Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Bài dự thi: Câu chuyện tình huống đạo đức và pháp luật (Bài 4)

Thứ hai - 12/10/2015 09:52
Đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa để tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để làm được điều đó, chúng ta phải vượt qua muôn vàn các trở ngại, khó khăn. Một trong những trở ngại đó là tệ nạn xã hội và đáng sợ nhất chính là ma tuý.
Vậy tệ nạn xã hội là gì? Tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, không đúng với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng. Tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm, phá vỡ hệ thống xã hội văn minh, tiến bộ, lành mạnh. Các tệ xã hội thường gặp là: tệ nạn ma tuý, mại dâm, đua xe trái phép… và trong đó ma túy là hiện trạng đáng lo ngại nhất, không chỉ cho nước ta mà còn cho cả thế giới.

Ma tuý là gì? Ma tuý là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi ngấm vào cơ thể con ngưòi, nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ và tâm trạng của người đó, khiến người sử dụng có cảm giác lâng lâng, không tự chủ được hành vi, hoạt động của mình, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Ma tuý tồn tại ở rất nhiều dạng như hồng phiến, bạch phiến, chích, kẹo…

Tệ nạn xã hội mà đặc biệt là ma tuý, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt trong đời sống chúng ta. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến con đường sử dụng – buôn bán – vận chuyển các chất kích thích như ma tuý? 

Thứ nhất phải kể đến các thế lực phá hoại, những người muốn giàu nhanh, những ông trùm, … đã không từ một thủ đoạn nào để gieo cái chết trắng đến nhân loại. Bởi khi đã trở thành con nghiện thì không một lý trí nào có thể ngăn nổi sự cám dỗ của chất gây nghiện. Khi đó bao nhiêu tiền cũng đem thiêu vào làn khói trắng, các ông trùm sẽ thu lại khoảng lợi nhuận khổng lồ.

Thứ hai phải nói đến sự dễ dãi, ngu muội của bản thân mỗi người, ham chơi đua đòi, tập tành hút chích, … 

Thứ ba là hoàn cảnh gia đình, biến cố cuộc sống khiến cho mỗi người không còn được tự chủ, chán đời, không còn ai bảo ban, kèm cặp, dạy dỗ, … con người sẽ có tâm lý sống buông thả, …

Những người muốn giàu nhanh nhờ buôn bán cái chết trắng thì càng ngày càng muốn có nhiều con nghiện nên ra sức chèo kéo, dụ dỗ con nghiện mới. Những người ăn chơi đua đòi, không tự chủ được bản thân thì rất dễ sa vào con đường nghiện ngập.  Câu chuyện sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về sự sa ngã đó.

Khang vốn là người con hiếu thảo, người cháu ngoan, là một trò lễ phép, chăm học. Nhưng từ khi bố mất, mẹ đi bước nữa. Khang bổng trở thành một người ăn chơi, đua đòi cùng với lũ bạn xấu và dính vào các tệ nạn xã hội.

Khi Khang mới 15 tuổi, bố mất do tai nạn lao động, tiếp đó mẹ Khang cũng rời xa Khang để đi theo người đàn ông khác.

Khang - Từ một người được sống trong đầy đủ, gia đình hạnh phúc. Trong phút chốc mất tất cả - mất cả cha lẫn mẹ, đã làm cho tâm lý của Khang suy sụp hoàn toàn. Rồi ngày tháng cứ thế trôi qua, những lời dèm pha, chế giễu của mọi người khiến Khang ngày càng sa ngã. 

Khang bỏ học, cãi lời ông bà, ăn cắp tiền cùng bạn bè bỏ đi xa. Bước chân lên thành phố Hồ Chí Minh tập tành ăn chơi, từ cà phê, rượu, thuốc lá đến hút bù đà rồi dần dần chơi ma tuý. Trong thoáng chốc số tiền mang theo đã hết sạch, Khang lao vào trộm cắp, cướp giật, gia nhập với băng đảng đâm thuê, chém mướn để có tiền tiêu xài. Từ một học sinh ngoan hiền, tương lai phơi phới, giờ Khang thành một kẻ giang hồ không hơn không kém.

Rồi một ngày nọ Khang bị bắt khi đang tham gia giao dịch ma tuý đá trong quán bar. Khang bị phạt 3 năm 6 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo do chưa đủ tuổi vị thành niên, bị buột đi cải tạo ở trại giáo dưỡng. 

Tương lai Khang sẽ thế nào? Liệu Khang có thể cải tạo thành người công dân tốt hay không?


Qua câu chuyện trên, ta như thấy rõ được những nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng, mua bán, vận chuyển ma tuý. Các nguyên nhân đó được hình thành theo một lỗi hệ thống và sự mất tự chủ của bản thân. Ban đầu, do tác động tâm lý từ gia đình dẫn đến tâm trạng buồn chán, căng thẳng rồi kèm theo sự lôi kéo, rủ rê của bạn bè dẫn đến đua đòi, lêu lổng theo lối sống ăn chơi, phá hoại. 

Gia đình là tế bào của xã hội, khi một tế bào bị lỗi mà không được sửa chữa kịp thời sẽ dẫn đến hỏng cả xã hội.

Nghiện ma tuý tác động nghiêm trọng đến bản thân, gia đình và xã hội. Đối với người nghiện ma túy, thông thường mọi suy nghĩ của họ đều chỉ là về ma tuý. Người nghiện rất khó kháng cự lại sự cám dỗ của ma tuý, và điều này dẫn đến sự thay đổi trong tính cách của họ. Ma tuý cũng có thể làm thay đổi hành vi của con người, cũng như cách người đó suy nghĩ và cảm nhận. Kết quả là có nhiều người nghiện bị trầm cảm, kích động và dễ giận dữ, gây mâu thuẫn và bất hòa với gia đình và bạn bè.

Người nghiện sẽ làm bất cứ điều gì để có thể có ma tuý. Họ có thể bán đồ để kiếm tiền mua ma tuý, khi mà đã bán hết đồ rồi thì họ có thể làm những việc phạm pháp như: Trộm cắp, cướp giật thậm chí là giết người để lấy tiền mua ma tuý. Đặc biệt khi dùng ma tuý, con người dễ mắc vào các bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS dễ lây lan và cướp đi mạng sống của nhiều người khác.

Tóm lại, việc nghiện ma tuý khiến cho con người u mê, tăm tối, từ một người khoẻ mạnh trở thành nạn nhân của những con nghiện khi đói thuốc. Ma tuý đã làm tan vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình, ảnh hưởng to lớn đến xã hội. Người nghiện ma tuý sức khoẻ yếu dần, không có khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Ma tuý chính là con đường ngắn nhất đi đến căn bệnh thế kỷ là HIV/AIDS. Tác hại của ma tuý rất ghê ghớm: Tội phạm gia tăng, làm hư hỏng nhiều thế hệ, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước, ảnh hướng đến an ninh trật tự, an ninh, quốc phòng … Khi mắc vào tệ nạn xã hội đặc biệt là ma tuý thì khó có thể dứt ra được.

Để phòng chống ma tuý, chúng ta không được sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào. Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc liên quan đến ma tuý. Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma tuý hoặc tham gia các hoạt đông vận chuyển, mua bán ma tuý. Nâng cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê, tham gia vào các việc làm phạm pháp. Khi phát hiện những học sinh có biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc những đối tượng nghi vấn dụ dỗ, lôi kéo học sinh sử dụng, vận chuyển, mua bán ma tuý phải báo cáo kịp thời cho Thầy, Cô giáo hoặc cán bộ có trách nhiệm của nhà trường.

Tham gia các hoạt động tuyên truyền về tác hại của các tệ nạn đối với xã hội, hãy tránh xa ma tuý, có ý thức sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội. Nhà nước luôn có những bản án nghiêm khắc đối với hành vi tàng trữ, buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý, mức án cao nhất đến tử hình. 

Và hãy luôn nhớ rằng: “Không giữ, không thử, không sử dụng ma tuý dù chỉ 1 lần”“Ma tuý chỉ có chết”.

Trương Thị Tuyết Nhi

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây