Mở bài:
+ Giới thiệu bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương - một bài thơ độc đáo, đã sử dụng thành công một sô chất liệu dân gian.
+ Khái quát những chất liệu dân gian mà bài thơ sử dụng: ca dao, thành ngữ.
Thân bài:
+ Khái quát nội dung bài thơ:
Mượn hình ảnh viên bánh trôi nước để nói về số phận và phẩm chất người phụ nữ trong xã hội cũ: dù cuộc đời trắc trở, nhiều sóng gió nhưng vẫn giữ trọn tấm lòng son sắt, thủy chung với tình đời, tình người.
Những chất liệu văn học dân gian mà bài thơ sử dụng và tác dụng của chúng.
+ Cụm từ “Thân em...” mượn từ chùm ca dao than thân của ca dao “Thân em như tấm lụa đào...”, “Thân em như miếng cau khô...”, “Thân em như trái bần trôi...”,...
-> Gợi nổi hờn tủi sâu xa trong thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.
+ Thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” -> Sô phận lênh đênh, nhiều sóng gió, nỗi vất vả truân chuyên của người phụ nữ.
+ Thành ngữ “Đỏ như son” -> Tấm lòng son sắt, thủy chung không thay đổi với tình đời, tình người; tâm hồn, tấm tình đẹp đẽ, cao quý không thay đổi.
+ Điều đặc biệt là những chất liệu dân gian ấy đã được thay đổi về hình thức để kết hợp sáng tạo với ý thơ của bài thơ -> tài năng của nhà thơ.
Kết bài:
+ Những chất liệu dân gian kể trên đã góp phần quan trọng vào việc thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm.
+ Khẳng định giá trị tác phẩm.
B. Bài văn mẫu
“Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương là bài thơ tứ tuyệt xinh xắn được làm theo lối vịnh vật. Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng khá nhiều những chất liệu dân gian quen thuộc. Chính chúng đã góp phần thê hiện rõ tư tướng, nội dung cũng như phong cách Hồ Xuân Hương.
Mở đầu bài thơ, Xuân Hương viết:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
“Thân em” là từ thường thấy xuất hiện trong ca dao cổ:
- “Thân em như tấm lụa dào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
“Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.”
Ngay mở đầu bài thơ, tác giả đã gián tiếp thông qua việc bày tỏ của chiếc bánh trôi về hình dáng để nói chuyện thân phận. Cùng với việc sử dụng lối xưng hô nền nã của dân gian “em”, tác giả đã tạo cho câu thơ cái thiết tha của tiếng hát than thân trong ca dao xưa. Tuy nhiên, cái hay của bà là ca dao phải sử dụng một tầng hình tượng để so sánh vẻ đẹp của người con gái thì Xuân Hương tả trực tiếp, tả chính xác nét khoẻ đẹp nhờ của người phụ nữ. Do đó, mượn lời ca dao nhưng không phải là lời than uỷ mị mà chính là một lời khẳng định cho sự tươi đẹp, trong trắng của mình.
Đến câu thứ hai, Hồ Xuân Hương lại tiếp tục mượn lời dân gian, sử dụng ngôn ngữ dân gian “ba chìm bảy nổi”. Cũng giống như câu trên, Xuân Hương không mượn nguyên xi mà có sự cải biến, đưa vào đó phong cách của mình:
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Nghe trong câu thơ như có sự cao ngạo: “với nước non”. Xuân Hương đã mượn ca dao, cải biên chúng sao cho phù hợp với tư tưởng của bài thơ. Thế nên nếu ca dao chỉ là lời bộc bạch của người con gái xưa không có quyền làm chủ thân phận của mình thì “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương với việc bắt đầu bằng “thân em” và kết thúc: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son” là lời khẳng định nhân cách, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người con gái, mặc cho cuộc đời có bạc bẽo đến thế nào.