Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải Địa lí 8 sách Kết nối tri thức, bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

Chủ nhật - 01/10/2023 22:16
Giải Địa lí 8 sách Kết nối tri thức, bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam - Trang 130, 131, 132, 133.
Mở đầu trang 130: Theo em, các yếu tố nào của khí hậu, thuỷ văn chịu tác động của biến đổi khí hậu.
Trả lời:
- Biến đổi khí hậu đã và đang tác động đến khí hậu, làm thay đổi các yếu tố: nhiệt độ, lượng mưa ở nước ta và gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.
- Biến đổi khí hậu cũng tác động lớn đến thủy văn nước ta, đặc biệt là lưu lượng nước và chế độ nước sông.
 

1. Tác động của biến đổi khí hậu

Câu hỏi trang 131: Đọc thông tin mục 1 và bảng 8.1, 8.2, hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu nước ta.
giai dia li 8 sach ket noi bai 8
Trả lời:
Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu ở nước ta:
- Biến đổi về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng với mức tăng trung bình là 0,89 độ C trong thời kì 1958 đến 2018.
- Biến đổi về lượng mưa: tổng lượng mưa trung bình năm có sự biến động trong thời kì từ 1958 - 2018. Nhìn chung, lượng mưa có xu hướng tăng trên phạm vi cả nước.
- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, bão, lũ, rét đậm,...; số ngày nắng nóng có xu hướng tăng; số ngày rét đậm, rét hại biến động mạnh; số lượng các cơn bão mạnh tăng.
=> Biến đổi khí hậu khiến thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn.
 

2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy văn

Câu hỏi trang 131: Dựa vào thông tin mục 2, hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy văn nước ta.
Trả lời:
- Biến đổi khí hậu tác động lớn đến thủy văn nước ta, đặc biệt tới lưu lượng nước và chế độ nước sông:
+ Lượng mưa trung bình năm biến động làm lưu lượng nước sông cũng biến động theo.
+ Sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn gia tăng. Vào mùa mưa lũ, số ngày mưa lũ gia tăng gây nên tình trạng lũ quét ở miền núi và ngập lụt ở đồng bằng ngày càng trầm trọng. Vào mùa cạn, lưu lượng nước giảm, làm gia tăng nguy cơ thiếu nước sinh hoạt và sản xuất ở một số địa phương.
 

3. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

Câu hỏi trang 133: Dựa vào thông tin mục 3 và kết hợp với hiểu biết cá nhân, hãy lấy ví dụ cụ thể về một giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trả lời:
Một số giải pháp có thế thực hiện để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu như:
Sử dụng tiết kiệm năng lượng: sử dụng các thiết bị điện tiêu hao ít năng lượng, tạo thói quen tắt thiết bị điện khi không sử dụng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi xe đạp,...
Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo: năng lượng mặt trời, gió, sức nước,...
Sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước.
Bảo vệ rừng, trống và bảo vệ cây xanh tạo môi trường trong lành.
Giảm thiểu và xử lí rác thải, chất thải: phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định,...
Ví dụ: Phần lớn điện và nhiệt chúng ta sử dụng được sản xuất từ than, dầu và khí đốt. Tiêu thụ ít năng lượng hơn bằng cách hạ nhiệt độ sưởi và tăng nhiệt độ làm mát, chuyển sang sử dụng bóng đèn LED và các thiết bị điện tiết kiệm năng lượng, giặt đồ bằng nước lạnh hoặc phơi khô đồ thay vì dùng máy sấy; Sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời thay cho bình sử dụng điện thông thường;...
 

* Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập trang 133: Dựa vào bảng 8.1, hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 1958 - 2018 của ba trạm khí tượng.
giai dia li 8 sach ket noi bai 8 1
Trả lời:
- Nhận xét: nhiệt độ trung bình năm của ba trạm khí tượng Láng (Hà Nội); Đà Nẵng; Tân Sơn Hoà (Thành phố Hồ Chí Minh) tăng liên tục qua các năm. Nhìn chung, trong cả giai đoạn từ 1958 - 2018:
+ Trạm Láng (Hà Nội): nhiệt độ trung bình năm tăng 1,1oC
+ Trạm Đà Nẵng: nhiệt độ trung bình năm 0,4oC
+ Trạm Tân Sơn Hòa (TP Hồ Chí Minh): nhiệt độ trung bình năm tăng 1,2oC

Vận dụng trang 133: Hãy nêu một số hành động cụ thể em có thể làm để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trả lời:
- Một số hoạt động mà bản thân và gia đình có thể làm để góp phần ứng phó biến đổi khí hậu:
+ Tham gia ngày vì môi trường do trường học hoặc xã/phường/thị trấn tổ chức
+ Tiết kiệm điện, nước,… trong sinh hoạt hàng ngày.
+ Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, hạn chế dùng than, rơm rạ, đốt rác,…
+ Thu gom phế liệu (giấy, chai lọ,…) để tái chế.
+ Hạn chế sử dụng túi ni-lông; tăng cường sử dụng các loại túi làm từ nguyên liệu giấy, vải,…
+ Đi bộ hoặc sử dụng các phương tiện công cộng (xe bus,…) để tới trường.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây