Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn Ngữ văn 9, bài 3: Thực hành tiếng Việt trang 74 - Sách Kết nối tri thức

Thứ năm - 13/06/2024 22:57
Soạn Ngữ văn 9 sách Kết nối tri thức, bài 3: Thực hành tiếng Việt trang 74, ...

* Chữ quốc ngữ

Câu 1 trang 74: Dựa vào thông tin trong bài 3 và từ các nguồn tài liệu tham khảo, thực hiện những yêu cầu sau:
a. Nêu một số điểm mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ.
b. Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau cơ bản nhất giữa chữ quốc ngữ và chữ Nôm.
Trả lời:
a) Một số điểm mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ:
Mốc thời gian Sự kiện
Đầu thế kỉ XVII Chữ quốc ngữ được hình thành trong quá trình các tu sĩ  Dòng Tên đến truyện đạo Công Giáo tại Việt Nam. Trong đó giáo sĩ Phran-xít-xcô đờ Pi-na và giáo sĩ A-lếch-xăng-đờ Rốt có công lớn nhất.
Cuối thế kỉ XVIII Chữ quốc ngữ trải qua nhiều lần chỉnh lí để dần hoàn thiện về cách viết, cách đọc và sử dụng
22 - 2 - 1869 Phó Đề đốc Marie ký nghị định bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Nho trong các công văn ở Nam Kỳ
1879 Chính quyền Pháp đưa chữ Quốc ngữ vào ngành giáo dục, bắt đầu ở thôn xã Nam Kì phải dạy kiểu chữ này
14 - 6 - 1880 Nhà chức trách thuộc địa Nam Kì đã ra nghị định giảm hoặc miễn thuế thân và miễn sưu dịch cho thân hào hương lý nếu họ biết chữ Quốc ngữ
Thế kỉ XX Quốc ngữ ngày càng trở nên phổ biến, lan rộng trong các tầng lớp nhân dân cho đến ngày nay

b) Điểm giống nhau và khác nhau cơ bản nhất giữa chữ quốc ngữ và chữ Nôm:
  Chữ Nôm Chữ quốc ngữ
Điểm giống - Là chữ viết của người Việt, không phải vay mượn của quốc gia khác
- Hệ thống chữ viết được sáng tạo dựa trên nguyên tắc ghi âm
- Sau khi xuất hiện đều trải qua nhiều lần chỉnh lí để hoàn thiện và thống nhất về cách viết, cách đọc
- Trải qua một thời gian dài để dần phổ biến khắp cả nước và được công nhận chính thức
Điểm khác - Dùng chữ cái hoặc các bộ, các âm tiết của tiếng Hán (đến từ Trung Quốc) để ghi âm tiếng Việt - Dùng chữ cái Latinh (đến từ phương Tây) để ghi âm tiếng Việt
- Cách viết và cách đọc không có sự liên kết - Cách viết và cách đọc có sự tương ứng với nhau
- Phải hiểu chữ Hán, lấy chữ Hán làm nền tảng thì mới học được chữ Nôm - Không cần học tiếng phương Tây, mà chỉ cần học thuộc bảng chữ cái và học cách ghép vần từ bảng chữ cái là dùng được chữ quốc ngữ
- Ra đời từ thời trung đại, tồn tại song song với chữ Hán và không còn được sử dụng nữa - Ra đời sau chữ Nôm, dần dần thay thế chữ Nôm và chữ Hán trở thành chữ viết chính thức duy nhất của nước ta hiện nay

Câu 2 trang 74: Theo em, việc chuyển đổi từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ có tác động như thế nào đối với đời sống văn hóa, xã hội của nước ta?
Trả lời:
Tác động của việc chuyển đổi từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ đối với đời sống văn hóa, xã hội của nước ta:
- Mọi người dễ dàng tiếp cận với chữ viết, từ đó tiếp cận với những kiến thức mới trong xã hội, nền văn hóa mới tiên tiến hơn.
- Thống nhất về mặt chữ viết trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Chữ quốc ngữ bảo tồn những giá trị văn hóa từ cổ xưa, bởi chữ quốc ngữ được phổ biến, nên khi dịch các văn bản chữ Nôm cũng là đang lưu truyền qua các thế hệ.

Câu 3 trang 75: Tìm một số ví dụ cho thấy trong chữ quốc ngữ hiện nay có trường hợp một âm được viết bằng những con chữ khác nhau (tương tự trường hợp /k/ được viết bằng 3 con chữ: k,q,c)
Trả lời:
- Trường hợp âm /ă/ được viết bằng hai con chữ: ă, a. Ví dụ: ăn uống/ an toàn.
- Trường hợp âm /z/ được viết bằng hai con chữ: d, gi. Ví dụ: da diết/ gia đình.
- Trường hợp âm /i/ được viết bằng hai con chữ: I, y. Ví dụ: li ti/ ly biệt.

Câu 4 trang 75: Trao đổi về những lỗi chính tả thường gặp và thử xác định lí do của việc mắc những lỗi đó.
Trả lời:
- Lỗi chính tả hay gặp: Thực tế cho thấy, lỗi về chính tả trong tiếng Việt chủ yếu liên quan tới sự nhầm lẫn các phụ âm đầu CH/TR, R/GI/D, S/X, L/N.
- Lí do:
+ Không chú ý: Khi viết nhanh hoặc không tập trung vào câu đang viết, người viết sẽ dễ mắc lỗi, không chỉ về chính tả mà còn là dấu câu và lỗi đánh máy. Lỗi này tự người viết cũng sẽ nhận ra khi đọc lại bài của mình và có thể tự sửa. Nhìn chung, đây không phải là người hay viết sai chính tả, chỉ cần tập trung hơn là ổn.

+ Sai ngay từ nhỏ: Người viết sai chính tả đã sai ngay từ nhỏ thì rất khó sửa. Một là do không cẩn thận và không thích môn chính tả ngay từ nhỏ, hai là người hướng dẫn chưa chỉ ra được cách phân biệt giữa các từ như “sao” với “sau”, “nghỉ” với “nghĩ”, “sửa” với “sữa”, … nên từ bé, người đó đã có thói quen viết theo ý thích, và lớn lên cũng vậy. Với người viết sai chính tả từ nhỏ, có thể sai 1 vài từ hoặc hầu hết các từ, cần phải có thời gian luyện tập và có cách hiểu đúng nhanh chóng khi viết.

+ Gặp khó khăn khi xác định chữ này hay chữ kia hoặc dấu này hay dấu kia: Người này biết được ngay ở vị trí nào, từ nào mình sắp sửa viết sai. Ý thức được là ở vị trí này, chữ “s” hoặc “x” mới đúng, dấu hỏi hay dấu ngã mới đúng, nhưng không biết chọn sao cho đúng. Người viết thường có 2-3 sự lựa chọn và chọn đại 1 thứ khi thấy nó “có vẻ đúng”. Sự phân vân này kéo dài chứ không phải chỉ đơn giản là đã chọn được chữ đúng hay được mách chữ đúng là sẽ sửa được. Ví dụ “sẵn” với “sẳn”, người viết lần này phân vân dùng dấu hỏi hay dấu ngã, thì lần tiếp theo cũng sẽ phân vân y hệt, mặc dù lần trước có viết đúng cũng chưa thể hình thành thói quen cho các lần sau.

+ Không biết mình đang viết sai: Thật khó khăn khi chính mình cũng không biết mình viết sai ở đâu, thì làm sao có thể sửa lỗi? Nếu bạn vân phân thì có thể tra từ điển hoặc hỏi người khác, nhưng đã mặc định là mình viết đúng và trong cả đoạn văn, cả bài văn không tự tìm ra được lỗi sai hoặc người khác có tìm ra được lỗi sai thì cũng rất khó để sửa.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây