Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải Toán 8 sách Kết nối Tri Thức, bài 16: Đường trung bình của tam giác

Thứ năm - 19/10/2023 04:15
Giải Toán 8 sách Kết nối Tri Thức, bài 16: Đường trung bình của tam giác - Trang 82, 83.

1. Định nghĩa đường trung bình của tam giác

Câu hỏi trang 81: Em hãy chỉ ra các đường trung bình của ∆DEF và ∆IHK trong Hình 4.14.
hinh 4 14
Giải:
Quan sát Hình 4.14, ta thấy:
* Xét ∆DEF có M là trung điểm của cạnh DE; N là trung điểm của cạnh DF nên MN là đường trung bình của ∆DEF.
* Xét ∆IHK có:
• B là trung điểm của cạnh IH; C là trung điểm của cạnh IK nên BC là đường trung bình của ∆IHK.
• B là trung điểm của cạnh IH; A là trung điểm của cạnh HK nên AB là đường trung bình của ∆IHK.
• A là trung điểm của cạnh HK; C là trung điểm của cạnh IK nên AC là đường trung bình của ∆IHK.
Vậy đường trung bình của ∆DEF là MN; các đường trung bình của ∆IHK là AB, BC, AC.
 

2. Tính chất đường trung bình của tam giác

Hoạt động 1 trang 82: Cho DE là đường trung bình của tam giác ABC (H.4.15).Sử dụng định lí Thales đảo, chứng minh rằng DE // BC
hinh 4 15

Giải:
Ta có DE là đường trung bình của tam giác ABC nên:
• D là trung điểm của AB hay AD =  AB nên  =
• E là trung điểm của AC hay AE =  AC nên  =
Xét tam giác ABC có  =  =  , theo định lí Thales đảo, ta suy ra  DE // BC (đpcm).
Hoạt động 2 trang 82: Cho DE là đường trung bình của tam giác ABC (H.4.15). Gọi F là trung điểm của BC. Chứng minh tứ giác DEFB là hình bình hành. Từ đó suy ra DE =  BC
hinh 4 15

Giải:
Ta có: F là trung điểm của BC nên CF =  BC, suy ra  = 12
Mà E là trung điểm của AC nên CE =  CA, suy ra  = 12
Do đó trong DABC có  =  = , theo định lí Thales đảo ta có: EF // AB.
Xét tứ giác DEFB có DE // BF (vì DE // BC, theo HĐ1); EF // BD (vì EF // AB)
Do đó tứ giác DEFB là hình bình hành.
Suy ra DE = BF mà BF =  BC nên DE =  BC

Luyện tập trang 83: Cho tam giác ABC cân tại A, D và E lần lượt là trung điểm của AB, AC. Tứ giác DECB là hình gì? Tại sao?
Giải:
giai toan 8 sach kntt bai 16 cau LT

Tam giác ABC cân tại A nên  =  
Vì D và E lần lượt là trung điểm của AB, AC nên DE là đường trung bình của tam giác ABC.
Suy ra DE // BC nên tứ giác DECB là hình thang.
Hình thang DECB có  =  nên là hình thang cân.
 

3. Giải bài tập trang 83

Bài 4.6: Tính các độ dài x, y trong Hình 4.18.
hinh 4 18
Giải:
• Hình 4.18a)
Ta có: DH = HF, H ∈ DF nên H là trung điểm của DF;
EK = KF, K ∈ EF nên K là trung điểm của EF.
Xét tam giác DEF có H, K lần lượt là trung điểm của DF, EF nên HK là đường trung bình của tam giác DEF.
Suy ra HK =  DE =
Do đó x = 2HK = 2 . 3 = 6.

• Hình 4.18b)
Vì MN ⊥ AB, AC ⊥ AB nên MN // AC.
Mà M là trung điểm của AB (vì AM = BM = 3)
Suy ra MN là đường trung bình của tam giác ABC.
Do đó N là trung điểm của BC nên y = NC = BN = 5.
Vậy x = 6; y = 5.

Bài 4.7: Cho tam giác ABC. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AC, BC.
a) Chứng minh tứ giác BMNC là hình thang
b) Tứ giác MNPB là hình gì? Tại sao?
Giải:
giai toan 8 sach kntt bai 16 cau 4 7
a) Vì M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AC nên MN là đường trung bình của tam giác ABC suy ra MN // BC.
Tứ giác BMNC có MN // BC nên tứ giác BMNC là hình thang (đpcm).

b) Vì N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh AC, BC nên NP là đường trung bình của tam giác ABC suy ra NP // AB hay NP // MB.
Tứ giác MNPB có MN // BP (do MN // BC); BM // NP (chứng minh trên).
Do đó, tứ giác MNPB là hình bình hành.

Bài 4.8: Cho tam giác ABC có trung tuyến AM. Lấy hai điểm D và E trên cạnh AB sao cho AD = DE = EB và D nằm giữa hai điểm A, E
a) Chứng minh DC // EM
b) DC cắt AM tại I. Chứng minh I là trung điểm của AM
Giải:
giai toan 8 sach kntt bai 16 cau 4 8

a) Vì AM là đường trung tuyến của tam giác ABC nên M là trung điểm của BC.
Ta có BE = DE và E ∈ BD nên E là trung điểm của BD.
Xét tam giác BCD có E, M lần lượt là trung điểm của BD, BC nên EM là đường trung bình của tam giác BCD.
Do đó DC // EM (tính chất đường trung bình).

b) Ta có D là trung điểm của AE (vì AD = DE, D ∈ AE).
Mà DI // EM (vì DC // EM).
Do đó DI là đường trung bình của tam giác AEM.
Suy ra I là trung điểm của AM.

Bài 4.9: Cho hình chữ nhật ABCD có AC cắt BD tại O. Gọi H, K lần lượt là trung điểm của AB, AD. Chứng minh rằng tứ giác AHOK là hình chữ nhật
Giải:
giai toan 8 sach kntt bai 16 cau 4 9
Vì ABCD là hình chữ nhật nên  = 90o và hai đường chéo AC, BD bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường.
Suy ra AB ⊥ AD; O là trung điểm của AC và BD.
Vì O, H lần lượt là trung điểm của BD và AB nên OH là đường trung bình của tam giác ABD.
Suy ra OH // AD mà AB ⊥ AD nên OH ⊥ AB hay AHO = 90o
Tương tự, ta chứng minh được: OK ⊥ AD hay AKO = 360°
Ta có:  +   +  +  = 360o
90° + 90° + 90° +  = 360°
270o +  = 360°
Suy ra  = 360° - 270o = 90o
Tứ giác AHOK có  = 90o;  = 90o ;  = 90o ;  = 90o
Do đó, tứ giác AHOK là hình chữ nhật.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây