng gỗ của khu vườn êm ả được miêu tả trong truyện Dưới bóng hoàng lan. Phía ngoài cánh cổng là một thế giới ồn ào, phồn tạp, nắng nôi, nhưng bên trong là bầu không khí mát rười rượi thoảng mùi hương thật thích hợp cho tâm trạng suy tư và cảm nhận, lắng nghe những điều tế nhị của sự sống. Văn Thạch Lam cũng như khu vườn bên trong cánh cổng ấy, ít sự kiện, hành động nhưng đầy ắp những bâng khuâng. Nó cho ta cơ hội hiểu thấu sâu xa những cuộc đời giản dị, qua sự chiêm nghiệm lặng lẽ.
Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Bài 2)

Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Bài 2)

 00:02 14/11/2014

Mang một cuộc sống cơ cực, nghèo khổ, sống trong một khu phố tồi tàn và không có một chút ánh sáng ngoại trừ những thứ ánh sáng nhấp nhoáng nhỏ xíu cùng với một kiếp người sống tàn tạ và tồi tệ. Những con người này là những kiếp người không có lối thoát,họ mng muốn được sống với một kiếp người đầy đủ, tuy không giàu có nhưng cũng đủ để họ bớt cực khổ nhưng hy vọng đó chính là mong manh đối với họ. Những kiếp người tội nghiệp. Đây là nội dung cực kỳ ý nghĩa, gúp chúng ta cảm nhận được số phận của những người nghèo khổ thông qua tác phẩm “hai đứa trả” của tác giả Thạch Lam.
Cảm nhận sâu sắc của anh/chị qua tìm hiểu về cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. (Bài 2)

Cảm nhận sâu sắc của anh/chị qua tìm hiểu về cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. (Bài 2)

 00:30 12/11/2014

Nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng sống động về tính năng động của con người. Cuộc đời dù nghiệt ngã, nhưng sự nghiệp của con người ấy không vì thế mà buông xuôi theo số phận. Vượt qua số phận để đứng vững trước sóng gió của cuộc đời, chính là thái độ sống có văn hóa, là nhân cách cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu. Trên cương vị của một nhà thơ, cái sâu sắc, thâm thúy trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chính là chỗ chê khen, biểu dương và phê phán, thương ghét rõ ràng, chánh tà minh bạch, hợp đạo lý, thuận tình người, theo đúng chuẩn mực văn hóa Việt Nam.
Phân tích tâm trạng của hai chị em Liên khi thức đợi tàu trong bài Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Phân tích tâm trạng của hai chị em Liên khi thức đợi tàu trong bài Hai đứa trẻ - Thạch Lam

 09:09 11/11/2014

Thạch Lam xuất hiện trên văn đàn Việt Nam 1930 - 1945 như một làn "gió đầu mùa" tinh khiết, êm nhẹ. Người đọc văn Thạch Lam cảm nhận được một tình người đằm thắm trong một giọng văn tha thiết. Cái đẹp tự lan toả, "tiềm tàng trong mọi vật bình thường" khiến cho "lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn". Thạch Lam đã khơi gợi ánh sáng cho những tâm hồn từ ngay những mảng đời chìm trong bóng tối. Truyện ngắn Hai đứa trẻ - câu chuyện về hai chị em ở phố huyện nghèo - như một bài thơ thấm đẫm tình người. Thế giới trẻ thơ gợi lại cho mỗi chúng ta những rung động êm đềm mà sâu sắc, mở ra những suy tư về thân phận con người.
Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) (Bài 2)

Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) (Bài 2)

 09:03 11/11/2014

Ta thật buồn cười với tiếng khóc “Hứt … Hứt!... Hứt!” của ông Phán mọc sừng. (Ấy là tên nghe cũng thực kì quá). Ổng khóc bố ông ấy đây. Nghe đau xót ghê! Rồi bên cạnh đấy là cụ Hồng cũng “mếu máo” và “ngất đi". Rõ là những đứa con có hiếu!
Diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Bài 2)

Diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Bài 2)

 21:28 08/11/2014

“Văn học là nhân học” ( M.Gorki). Trong văn học, do vậy, vẻ đẹp nhân bản của con người luôn luôn là một phương tiện thẩm mĩ mà ở đó chất thơ và chất hiện thực hoà quyện với nhau. Để làm rõ điều vừa nói, “hai đứa trẻ” của Thạch Lam sẽ là một dẫn chứng.
Tâm trạng của nhân vật Liên Trong "Hai đứa trẻ" và diễn biến tâm trạng trong cảnh đợi tàu

Tâm trạng của nhân vật Liên Trong "Hai đứa trẻ" và diễn biến tâm trạng trong cảnh đợi tàu

 21:25 08/11/2014

Thạch Lam là nhà văn luôn hướng tới hiện thực tâm hồn của những con người bình thường,cơ cực nhưng rất đỗi thanh cao.Văn ông là một áng văn xuôi đậm chất thơ có sự hòa quyện của hai yếu tố hiện thực và lãng mạn và "Hai đứa trẻ" là một tác phẩm như thế. Truyện đã thể hiện được tâm trạng của Liên và diễn biến tâm trạng trong cảnh đời tàu.
Diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

 21:23 08/11/2014

Hai đứa trẻ là tác phẩm xuất sắc của Thạch Lam được bạn đọc biết đến nhiều nhất. Tác phẩm được in trong tập Nắng trong vườn (1938). Truyện gây ấn tượng cho người đọc bởi văn phong nhẹ nhàng, giàu tình người tình đời. Ấn tượng khó quên trong lòng người đọc về thiên truyện ngắn này có lẽ là hình ảnh hai đứa trẻ mà cô bé Liên là nhân vật được nhà văn Thạch Lam tập trung khắc họa nhiều nhất.
Ý nghĩa lịch sử cánh mạng tháng mười nga?

Ý nghĩa lịch sử cánh mạng tháng mười nga?

 05:12 05/11/2014

Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 đã đạt tới đỉnh cao bằng việc giành chính quyền về tay nhân dân. Đây là một sự kiện lịch sử vĩ đại của loài người và nó mang cả ý nghĩa trong nước và quốc tế.
Hình tượng người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hai bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương và Tự tình II của Hồ Xuân Hương (Bài 5)

Hình tượng người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hai bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương và Tự tình II của Hồ Xuân Hương (Bài 5)

 09:19 30/10/2014

Trong những năm từ thế kỉ mười bảy đến cuối thế kỉ mười chín, dưới sự suy tàn mục nát của chế độ phong kiến, số phận người phụ nữ bị gần như bị vùi dập trong vũng bùn đau khổ bởi lễ giáo phong kiến “trọng nam khinh nữ” hà khắc. Họ phải chịu chói buộc trong chế độ xã hội nam quyền độc đoán, đa thê… cùng với sự áp đặt của lễ giáo phong kiến: “Tam tòng, tứ đức” ( tam tòng là: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử; tứ đức là: công, dung, ngôn, hạnh). Họ hầu như không có quyền quyết định cuộc đời mình mà phải an phận, phục tùng và cam chịu. Vì thế, họ gặp rất nhiều đau khổ trong cuộc sống, tình duyên thì lận đận, phải chịu cuộc đời làm lẻ, làm thiếp cho người ta… Cảm thông với số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, nhiều nhà văn nhà thơ đã thay họ đứng lên nói lên tiếng lòng của mình. Trong đó có Hồ Xuân Hương với “Tự tình” và Trần Tế Xương cùng “Thương vợ”.
Hình tượng người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hai bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương và Tự tình II của Hồ Xuân Hương (Bài 3)

Hình tượng người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hai bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương và Tự tình II của Hồ Xuân Hương (Bài 3)

 09:09 30/10/2014

Nói về đề tài người phụ nữ, văn học Việt Nam có bao tác phẩm hay, xuất sắc, đậm chất chữ tình về chủ đề ấy. Với tôi, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua các bài thơ "Bánh trôi nước", "Tự tình" (bài 2) của Hồ Xuân Hương và "Thương vợ" của Trần Tế Xương nói về hoàn cảnh, cuộc sống của những người phụ nữ phải chịu nhiều nỗi khổ đau của số phận, bị chà đạp về thể xác, sự đau đớn khi bị vùi dập trước hoàn cảnh sống..., nhưng trong con người họ toát lên vẻ đẹp của tâm hồn, nhân cách, phẩm chất cao đẹp, đáng quý của người phụ nữ.
Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc (Bài 5)

Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc (Bài 5)

 08:49 30/10/2014

Người nông dân Việt Nam yêu nước chống ngoại xâm đã xuất hiện từ rất lâu, ít nhất cũng trên mười mấy thế kỷ nay. Nhưng trong văn học, hình ảnh người nông dân ấy chỉ thực sự xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ XIX với bài văn “ Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu đã tạo nên bức tượng đài nghệ thuật đầu tiên về người nông dân – nghĩa sĩ Việt Nam. Đó là hình tượng rất đẹp, rất chân thực đầy tính bi tráng, bi thương mà hào hung như cuộc chiến đấu bi tráng mà nhân dân Việt Nam đã tiến hành suốt nửa sau thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, vì cuộc sống, vì độc lập, tự chủ của Tổ quốc mình.
Hình tượng người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hai bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương và Tự tình II của Hồ Xuân Hương (Bài 2)

Hình tượng người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hai bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương và Tự tình II của Hồ Xuân Hương (Bài 2)

 21:41 26/10/2014

Hình ảnh người phụ nữ VN từ lâu đã trở thành đề tài muôn thuở cho các nhà thơ, nhà văn. Đặc biệt qua các bài Tự Tình của Hồ Xuân Hương và Thương Vợ của Trần Tế Xương chúng ta sẽ hiễu rõ thêm phần nào về thân phận của người phụ nữ thời xưa dưới chế độ phong kiến.
Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc

Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc

 03:39 26/10/2014

Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn tài ba khi đã nêu lên hình ảnh người nông dân trong văn học mà trong suốt các thời gian qua chưa được nhắc đến thông qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.Trong bài văn tế, hình ảnh người nông dân được khắc hoạ rõ ràng. Hình ảnh người nông dân nghèo khổ chỉ biết làm ăn một cách thầm lặng, quanh năm chỉ biết ruộng trâu, cần cù lao động. Họ là những người nông dân yêu ghét rõ ràng , căm thù quyết không đội trời chung với giặc khi thực dân Pháp xâm lược. Họ đã anh dũng chiến đấu và anh dũng hi sinh, trong lời văn là những lời lẽ bi thương đầy nước mắt nhưng không hề rơi nước mắt. Đó chính là cái hay của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
So sánh hình tượng người phụ nữ qua hai bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương (Bài 2)

So sánh hình tượng người phụ nữ qua hai bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương (Bài 2)

 03:45 21/10/2014

Hình ảnh đầu tiên của người phụ nữ Việt Nam được thể hiện qua hai bài thơ đó là hình tương người phụ nữ Việt Nam chịu nhiều đau khổ, vất vả trong cuộc sống.
So sánh hình tượng người phụ nữ qua hai bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương

So sánh hình tượng người phụ nữ qua hai bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương

 03:39 21/10/2014

“Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” ( một con trai xem như có, mười con gái cũng như không) Mới nghe qua hẳn ai trong chúng ta cũng không khỏi phê phán tư tưởng lỗi thời, lạc hậu chứa đựng trong câu nói trên, bởi một lí do đơn giản, chúng ta đang sống trong một xã hội công bằng bình đẳng.
Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng. Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về sự nguy hại của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống

Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng. Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về sự nguy hại của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống

 12:16 20/10/2014

Những chứng bệnh như ung thư, AIDS,… đã và đang làm giới y khoa đau đầu. Nhưng đáng buồn thay, một căn bệnh chết người khác đang âm thầm xâm chiếm, phá huỷ dần mòn các tế bào của những người cả tin. Người ta gọi đó là dịch. Vâng, dịch đạo đức giả!Trên thực tế, dịch này đã lan đi rất nhanh, từ người này sang người khác và đã để lại những di chứng hết sức nghiêm trọng. Vậy dịch đạo đức giả là gì màlại nguy hiểm như thế? Có thể hiểu đạo đức giả là cách ứng xử giả tạo, dùng vỏ đạo đức bề ngoài nhằm che đậy bản chất vô đạo đức bên trong.
Suy nghĩ của anh chị về phong trào “Tiếp sức mùa thi” diễn ra hằng năm vào các kỳ thi Quốc gia.

Suy nghĩ của anh chị về phong trào “Tiếp sức mùa thi” diễn ra hằng năm vào các kỳ thi Quốc gia.

 12:13 20/10/2014

Hằng năm cứ vào dịp giữa đầu tháng 6 cho đến hết tháng 7, tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… lại diễn ra phong trào “Tiếp sức mùa thi” do hội sinh viên và trung ương đoàn phát động nhằm giúp đỡ các sĩ tử khắp nơi về các thành phố lớn để bước vào kỳ thi quan trọng của cuộc đời mình – kỳ thi Đại học. Vậy “Tiếp sức mùa thi” có ý nghĩa như thế nào và để lại dấu ấn gì?
Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình

Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình

 12:10 20/10/2014

Khi sinh ra, bản năng sinh tồn là cái mà mỗi con vật có được. Chúng có thể đứng lên bằng chính đôi chân mình có thể chạy nhảy. Tạo hoá đã ưu ái ban cho chúng những khả năng kì diệu đó. Nhưng con người thì khác khi sinh ra tiếng khóc chào đời là tất cả những gì họ có được. Tiếng oa oa cất lên chỉ đơn giản cho mọi người biết một mầm sống mới đã ra đời. Nhưng mầm sống đó sẽ ra sao? và tương lai của nó sẽ như thế nào. Cuộc sống phía trước là của chính nó và do nó quyết định. Giống như một nhà triết học đã nói : ”Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy , và nó phải làm bằng tự do của chình nó Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra”.
Bài học cuộc sống rút ra từ lời tâm sự của nữ nhà văn Mĩ Helen Keller: “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày.”

Bài học cuộc sống rút ra từ lời tâm sự của nữ nhà văn Mĩ Helen Keller: “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày.”

 12:07 20/10/2014

Cuộc sống quả thật rất kì lạ. Có những con người sinh ra được hưởng đầy đủ mọi ưu ái vật chất và tinh thần. Nhưng lại có những người bất hạnh mất đi một phần ưu ái đó. Và trớ trêu thay khi những người có đầy đủ mọi thứ lại thường cảm thấy không thỏa mãn khi thiếu đi một thứ vật chất thông thường nào đó. Họ cứ mãi nghĩ về bản thân mình mà không biết rằng xung quanh còn có biết bao nhiêu người còn kém may mắn hơn mình rất nhiều. Nữ nhà văn Mĩ Hellen Keller đã từng như thế cho đến một ngày bà chợt nhận ra những may mắn mà mình được hưởng, bà tâm sự “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày”. Lời tâm sự chân thành đó đã đánh thức biết bao cảm xúc trong trái tim mỗi người.
Nghị luận về: Lòng dũng cảm

Nghị luận về: Lòng dũng cảm

 12:04 20/10/2014

Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý trọng ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu, khi làm bất cứ một việc gì, con người đều cần lòng dũng cảm.
Suy nghĩ của anh chị về sự biến đổi khí hậu và những thiên tai  gần đây như động đất, sóng thần, núi lửa … đang gây nên những hiểm họa khôn lường cho nhân loại.

Suy nghĩ của anh chị về sự biến đổi khí hậu và những thiên tai gần đây như động đất, sóng thần, núi lửa … đang gây nên những hiểm họa khôn lường cho nhân loại.

 12:02 20/10/2014

Nhân loại đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong do tác động của nạn ô nhiễm môi trường dẫn đến“sự biến đổi khí hậu và những thiên tai gần đây như động đất, sóng thần, núi lửa … đang gây nên những hiểm họa khôn lường cho nhân loại”.
Trong vở kịch hồn trương ba, da hàng thịt, nhà văn Lưu Quang Vũ có viết: “không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sống nêu trên.

Trong vở kịch hồn trương ba, da hàng thịt, nhà văn Lưu Quang Vũ có viết: “không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sống nêu trên.

 12:00 20/10/2014

Cuộc sống luôn tồn tại hai mặt: tốt và xấu. Con người cũng có mặt hoàn thiện và mặt chưa hoàn thiện. Vì thế, trong cuộc sống con người không ngừng đấu tranh vươn lên để hoàn thiện nhân cách của mình. Câu nói của Trương Ba trong vở kịch nổi tiếng “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã phần nào nói lên được nội dung ấy: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
Suy nghĩ về câu nói: Đời có nhiều giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” (trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm) (Bài 2)

Suy nghĩ về câu nói: Đời có nhiều giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” (trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm) (Bài 2)

 11:56 20/10/2014

Cuộc sống đầy những chông gai thử thách, bạn đừng bao giờ đầu hàng trước số phận mà hãy tự vươn lên đối đầu với mọi chông gai. Với ý nghĩa đó, câu nói “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố ” (Đặng Thuỳ Trâm) thực sự đã mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa.
Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa”

Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa”

 11:49 20/10/2014

Trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có cho mình một thần tượng để ước mơ và vươn tới. Thần tượng ấy có thể là một doanh nhân thành đạt, một ca nhạc sĩ, hay chỉ là người mẹ, người cha trong gia đình. Nhưng có một bộ phận lớp trẻ bây giờ lại mê mẩn những thần tượng Kpop để rồi quên ăn, quên ngủ, quên cả học hành. Vì vậy có ý kiến cho rằng “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa”. Điều đó đúng chăng?
Anh (chị) hãy trình bày sự ảnh hưởng của gia đình đối với mỗi cá nhân

Anh (chị) hãy trình bày sự ảnh hưởng của gia đình đối với mỗi cá nhân

 11:46 20/10/2014

Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Đặc biệt môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách. Có người sinh ra trong môi trường gia đình không mấy tốt đẹp rồi anh ta cũng trở thành bản sao của sự không tốt đẹp ấy. Nhưng cũng có người vượt qua được hoàn cảnh để trở thành con người có ích cho xã hội. Câu chuyện kể về hai nhân vật A và B đã phần nào cho chúng ta thấy rõ điều đó.
Giữa một vùng sỏi đá khô cằn,cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Phát biểu suy nghĩ của anh(chị) được gợi ra từ hiện tượng nêu trên.

Giữa một vùng sỏi đá khô cằn,cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Phát biểu suy nghĩ của anh(chị) được gợi ra từ hiện tượng nêu trên.

 11:43 20/10/2014

Giữa vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Hình ảnh ấy tạo một cảm giác cô đơn,lạc lõng thậm chí là bị đày đọa nhưng bông hoa bé nhỏ ấy vẫn kiên cường,hiên ngang.Nó chống chọi với những điều đó với tất cả sức lực nhỏ bé mà bền bỉ, như cánh chim bé nhỏ chao lượn giữa cơn giông bão tìm đường về tổ và cuối cùng nó đã chiến thắng.

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây