Bài tuỳ bút có thể chia làm ba đoạn. Đoạn mở đầu từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”. Tác giả chứng minh tình yêu của con người đối với mùa xuân là quy luật tự nhiên. Đoạn hai từ “Tôi yêu” đến “mở hội liên hoan”. Tác giả nhận ra cảnh sắc và không khí mùa xuân ở thiên nhiên và lòng người. Đó là không khí mùa xuân ở đất Bắc. Thiên nhiên có cái lạnh bởi mưa riêu riêu, gió lành lạnh của mùa đông còn vương lại và hơi ấm của mùa xuân khắp đất trời thấm vào lòng người với những âm thanh mới lạ. Không khí mùa xuân đất Bắc còn thể hiện ở khung cảnh đầm ấm của gia đình quanh bàn thờ trong những ngày đầu xuân. Sức sống của thiên nhiên và con người còn được miêu tả bằng các hình ảnh so sánh mới lạ. Đoạn cuối bộc lộ những quan sát và cảm nhận tinh tế của tác giả về cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng bằng những hình ảnh thú vị, những chi tiết gợi tả.
Nếu như bài tuỳ bút “Sài Gòn tôi yêu” thể hiện được những nét đẹp của cảnh quan thiên nhiên, sinh hoạt và phong cách con người Sài Gòn - miền Nam của Tổ quốc thì bài tuỳ bút Mùa xuân của tôi đã thể hiện được đặc sắc về vẻ đẹp của thiên nhiên Hà Nội mùa xuân và phong tục sinh hoạt ở miền Bắc. Đó là vẻ đẹp riêng biệt mang bản sắc văn hoá độc đáo, tinh tế của cả một vùng đất nước. Tác giả đã tái hiện một cách tài tình không khí và cảnh sắc mùa xuân đất Bắc trong những ngày tháng giêng đầu xuân, qua sự quan sát và cảm nhận rất tinh tế. Mạch cảm xúc của tác giả đi từ quy luật tình cảm của con người đối với mùa xuân, từ cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người đến cảnh sắc riêng của tiết xuân sau những ngày tháng giêng ở miền Bắc. Qua mạch cảm xúc của mình, tác giả đã biểu hiện tình cảm tha thiết nồng nàn với quê hương đất nước, với cuộc sống dân tộc; đồng thời thể hiện được ngòi bút tinh tế, tài hoa của một nhà văn tâm huyết.
Bài tuỳ bút được tác giả dùng nhiều từ ngữ gợi tả, nhiều hình ảnh so sánh gợi cảm, sử dụng các câu văn điệp cú pháp... làm nổi bật lên sức sông của mùa xuân trong thiên nhiên và lòng người ỏ' quê hương miền Bắc.