Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn Ngữ văn 9, bài 3: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay) - Sách Kết nối tri thức

Thứ năm - 13/06/2024 23:55
Soạn Ngữ văn 9 sách Kết nối tri thức, bài 3: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay) - Trang 77, ...
* Yêu cầu:
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận (một vấn đề cân giải quyết tỏng đời sống của học sinh hiện nay).
- Trình bày được ý kiến bàn luận về vấn đề với hệ thống luận điểm chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, bằng chứng tiêu biểu và xác thực.
- Nêu được ý kiến trái chiều và phản bác bằng lí lẽ sắc bén.
- Đề xuất được giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề.

* Phân tích bài viết tham khảo
Văn bản “Trưởng thành qua nỗi buồn”
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận.
Trả lời:
- Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề đang bàn luận: Cách để “trưởng thành” từ nỗi buồn.

2. Trình bày ý kiến cá nhân về vấn đề.
Trả lời:
-Ý kiến 1: Để có thể biến những nỗi buồn ấy thành cơ hội trưởng thành, tôi đã học cách “chấp nhận” và can đẩm đối diện với nó.
- Ý kiến 2: Tập trung thời gian và tâm trí vào việc nuôi dưỡng những niềm vui nho nhỏ và hoàn thành công việc mỗi ngày, nỗi buồn bị “đói” sẽ tự bỏ đi thôi.
- Ý kiến 3: Học cách tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.
- Ý kiến 4: Trưởng thành từ nỗi buồn không thể thiếu đi tình yêu thương, sự tin và tự hào về bản thân.

3. Đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề.
Trả lời:
- “Đồng ý” với sự tồn tại của nỗi buồn, tin rằng nó không thể là “mãi mãi” giúp tôi bình tĩnh lại và mạnh mẽ hơn.
- Học cách “bỏ đói” nỗi buồn và nuôi dưỡng niềm vui.
- Chia sẻ với người khác về những gì khiến mình đang buồn để nhận được sự giúp đỡ.
- Biết ân hận, xấu hổ khi làm điều sai trái, nhưng hãy biết tha thứ cho chính mình, cho bản thân được chuộc lỗi.

4. Nêu và phản bác ý kiến trái chiều.
Trả lời:
- Phản bác lại vấn đề: nhiều người cho rằng chia sẻ không có ích gì, có khi lại càng khiến mình buồn thêm.

5. Nhấn mạnh giải pháp quan trọng nhất để gái quyết vấn đề.
Trả lời:
- “Điểm tựa” quan trọng nhất là chính mình.

6. Rút ra ý nghĩa của việc bàn luận về vấn đề.
Trả lời:
- Chỉ ra ý nghĩa mà nỗi buồn đem đến cho mọi người: dạy cho chúng ta những bài học cần thiết cho sự trưởng thành.

* Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay.
Bài làm:
Mỗi người trong chúng ta đều có những đặc điểm riêng, với điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt. Không ai hoàn hảo, nhưng trong quá trình làm học sinh, chắc chắn rằng chúng ta đã trải qua những áp lực học tập, sự so sánh, chỉ trích và đánh giá từ mọi người xung quanh. Những biểu hiện của áp lực học tập này thường xuất hiện dưới hình thức mất hứng thú và cảm thấy chán chường khi học, nỗ lực học tập chỉ để hoàn thành nhiệm vụ mà không thực sự yêu thích, tâm trạng buồn bực, bất ổn, và thậm chí trở nên bi quan, dễ tức giận, và mất đi những cảm xúc tích cực như niềm vui, hào hứng, và phấn khích.

Áp lực học tập ngày càng gia tăng khi chúng ta tiến lên các khối lớp cao hơn. Chúng ta phải đối mặt với áp lực chuẩn bị cho kì thi chuyển cấp, kỳ thi đại học và kỳ thi tốt nghiệp. Cuộc sống của chúng ta dường như xoay quanh việc học ở trường, học thêm, và tự học ở nhà, thậm chí ảnh hưởng đến cả thời gian ăn uống.

Gần đây, truyền thông đã đưa ra nhiều thông tin về các học sinh và sinh viên tự tử do áp lực học tập, không đỗ vào trường chuyên, lớp chọn, hoặc đại học. Nguyên nhân của áp lực này thường bắt nguồn từ sự quá tập trung vào thành tích và điểm số trong hệ thống giáo dục. Đa phần việc đánh giá năng lực của học sinh và sinh viên vẫn dựa vào điểm số từ các bài kiểm tra.

Hậu quả của áp lực học tập quá lớn thường làm mất đi sự sáng tạo và linh hoạt của học sinh, thay vào đó, họ trở nên theo khuôn và rất căn cứ vào quy tắc trong quá trình học tập. Điều này dẫn đến việc giảm sút kết quả học tập.

Để giảm bớt áp lực và gánh nặng học tập, chúng ta cần bắt đầu bằng việc duy trì một thái độ tích cực. Chúng ta phải nỗ lực để vượt qua những khó khăn và đạt được những đỉnh cao tri thức.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây