"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non"
Với bút pháp tả thực, từ ngữ giản dị đã gợi cho ta thấy được sự cô đơn lanh lẽo trong cái không gian thanh vắng trống trải của đêm khuya. Từ ngữ "hồng nhan" như ám chỉ một người phụ nữ xinh đẹp, quyến rủ thế nhưng nó lại cứ "trơ" ra. Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn công khai một hiện thực hết sức bẽ bàng, chua xót mà bà đang nếm phải.Và cũng từ đó bà nhận ra được số phận của những người phụ nữ trong chế độ phong kiến thối nát, với những quan niệm"trai thì nam thê bảy thiếp" đã làm cho người phụ nữ không có được một chỗ đứng trong xã hội, họ lo lắng cho thân phận trôi nổi cuả mình bởi họ không thể quyết định được duyên phận của bản thân họ.
"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tàn"
Bà đã mượn rượu để quên đi tình, quên đi cái số phận hẩm hiu của mình, nhưng say rồi lại tỉnh lại càng buồn tủi hơn, đau khổ hơn.HÌnh ảnh vầng trăng sắp tàn mà lại khuyết chưa tròn như ngự ý một nhân duyên không trọn vẹn mà tuổi xuân thì cứ lạnh lùng trôi qua.
"Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn"
Khoảng không gian như được mở rộng hơn qua tầm nhìn của tác giả, những động từ "đâm", "xiên" gợi lên sự mạnh mẽ, bướng bỉnh thể hiện sự kháng cự đầy quyết liệt của bà Hồ Xuân Hương, một nỗi khao khát được hạnh phúc, được có một mái ấm gia đình, được người chồng thương yêu chăm sóc chứ không phải ngồi một mình trong đêm khuyên thanh vắng với sự cô đơn và lạnh lẽo trong nỗi buồn tủi, tâm trạng chán chường trước một mảnh tình không được trọn vẹn mà phải "chia năm sẻ bảy" để rồi cuối cùng chỉ còn một mảnh "tí con con". Mặc dù bà có bản lỉnh có giỏi gian như thế nào cũng không thoát khỏi được nghịch cảnh. Bởi người phụ nữ không hề có được địa vị trong xã hội này.Cái xã hội "trọng nam khinh nữ","nhất nam viết hữu thập nữ viết vô" đã làm cho người phụ nữ điêu đứng, nhưng cũng từ đó những phẩm chất tốt đẹp của họ được bộc lộ rõ nét hơn..
"Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng"
Hoàn cảnh kiếm sống của bà Tú đã được giới thiệu rất rõ nét, thời gian cứ lặp đi lặp lại đến năm này sang năm khác, bà Tú phải làm việc vất vả, cực nhọc để "nuôi đủ năm con với một chồng" đó không phải là một điều dễ dàng mà ai cũng làm được. Tác giả đã sữ dụng biện pháp tu từ đảo ngữ một cách tinh tế "lặn lội thân cò " đã khắc họa rõ nét chân dung của bà Tú ở những nơi nguy hiểm vắng vẻ mà đáng ra việc đó phải dành cho người chồng, người cha, trụ cột của gia đình thế nhưng bà Tú lại phải gánh lấy không một lời than phiền oán trách.
"Một duyên hai nợ âu đành phận
năm nắng mười mưa dám quản công"
Dù có gian nan, vất vả thế nào thù cũng là duyên phận, bà Tú chấp nhận tất cả, giấu kín lòng mình với bao nỗi xot xa, tủi cực vì chồng vì con. Nghệ thuật đối trong hai câu thơ trên đã làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp, tần tảo nuôi con của bà Tú nói riêng và người phụ nữ Vn nói chung.
"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không"
Tác giả như nói thay lới của vợ mình_bà Tú, để than trách chính bản thân mình, là người chồng không làm được việc gì để chăm lo đến gia đình rồi còn trở thành một gánh nặng đè trên vai người vợ, "hờ hững" không hề quan tâm đến gia đình, vợ con, không biết chia sẽ những nỗi vất vả của vợ, coi người vợ mình như một cổ máy làm việc không biết mệt mỏi. Phải chăng đây cũng chính là một gia đình điển hình trong chế độ phong kiến thời xưa với những thủ tục lạc hậu "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" đã trở thành một sự ràng buột đối với người phụ nữ.
Qua hai tác phẩm trên đã làm cho chúng ta hiểu rõ thêm về thân phận người phụ nữ thời xưa, với những khát vọng, những ước mơ nhỏ bé là có được một gia đình ấm êm, cuộc sống no đủ, có thể làm chủ được số phận của mình.Và ta càng hiễu rõ thêm những phẩm chất tốt đẹp, sẵn sàng hi sinh vì chồng vì con của người phụ nữ VN.