Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Bài dự thi: Câu chuyện tình huống đạo đức và pháp luật (Bài 5)

Thứ hai - 12/10/2015 10:02
Bác Hồ chúng ta đã dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các cháu”
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”

Do đó trong học sinh chúng ta, có nhiều bạn dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn – tai ương, hoạn nạn. Nhưng các bạn vẫn cố gắng học hành, vừa học vừa giúp đỡ công việc cho gia đình, hiếu thảo với cha mẹ ông bà, chia sẻ khó khăn với gia đình và khâm phục nhất là các bạn đã vượt qua khó khăn tiếp tục chăm học.

Nhưng cũng có một số bạn được cha mẹ hết sức quan tâm, nhưng lại ham chơi quá độ, bỏ bê việc học, ba mẹ khuyên can dạy dỗ không nghe lời, bỏ nhà, trốn học, lúc tỉnh ngộ thì đã muộn. Bạn ấy đã để một khoảng thời gian đẹp đẽ trôi qua vô ích. Đến với cuộc thi hùng biện hôm nay, lớp 9/2 xin gửi đến bài thi với chủ đề “Mái ấm yêu thương”.

Kính thưa quý thầy cô và các bạn: “Mái ấm yêu thương” của trẻ em chính là tình yêu thương bảo bọc, chở che của gia đình, là sự chăm nom chu đáo của ba mẹ, là quyền được bảo vệ, chăm sóc học tập và phát triển. Mái ấm yêu thương ở đây còn thể hiện là tình cảm quê hương, là sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, bạn bè dưới mái trường tuổi thơ. Rời xa mái ấm này chúng ta mất đi những điều tốt đẹp lớn lao nhất của cuộc đời.

Vì vậy chúng ta phải biết trân trọng, gìn giữ và thực hiện đúng đắn nhiệm vụ của một học sinh, của một người con hiếu thảo và là một công dân tốt của đất nước sau này. Vậy mà không phải ai trong học sinh chúng ta cũng hiểu được ý nghĩa của những điều này.

Các bạn biết không? ở xóm tôi có bạn Nam, bạn rất may mắn được sống trong một gia đình hoà thuận, được gia đình yêu thương, ba mẹ quan tâm chăm sóc tạo điều kiện học tập, nhưng lại nghe bạn xấu rủ rê, ham mê chơi game, bỏ giờ, trốn học không hiểu được nỗi khổ tâm lo lắng của gia đình, phụ lại tấm lòng quan tâm, kiên nhẫn giúp đỡ, khuyên can của thầy cô, bạn bè. Khi ba mẹ hay ông bà rầy la, trách móc thì đã giận dỗi, suy nghĩ sai lầm cho rằng đi tìm việc làm sẽ có tiền sống thoả mãi, không cần phải học hành vất vả. Thế là Nam nghe theo lời rủ rê của một số người nghỉ học, trốn gia đình đi vào thành phố Hồ Chí Minh xin việc làm, cứ ngỡ rằng thiên đường sẽ mở ra trước mắt. Nhưng tiền bạc đâu chẳng thấy, sung sướng đâu chẳng thấy, lang thang ở xứ lạ quê người, chẳng tìm được việc gì. Các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng họ hiểu biết đúng về luật lao động họ không thuê các lao động chưa đủ tuổi như học sinh chúng ta. Cuối cùng Nam phải làm việc cho một cơ sở sản xuất chui. Điều kiện làm việc rất kém, ăn uống kham khổ, hằng ngày phải tăng ca làm từ  10 – 12 tiếng đồng hồ. Mệt mỏi, quá sức cũng không được nghỉ. Lúc đó Nam rất hối hận, nghĩ lại những ngày được sống ở quê nhà trong sự ấm áp của gia đình, được sự chăm nom chu đáo của mẹ, được đến trường học tập, vui chơi với bạn bè – cuộc sống đầy niềm vui. Nam day dứt hối hận vì mình không biết trân trọng gia đình và cơ hội để học hành tử tế. 

Nhờ các anh chị sinh viên tình nguyện phát hiện, công an thành phố và đoàn thanh tra đã đến kiểm tra cơ sở chui này. Theo kết luận của Ban thanh tra: Ông chủ cơ sở đã vi phạm và bị truy tố về hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em. Sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, vi phạm luật lao động quy định về sử dụng lao động, điều kiện ăn ở cho lao động, … Nam được các chú đưa về lại quê nhà.

Bây giờ Nam đã nhận thức được rằng phải trải qua quá trình học tập mới có kiến thức, mới có nghề nghiệp chân chính để nuôi sống bản thân và gia đình – làm một người công dân tốt của đất nước.


Câu chuyện trên không những xảy ra với Nam mà hiện nay vẫn còn một vài bạn suy nghĩ sai lầm như Nam – các bạn hãy nhìn nhận thật rõ vấn đề để tránh những hối tiếc sau này.

Qua câu chuyện trên, bản thân tôi xin gửi đến các bạn học sinh những thông điệp sau:

- Chúng ta được Nhà nước quan tâm ưu ái rất nhiều quyền lợi như: Quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục, quyền được khai sinh có Quốc tịch, quyền được sống chung với ba mẹ, quyền được phát triển năng khiếu, quyền được học tập, sáng tạo và phát triển của học sinh, quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, … Nhưng chúng ta không được ỷ lại vào sự ưu ái này, chây lì có những suy nghĩ và hành vi sai lầm, phải nhận thức rõ, phải biết ơn và trân trọng, bảo vệ và đền đáp sự quan tâm và giáo dục này.

- Với lứa tuổi học sinh hãy thể hiện bằng những hành động cụ thể dù là việc làm nhỏ, phù hợp với lứa tuổi của mình. Chúng ta phải chăm chỉ học tập, không ngừng phấn đấu để tiến bộ cho dù năng lực tiếp thu yếu đi nữa cũng vẫn hết sức chăm chỉ, cố gắng từng ngày, từng tuần sẽ vươn lên được.

- Chúng ta phải thực hiện đúng bổn phận và nghĩa vụ của người con trong gia đình: yêu quý, kính trọng ông bà, cha mẹ, giữ gìn danh dự truyền thống tốt đẹp của gia đình. Phải luôn phấn đấu để trở thành người có ích cho Tổ quốc sau này.

HS lớp 9/2 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

  Ý kiến bạn đọc

  • Hoàng bảo ngọc
    Dạ nếu giám khảo hỏi về nội dung thì trả lời sao ạ
      Hoàng bảo ngọc   08/11/2019 08:27
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây