A - Đặt vấn đề:
Kính thưa quý vị và các bạn!
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Như vậy, có thể khẳng định rằng: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một ý thức hệ, là kim chỉ nam để chúng ta thực hiện công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Vì vậy, việc học tập và làm theo Tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân ta. Mọi tầng lớp, mọi giai cấp phải kiên định cuộc vận động lớn này, tạo động lực mạnh mẽ đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu.
Tôi rất vinh dự đại diện cho bà con nông dân xã Đồn Đạc đến với hội thi Tìm hiểu Tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh với giai cấp nông dân huyện Ba Chẽ Năm 2009.
B - Giải quyết vấn đề:
Lời đầu tiên, cho phép tôi gửi tới qóy vị đại biểu, ban giám khảo cùng toàn thể hội thi lời kính chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất! Chóc hội thi thành công tốt đẹp!
Kính thưa quý vị và các bạn!
Nông dân chiếm hơn 90% cộng đồng Việt Nam, nên việc phát huy trí tuệ dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước cũng chính là phát huy trí tuệ, khả năng của giai cấp nông dân. Hồ Chủ Tịch đã nói: "Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giầu thì nước giầu, nông nghiệp thịnh thì nước ta mới thịnh". Người còn nhắc: "Nếu dân đói, Đảng và chính phủ có lỗi; nếu dân dốt, Đảng và chính phủ có lỗi; nếu dân ốm, Đảng và chính phủ có lỗi". Vì vậy chúng ta cần hiểu rằng, trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, việc phát triển đất nước chính là nhằm vào sức dân. Chính sách cần thiết của Đảng và nhà nước chính là chăm nom đến đời sống của giai cấp nông dân. Hay nói cách khác, vấn đề về nông dân, nông nhiệp và nông thôn trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một vấn đề quan trọng, là quốc sách quyết đinh đến sự thịnh - suy của cả một dân tộc.
Quán triệt sâu sắc tư tưởng trên, Đại hội lần thứ IX của Đảng đã đề ra chủ trương và những giải pháp đồng bộ về vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn để phát huy vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Đó là tập trung các nguồn lực cần thiết để thực hiện xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí. Hơn nữa, Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đang được đẩy mạnh sâu rộng trong Đảng, các cấp bộ ngành và trong quần chúng nhân dân. Những tư tưởng sáng chói của Người: cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, đoàn kết thân ái...đã dần dần thấm nhuần vào trong mỗi công dân, mỗi cán bộ, mỗi tập thể, sức mạnh của con người và cộng đồng người Việt đã được phát huy rõ nét. Đây cũng chính là cơ hội to lớn để giai cấp nông dân chúng ta phát huy tích cực truyền thống cần cù, sáng tạo, đóng góp công sức xây dựng và bảo vệ đất nước.
Kính thưa quý vị và các bạn! Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là một đại lượng kiến thức khổng lồ, mà là những vấn đề mang tính sách lược, được đúc kết trong đấu tranh gian khổ, được tô điểm bởi truyền thống hào hùng của dân tộc và những tinh hoa nhân loại. Vì thế tư tưởng ấy rất tùc tế, gần gũi, giản dị, sâu sắc. Đối với nông dân, càng phải học tập thấm nhuần tư tưởng trên để phát huy một cách tối đa sức mạnh giai cấp. Theo tôi, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với giai cấp nông dân chính là: Phát huy tinh thần cần, kiệm, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa nông thôn! Đây chính là vấn đề cần thiết, nhiệm vụ và hướng đi cần thiết đối với nông dân mà tôi muốn trao đổi cùng các bạn!
Theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh, "cần" là cần cù chịu khó, tích cực lao động, tích chiến đấu phục vụ cách mạng, không chây lười û lại, không thích hưởng an nhàn. "Kiệm" la không hoang phí của công, không hoang phí thời giờ. Đoàn kết là sức mạnh làm nên thắng lợi...
Trong lịch sử đấu tranh chống Thực dân - Đế quốc, giai cấp nông dân đã đảm đương xuất sắc nhiệm vụ cách mạng của mình, đó là tích cực lao động sản xuất, góp sức người sức của phục vụ tuyền tuyến cho đến thắng lợi cuối cùng.
Ngày nay, trong công cộc đổi míi đất nước, nông dân cả nước nói chung và nông dân địa phương Ba Chẽ nói riêng có rất nhiều cơ hội phát triển bằng chính tinh thần cần, kiệm của mình. Víi đặc thù là huyện miền núi, nên kinh tế của địa phương chủ yếu là sản xuất nông - lâm kết hợp. Nhưng không phải không có cơ hội để nông dân chúng ta phát triển đi lên.
Trước hết, phải thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, phải bám ruộng, bám rừng...Tích cực tận dụng sự hỗ trợ của nhà nước, mạnh dạn ứng dụng KH - KT vào xây dựng các mô hình sản xuất mới phù hợp với đặc thù phương mình. Linh hoạt sáng tạo trong sản xuất, lựa chọn những mô hình kinh tế phù hợp, mang tính toàn diện và hiệu quả. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: : Sản xuất phải toàn diện, sản xuất thúc là chính, đồng thời phải coi trọng hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi, thả cá và nghề phụ. Theo quan điểm của Người một nền nông nghiệp toàn diện trước hết phải là một nền nông nghiệp có ngành trồng trọt phát triển, trước hết là trồng cây lương thực; phải có ngành chăn nuôi phát triển; phải phát triển lâm nghiệp; phải có ngành ngư nghiệp phát triển, và các ngành kinh tế gắn liền với biển; đồng thời Người cũng luôn nhắc nhở chú trọng phát triển nghề phụ gia đình . Vì vậy, đối với đặc thù địa phương ta, việc phát triển lâm nghiệp có thể nói là một thỊ manh. Đây chính là điều kiện cho nông dân chúng ta mở rộng sản xuất. Người rất coi trong tiết kiệm, vì vậy trong mỗi gia đình, mỗi tập thể phải thực hành tiết kiệm; tiết kiệm của cải, tiết kiệm thời gian và sức lao động, không bỏ phí một góc vườn, mảnh ruộng, vạt rừng, không tiêu hoang đua đòi phí phạm. Hơn nữa là không û lại trông chờ vào vận may hay sự hỗ trợ của nhà nước, phai tự lực cánh sinh. Cần thiết hơn nữa là phải biết đoàn kết tương trợ, đùm bọc, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với nhau, không tranh đua mất đoàn kết. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nhắc: những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có trở thành hiện thực hay không lại do chính nhân dân quyết định. Việc cải thiện đời sống cho nhân dân cũng phải do nhân dân tự giúp lấy mình là chính. Cứ chờ Đảng và Chính phủ giúp đỡ thì không đúng. Lực lượng nhân dân tổ chức nhau lại là chính, không nên ỷ lại mà phải tự lực cánh sinh. Đó chính là quan điểm về cần, kiệm đối với giai cấp nông dân chúng ta.
Trong thực tế tại địa phương ta đã cho thấy: Nhiều gia đình, tập thể đã tích cực lao động trên tinh thần cần, kiệm mà đã trở nên khá giả, thoát nghèo và đang trên đà làm giàu. Một số địa phương đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới như sản xuất cây vụ đông ở xã Đồn Đạc, trồng rừng kinh tế ở, Thanh Sơn, Thanh Lâm, Lương Mông và nhiều những gương mặt điển hình về sản xuất chăn nuôi giỏi...Nhưng ngược lại, cũng còn rất nhiều nông dân chúng ta chưa thật sự tích cực, lười lao động, û lại trông chờ vào nhà nước, thậm chí là sử dụng nguồn vốn sai mục đích, lợi dụng cơ hội cùng với kẻ xấu làm nhiều việc bất hợp pháp như: chặt phá rừng, tranh chấp, kiện tụng...gây ảnh hưởng không tốt đến trị an xã hội...
Kính thưa quý vị và các bạn!
Vì một tương lai tươi sáng, nông dân chúng ta cần tích cực hơn nữa, nên hiểu rằng: Việc học tập và làm theo Tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ lâu dài, việc phát huy tinh thần cần, kiệm, đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá nông thôn đối với mỗi nông dân chúng ta là cần thiết. Nếu tất cả chúng ta nhận thức được điều đó, nông dân chúng ta sẽ mãi mãi là một lực lương tiên phong, cùng toàn Đảng, toàn quân bước vững chắc trên con đường XHCN - con đường mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta đã lựa chọn!
Xin cảm ơn!