Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Suy nghĩ về tác phẩm Một thứ quà của lúa non: Cốm của Thạch Lam

Thứ tư - 18/09/2019 05:22
Đối tượng của bài tùy bút này nói về sản phẩm cốm làng Vòng ở Hà Nội. Một đặc sản, một món quà có ý nghĩa khi Hà Nội vào thu.
Tác giả đã sử dụng thể tùy bút. Cho nên trong bài có những đoạn miêu tả, kể, nhận xét, bình luận. Nhưng nổi bật nhất vẫn là yếu tố trữ tình, bộc lộ trực tiếp cảm xúc của tác giả. Cảm xúc thấm sâu vào mọi chi tiết vào sự nhận xét và bình luận.

Chẳng hạn ở đoạn văn thứ ba.

Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước là nhận xét. Nhưng tác giả viết tiếp: “Là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát mang trong hương vị”... thì nó nghiêng hẳn vào biểu thị cảm xúc qua lời bình luận.

Có thể phân ra ba đoạn:

Đoạn 1 (từ đầu đến “chiếc thuyền rồng”): Từ hương thơm của lúa mạ non tác giả nghĩ tới cốm và sự hình thành hạt cốm từ sự tinh túy của thiên nhiên và khéo léo của con người.

Đoạn 2 (từ “Cốm là thứ quà” đến “nhũn nhặn”): Phát hiện và ca ngợi giá trị của cốm; thức dâng đặc biệt thanh khiết của đất và trời và trở thành một sản phẩm chứa đựng giá trị văn hóa gắn với phong tục sêu tết của dân tộc Việt Nam.

Đoạn 3 (phần còn lại): Tác giả bàn về sự thưởng thức cốm. Cho thấy ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một sản phẩm kết tinh nhiều giá trị thiên nhiên trời đất. Tác giả cũng đề nghị người mua và người thưởng thức món quà này phải biết kính trọng cái lộc của trời.

Tác giả mở đầu bài viết bằng những hình ảnh và chi tiết.

Đó là hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen của mặt hồ.

Hương thơm ấy nhắc tới hương vị của cốm, thứ quà đặc biệt của lúa non.

Cách vào bài như vậy là rất tự nhiên, gợi cảm, biểu hiện sự tinh tế và thiên về cảm giác của tác giả. Đặc biệt ở đây là khứu giác để nhận cảm hương thơm thanh khiết của cánh đồng lúa, của lá sen và lúa non. Đoạn văn có rất nhiều tính từ miêu tả tinh tế hương vị và cảm giác. (Thanh nhã tinh khiết, thơm mát, trắng thơm, phảng phất, trong sạch). Nó giống như một thứ thơ văn xuôi vậy.

Tác giả đã diễn tả và bình luận về một phương diện văn hóa của cốm gắn liền với tục sêu tết.

Dụng cốm làm lễ vật sêu tết thật thích hợp và có ý vị sâu xa, bởi cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà của đồng quê nội cỏ. Nó thích hợp với lễ nghi ở xứ trồng lúa nước như nước ta.

Lễ vật này cùng với hồng lại càng hòa hợp, tốt đôi, biểu trưng cho sự hài hòa gắn bó duyên lứa đôi. Sự hài hoà này biểu hiện:

Màu sắc: Việc so sánh màu ngọc thạch và màu ngọc lựu già làm cho hai sản vật trở nên cao quý.

Hương vị: Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị giác này nâng đỡ cho nhau.

Nhân đây, tác giả phê phán thói chuộng ngoại của những kẻ giàu có vô học không biết trân trọng những sản vật cao quý kín đáo và nhũn nhặn của truyền thống dân tộc.

Đoạn văn bàn về sự thưởng thức cốm.

Vốn là thứ quà bình dị, chẳng có gì là cầu kì, tưởng không có gì cần bàn về việc ăn cốm.

Tác giả đã có cái nhìn thấu đáo và thái độ văn hóa khi nói về sự thưởng thức một món ăn bình dị như cốm.

“Ăn cốm phải ăn từng chút ít (...) bài thơ thảo mộc”
Tác giả đưa ra lời đề nghị với những người mua cốm phải nhẹ nhàng, trân trọng với thứ sản vật, thức quà quý này.

“Sự thưởng thức (...) sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn”.

Qua câu văn ta thấy tác giả rất am hiểu cái món “Thức quà riêng của đất nước”, rất trân trọng cái giá trị tinh thần kết tinh trong cốm. Đây là cái nhìn từ nền văn hóa ẩm thực cho nên nó mang nặng tấm lòng với quê hương xứ sở.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây