Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn Ngữ văn 9, bài 3: Tự tình (Bài 2) - Sách Kết nối tri thức

Thứ năm - 13/06/2024 23:07
Soạn Ngữ văn 9 sách Kết nối tri thức, bài 3: Tự tình (Bài 2) - Trang 76, ...
Câu 1 trang 76: Xác định thể thơ, đề tài và bố cục của bài thơ.
Trả lời:
- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.
- Đề tài: Người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Bố cục bài thơ: 2 phần:
+ Phần 1: 6 câu thơ đầu: Hình ảnh thiên nhiên nhuốm màu cảm xúc tủi buồn của nhân vật.
+ Phần 2: 2 câu thơ cuối: Nỗi niềm khao khát hạnh phúc, không chịu khuất phục bởi số phận cuộc đời.

Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Hai câu đề miêu tả thời gian, không gian nào và gợi tâm trạng gì?
Trả lời:
"Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm"

Hai câu đề trên đã miêu tả:
- Thời gian: buổi sáng sớm (khi gà bắt đầu cất tiếng gáy là lúc bắt đầu một ngày mới)
- Không gian:
+ "trên bom" - nơi gà đậu hoặc nơi đặt bu gà trên thuyền - nhân vật ở một nơi cao
+ "trông ra khắp mọi chòm" - nhân vật đang ở một nơi mà xung quanh trống vắng, không có vật gì ngăn cản tầm mắt
- Tâm trạng: "oán hận" - thể hiện sự oán giận, căm hờn, tức tối, đau đớn của nhân vật trữ tình khi một mình cô đơn thức đến khi trời sáng

Câu 3 trang 76: Hai câu thực và hai câu luận thể hiện những trạng thái cảm xúc nào?
Trả lời:
- Hai câu thực thể hiện cảm xúc sầu não, tủi hờn, đau buồn, cô đơn tột độ.
- Hai câu luận thể hiện cảm xúc tủi nhục, hờn trách số phận tình duyên dang dở.

Câu 4 trang 76: Chỉ ra sự chuyển mạch cảm xúc của bài thơ trong hai câu thơ kết.
Trả lời:
+ “ngán”: tâm trạng ngậm ngùi, chán nản, tuyệt vọng, không còn quan tâm đến cuộc đời.
+ Từ “xuân” (xuân đi) chỉ tuổi trẻ con người đang dần trôi qua. 
+ Từ “xuân” (xuân lại lại) chỉ sự tuần hoàn, lặp lại của mùa xuân đất trời
=> Người phụ nữ đau xót khi tuổi xuân của mình một đi không trở lại nhưng mùa xuân thiên nhiên vẫn cứ tuần hoàn.
+ “Mảnh tình”: duyên phận mỏng manh, ít ỏi, chóng tàn.
+ “san sẻ”: tình duyên vốn không trọn vẹn lại phải chia cắt, san sẻ.
+ “tí con con”: những gì còn lại.
=> Thủ pháp tăng tiến giảm dần: nhấn mạnh thân phận đáng thương, tội nghiệp của người phụ nữ. Tình duyên của họ đã lận đận, vất vả, mỏng manh lại phải san sẻ với người khác để rồi chỉ còn lại tí con con cho bản thân.

Câu 5 trang 76: Nêu chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó giúp em hiểu thêm điều gì về tư tưởng, tình cảm của tác giả?
Trả lời:
- Chủ đề bài thơ: người phụ nữ lận đận trong tình duyên và số phận trái ngang của họ.
- Qua chủ đề, em hiểu những tư tưởng, tình cảm của tác giả là:
+ Nhà thơ đau buồn, tủi hờn, trách móc phận duyên lỡ làng.
+ Tác giả thương xót, đồng cảm với những người phụ nữ có cùng số phận, hoàn cảnh với mình.
+ Hồ Xuân Hương luôn khao khát được làm chủ hạnh phúc đôi lứa và cuộc đời.

Câu 6 trang 76: Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong bài thơ.
Trả lời:
- Tác giả đã vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật với ngôn ngữ tiếng Việt nhưng không làm mất đi giá trị của thể thơ mà trái lại nó còn mang đến cho thể thơ cổ điển ấy một vẻ đẹp mới, gần gũi, thân thuộc hơn với người Việt.
- Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc với những động từ mạnh (xiên ngang mặt đất/ đâm toạc chân mây), từ láy tượng thanh đã thể hiện khao khát đến cháy bỏng và sự nổi loạn trong tâm hồn của Hồ Xuân Hương

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây