Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải bài tập Địa lí 6 sách Kết nối tri thức, bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước

Thứ sáu - 07/01/2022 22:16
Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Địa lí 6 sách Kết nối tri thức, bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước

A. HƯỚNG DẲN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

1. Thủy quyển
Câu hỏi (Trang 156 SGK):
ti le cac thanh phan cua thuy quyen
Quan sát hình 1 và đọc thông tin trong mục 1, em hãy:
- Kể tên các thành phần chủ yếu của thủy quyển.
- Cho biết nước ngọt tồn tại dưới những dạng nào. Nêu tỉ lệ của từng dạng.

Trả lời:
Qua hình 1 và nội dung bài học, ta có:
- Các thành phần chủ yếu của thủy quyển: gồm nước ở đại dương, biến, sông, hồ, đầm lầy, nước ngầm, tuyết, băng và hơi nước trong khí quyến.
- Nước trong thủy quyển, gồm nước mặn (97,5%), nước ngọt (2,5%).
- Nước ngọt tồn tại ở 3 dạng gồm nước ngầm (30,1%), băng (68,7%), nước mặt và nước khác (1,2%).

2. Vòng tuần hoàn lớn của nước
Câu hỏi (Trang 157 SGK):
vong tuan hoan lon cua nuoc
Quan sát sơ đồ hình 2 và kết hợp với hiểu biết của em, hãy cho biết:
- Nước mưa rơi xuống mặt đất sẽ tồn tại ở những đâu?
- Hãy mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước.

Trả lời:
- Nước mưa rơi xuống tồn tại ở ao, hồ, sông, suối, biển và đại dương, nguồn nước ngầm,...
- Mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước:
Hơi nước bốc lên tầng khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành mưa. Mưa xuống, nước được giữ lại ở sông hồ hay nước ngầm, các vùng nước đóng băng... Từ đó nước tiếp tục di chuyến theo vòng tuần hoàn của nó....
Vòng tuần hoàn nước lớn, gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Nước biển, đại dương bốc hơi tạo thành mây.
- Giai đoạn 2: Mây được gió đưa vào sâu lục địa.
- Giai đoạn 3: Ở vùng vĩ độ thấp, núi thấp mây gặp lạnh thành mưa; ở vùng vĩ độ cao và núi cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết. 
- Giai đoạn 4: Mưa và tuyết tan chảy theo sông và các dòng ngầm từ lục địa ra biển.
 

* Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần luyện tập và vận dụng:

Câu 1 (Trang 157 SGK):
Nước trong các sông, hồ có tham gia vào các vòng tuần hoàn lớn của nước không? Vì sao?
Trả lời:
- Nước trong các sông, hồ tham gia vào các vòng tuần hoàn lớn của nước.
- Vì nước trong ao hồ cũng là nước trong thiên nhiên, và đều tham gia vào quá trình vận động, chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.

Câu 2 (Trang 157 SGK):
Nguồn nước ngọt ở Việt Nam đang suy giảm về số lượng và bị ô nhiễm nghiêm trọng. Em hãy tìm hiểu và cho biết, tình trạng đó dẫn đến những hậu quả gì?
Trả lời:
- Tình trạng nước ngọt bị suy giảm về số lượng và ô nhiễm ở nước ta:
+ Nhiều dòng sông bị suy thoái, nước trong các ao, hồ cạn kiệt v mùa khô.
+ Nguồn nước ngầm ngày càng suy giảm do khai thác quá mức.
+ Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng nên hiện tượng xâm mặn vào sâu qua các cửa sông, làm ảnh hưởng tới chất lượng nước ngọt của các địa phương.
+ Các hồ và kênh mương, sông ở các khu vực đô thị đang trở thành nơi chứa và dẫn nước thải, nước sông bị ô nhiễm với mức độ cao, xu hướng ngày càng tăng đã ảnh hưởng đến khả năng sử dụng nước sông để cấp nước cho ẩn xuất, sinh hoạt (như sông Tô Lịch; lưu vực sông Đồng Nai, Sài Gòn; lưu vực sông Tiền Giang và Hậu Giang,...). 
- Hậu quả:
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: ô nhiễm nước có thể không gây hại cho sức khỏe của chúng ta ngay lập tức nhưng có thể gây hại sau khi tiếp xúc lâu dài.
• Nguồn nước ô nhiễm do các chất như: kim loại nặng, chất thải công nghiệp thường chứa nhiều hợp chất độc hại, các hạt sunfat, các hạt lơ lửng trong nước.
• Một số tổn hại sức khỏe con người do ô nhiễm nước gây ra, như: dị tật bấm sinh và bệnh ung thư, các bệnh truyền nhiễm, ngộ độc, dịch tả,...
+ Đối với sản xuất và sinh hoạt:
• Thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp (đặc biệt vào mùa khô); Nước ô nhiễm dẫn đến các loại thủy hải sản chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế,...
• Thiếu nước cho sinh hoạt hàng ngày của con người, phải dung nguồn nước ô nhiễm...
+ Chi phí làm sạch nguồn nước lớn và cần nhiều thời gian.
 

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP BỔ SUNG VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất, gồm
A. nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển.
B. nước trong các biển và đại dương, nước trong lòng Trái Đất.
C. nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa, nước trong lòng Trái Đất.
D. nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển.

Câu 2: Thành phần chiếm tì lệ lớn nhất của Thủy quyển là
A. nước ngầm.
B. nước ngọt.
C. băng.
D. nước mặn.

Câu 3: Vòng tuần hoàn nước nhỏ gồm
A. giai đoạn bốc hơi và nước rơi.
B. bốc hơi, nước rơi, dòng chảy ngầm.
C. bốc hơi, nước rơi, dòng chảy mặt.
D. bốc hơi, nước rơi, dòng chày mặt, dòng chảy ngầm.

Câu 4: Trên Trái Đất nước ngọt tồn tại chủ yếu dưới dạng
A. băng.
B. nước mặt.
C. nước mưa.
D. nước ngầm.

Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu làm nguồn nước ngọt bị ô nhiễm là
A. nạn du canh du cư.
B. khai thác rừng quá mức.
C. săn bắt các loại động vật quá mức.
D. lượng chất thải công nghiệp tăng.

Câu 6: Nước ngầm có vai trò gì đối với đời sống trên Trái Đất?
 

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1: D
Câu 2: D
Câu 3: A
Câu 4: A
Câu 5: D
Câu 6:
- Góp phần thay đổi các thành phần khác trong lớp vỏ địa lý.
- Có ý nghĩa trong các quá trình tự nhiên.
- Cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất của con người.​​​​

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây