Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải Địa lí 8 sách Kết nối tri thức, bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

Chủ nhật - 01/10/2023 22:05
Giải Địa lí 8 sách Kết nối tri thức, bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta - Trang 126, 127, 128, 129.
Mở đầu trang 126: Hãy lấy ví dụ về ảnh hưởng của khí hậu và nguồn nước đối với hoạt động sản xuất ở nước ta.
Trả lời:
- Ví dụ 1 (ảnh hưởng của nguồn nước) Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là hai vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta, góp phần cung cấp điện cho hoạt động sản xuất kinh tế, đặc biệt là công nghiệp cả nước.
- Ví dụ 2 (ảnh hưởng của khí hậu) Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa giúp phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với các sản phẩm nông sản của miền nhiệt đới. Một số sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến nước ta: cà phê, cao su, chè,...
 

1. Ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp

Câu hỏi trang 127: Đọc thông tin và các hình 7.1, 7.2 trong mục 1, hãy phân tích ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp.
giai dia li 8 sach ket noi bai 7
Trả lời:
- Thuận lợi:
+ Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng từ hai đến ba vụ lúa và rau, màu trong một năm; cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng.
+ Khí hậu nước ta có sự phân hoá rõ rệt theo chiều bắc - nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy, ở nước ta có thể trồng được từ các loại cây nhiệt đời cho đến một số cây cận nhiệt và ôn đới. Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng cũng rất đa dạng, phong phú và có sự khác nhau giữa các vùng.
- Khó khăn:
+ Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra (bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng, sương muối,...) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
+ Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi.
 

2. Ảnh hưởng của khí hậu với hoạt động du lịch

Câu hỏi trang 128: Dựa vào thông tin mục 2, các hình 7.3, 7.4 và hiểu biết cá nhân, hãy lấy ví dụ để phân tích vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở một số điểm du lịch nổi tiếng ở nước ta.
giai dia li 8 sach ket noi bai 7 1
Trả lời:
Ở khu vực đồi núi, sự phân hoá của khí hậu theo độ cao tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, tham quan, khám phá,... Các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để tạo nên các điểm du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bà Nà (Đà Nẵng), Đà Lạt (Lãm Đồng),... Một số điểm thăm quan ở Sa Pa còn có tuyết rơi vào mùa đông.
Sự phân hoá của khí hậu giữa miễn Bắc và miền Nam ảnh hưởng đến mùa vụ du lịch của hai miền. Các hoạt động du lịch biển ở miền Bác (Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô,...) hấu như chỉ diễn ra vào mùa hạ còn ở miền Nam (Nha Trang, Phú Quốc, Mũi Né, Vũng Tàu,...) có thể diễn ra quanh năm.
 

3. Tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông

Câu hỏi trang 129: Dựa vào thông tin mục 3, hãy lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông.
Trả lời:
Ở lưu vực sông Hồng có các hồ chứa nước được xây dựng với nhiều mục đích: phát triển thuỷ điện, giao thông đường thuỷ, du lịch, cung cấp nước cho sản xuất (trồng trọt, nuôi trồng và đánh bát thuỷ sản,...) và sinh hoạt,... Các hồ chứa nước này góp phần quan trọng vào việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông Hồng, đồng thời bảo vệ tài nguyên nước trước nguy cơ suy giảm về chất lượng và số lượng.
Ở lưu vực sông Cửu Long (sông Mê Công) có tình trạng thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô; cùng với tác động của biến đối khí hậu, mực nước biển dàng càng khiến xâm nhập mặn, hạn hán diễn ra trắm trọng hơn. Để khắc phục tình trạng đó, cần đấy mạnh việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông Cửu Long thông qua biện pháp cải tạo, mở rộng hệ thống kênh rạch vừa góp phần đảm bảo nước cho sinh hoạt và sản xuất (trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản,..), vừa phòng chống thiên tai (lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn). 
 

* Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập trang 129: Sự phân hoá khí hậu ở nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động du lịch.
Trả lời:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo mùa và theo đai cao ở nước ta đã tác động trực tiếp đến sự hình thành các điểm du lịch, loại hình du lịch, mùa vụ du lịch…
+ Ở các khu vực đồi núi, sự phân hoá khí hậu theo độ cao tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, tham quan… Các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để tạo nên các điểm du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bà Nà (Đà Nẵng), Đà Lạt (Lâm Đồng),…
+ Sự phân hoá của khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam ảnh hưởng đến mùa vụ du lịch của hai miền. Các hoạt động du lịch biển ở miền Bắc hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ còn ở miền Nam có thể diễn ra quanh năm.
- Các hiện tượng thời tiết như mưa lớn, bão,... là trở ngại đối với hoạt động du lịch ngoài trời.

Vận dụng trang 129: Tìm hiểu việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông của nước ta
Trả lời:
Lưu vực sông Hồng - Thái Bình
Lưu vực sông Hồng - Thái Bình là một lưu vực sông liên quốc gia chảy qua 3 nước Việt Nam, Trung Quốc, Lào với tổng diện tích tự nhiên vào khoảng 169.000km2, trong đó, phần lưu vực nằm ở Việt Nam là lớn nhất, với hơn 50%. Đây là lưu vực sông lớn nhất cả nước chảy qua 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với hơn 30 triệu người dân đang sinh sống.

Hệ thống sông Hồng - Thái Bình đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, như: phân bố nguồn nước không đều giữa mùa khô và mùa mưa, ô nhiễm nước dẫn đến chất lượng nước không bảo đảm, ảnh hưởng của các hồ chứa ở thượng lưu tác động đến bồi xói lòng, bờ bãi sông, bồi xói cửa sông và xâm nhập mặn vùng cửa sông, sự cạnh tranh trong sử dụng nước giữa các ngành, đặc biệt là giữa phát điện và sản xuất nông nghiệp…

Theo các chuyên gia, để đảm bảo các mục tiêu quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình đến năm 2030, một số chỉ tiêu cơ bản cần đạt được bao gồm: 60% vị trí duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông được giám sát tự động, trực tuyến và 40% còn lại được giám sát định kỳ; 100% nguồn nước liên tỉnh được công bố khả năng tiếp nhận nước thải, 100% công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước được giám sát vận hành và kết nối theo quy định; 100% hồ, ao có chức năng điều hòa, có giá trị đa đa dạng sinh học cao được công bố; 70% nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ và có cắm mốc.

Theo đó, Quy hoạch sẽ đưa ra phân đoạn sông, phân vùng chức năng nguồn nước, mục đích sử dụng nước và mục tiêu chất lượng nước. Trong đó, chỉ rõ lượng nước có thể khai thác, sử dụng trên từng nguồn nước, dòng chảy tối thiểu trên sông và ngưỡng giới hạn khai thác của các tàng chứa nước; lượng nước phân bổ cho các đối tượng sử dụng theo không gian (vùng/tiểu vùng sông) và theo thời gian.

Quy hoạch cũng chỉ rõ các công trình điều tiết, khai thác, sử dụng phát triển tài nguyên nước thuộc quy mô cấp phép ở Trung ương và mạng giám sát tài nguyên nước, giám sát quy hoạch. Bên cạnh đó, quy hoạch đưa ra dự báo nhu cầu nước theo lưu vực và phân bổ cụ thể cho các ngành sử dụng.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây