Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng. Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về sự nguy hại của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống

Thứ hai - 20/10/2014 12:16
Những chứng bệnh như ung thư, AIDS,… đã và đang làm giới y khoa đau đầu. Nhưng đáng buồn thay, một căn bệnh chết người khác đang âm thầm xâm chiếm, phá huỷ dần mòn các tế bào của những người cả tin. Người ta gọi đó là dịch. Vâng, dịch đạo đức giả!Trên thực tế, dịch này đã lan đi rất nhanh, từ người này sang người khác và đã để lại những di chứng hết sức nghiêm trọng. Vậy dịch đạo đức giả là gì màlại nguy hiểm như thế? Có thể hiểu đạo đức giả là cách ứng xử giả tạo, dùng vỏ đạo đức bề ngoài nhằm che đậy bản chất vô đạo đức bên trong.
Về thực chất, đạo đức giả là một lối sống giả dối, vì thế nó góp phần huỷ hoại đời sống con người, đẩy đời người vào những hoàn cảnh bất hạnh, trớ trêu, vào những nghịch cảnh đầy oan khiên. Thật đáng lo ngại, đúng là một căn bệnh cần phải tránh! Nhưng những cái xấu xa, đê hèn lại thích lẩn khuất đâu đó trong bóng tối, dùng cái vỏ hào nhoáng, lộng lẫy mà che mắt thiên hạ. Chẳng ai biết gì về “hắn”, chỉ có thể mãn nguyện rằng mình đã gặp phải người tốt. Còn “hắn”, con mồi đã trong tay thì ngại gì “bề ngoài thơn thớt nói cười mà trong nham hiểm giết người không dao”.
 
“Hắn”_ dịch đạo đức giả đang dùng những lời nói hay ho, đẹp đẽ bề ngoài nhằm che đậy ý nghĩ đen tối và tình cảm thấp hèn bên trong. “Hắn” là bạn đồng hành của thói ích kỉ, đố kị, xu nịnh, a dua,… có mặt khắp nơi_ từ Nam ra Bắc, từ Đông sang Tây và nếu cần “hắn” có thể đi du lịch vòng quanh thế giới. Chẳng đâu xa, nơi chúng ta đang học tập và làm việc, có những người qua loa, trong lòng đầy gen ghét đố kị, luôn âm mưu hãm hại người khác để rắp tâm thực hiện ý đồ cá nhân nhưng luôn mang một bộ mặt hiền lương, quân tử. Trong mối quan hệ bạn bè, thân tình, hàng xóm là những mối quan hệ trong trẻo mà nhiều khi cũng bị thói đạo đức giả chen vào. Gặp nhau thì bắt tay hồ hởi, ngoảnh mặt đi thì nói xấu sau lưng, buôn dưa lê từ người này sang người khác.họ tạo ra một mối quan hệ gắn bó tưởng chừng là mật thiết nhưng đụng chuyện lại đâm ra không có gì. Cái họ muốn là gì? Chỉ nhận không cho, lùi một bước nói cười vui vẻ, tiến hai bước cho những động cơ xấu xa, đê tiện.
 
“Hắn” kì thực là một siêu thám tử tài ba_ giỏi ẩn nấp, truy tìm và xuất hiện đột ngột khiến người ta phải ngỡ ngàng. “Hắn” đeo trên mặt vài cái mặt nạ, ứng xử cho đúng với luân thường đạo lí nhưng vô hình trung đã biến hắn thành một kẻ xấu xa, đê tiện, bệnh hoạn và nguy hiểm. “Hắn” đã làm đảo lộn những giá trị đạo đức khiến cho thật giả bất phân, làm suy đồi văn hoá xã hội và gây nhiều hậu quả khôn lường khác.
 
Tóm lại, “hắn”, đồng thời là thói đạo đức giả đang đồng hành với tâm lí cả tin. Ở đâu còn sự cả tin thì nơi đó đạo đức giả  còn đất sống. Vì vậy, chúng ta cần cảnh giác và tẩy trừ thói đạo đức giảđể xã hội trong sạch, không còn xú uế.
 
Phải chăng: “ Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi”?          Có vô vàn quan niệm, định nghĩa khác nhau về bạn: bạn là người hiểu ta như chính ta vậy; bạn là người sẵn sàng chia sẻ với ta bất cứ điều gì,… Và trong kho tàng định nghĩa ấy có một quan niệm đáng để chúng ta suy ngẫm: ‘Bạn là người đến với ta khi mọi người bỏ ta đi’.
Mọi người thường bỏ ta đi mỗi khi ta thất bại, trở thành kẻ xấu. Khi đó mọi người sẽ xa lánh ta, lúc này ta sẽ cảm thấy rất cô đơn, trống trải, nản chí, tuyệt vọng. Đây chính là thời điểm khó khăn nhất trong cuộc đời mỗi cá nhân. Ta sẽ cảm thấy mình sống thật vô nghĩa, không còn hi vọng trong tương lai, từ bỏ lí tưởng ước mơ. Bởi vậy, nếu có ai đó đến với ta thì thật là niềm hạnh phúc lớn không gì sánh nổi. Có thể coi đó là một người bạn chân chính. Vì những người sẵn sàng đến với ta trong những lúc như vậy, thường là những người biết quan tâm đến người khác, sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm mà ta đã gây ra. Lúc đó ta sẽ biết mình chưa hoàn toàn bị bỏ rơi, bị ruồng rẫy. nó truyền cho ta niềm tin vào tương lai. Một người bạn chân chính là người đến với ta đúng lúc ta khó khăn và tuyệt vọng; một tình bạn đẹp được hình thành dựa trên những con người như thế.
 
Trong thực tế của cuộc sống, tình bạn này nở trong những hoàn cảnh khác nhau, song những người bạn và tình bạn chân chính thường được hình thành trong những lúc khó khăn. Điều này đã được khẳng định bởi các câu ngạn ngữ. Ngạn ngữ của xứ sở xương mù đã đúc kết:’ Tình bạn đến với nhau trong những lúc khó khăn mới thực là tình bạn’. Người Việt Nam chúng ta cũng khuyên nhau:
 
“Bạn bè là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước một bề mới nên”
 
Trong thực tế không ít người đã ngộ nhận về bạn. Bạn chân chính không thể là người: “bạn ăn bạn uống”; khi ta làm điều sai, điều xấu bạn không thể là người đồng tình ủng hộ, càng không thể là người đến để lôi kéo ta vào con đường xấu. Bạn và tình bạn đẹp có ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời mỗi con người. Đó thực sự là viên ngọc đẹp đẽ nhất trên đời, là một trong những hạnh phúc lớn lao nhất trên đời, quý hơn mọi thứ quà tặng trên cuộc đời này mà con người có được. Bởi vậy, mỗi con người cần biết trân trọng những người bạn tốt, những tình bạn đẹp đang có. Đồng thời phải ý thức được trách nhiệm xây đắp tình bạn để ngày càng bền vững.
 
Một nhà văn Mĩ đã nói rằng: “Cách duy nhất để có bạn là chính bản thân mình phải là một người bạn”.

Sách giải st

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây