Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Phát biểu cảm nghĩ về truyện “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen

Thứ bảy - 07/09/2019 10:42
Truyện “Cô bé bán diêm” được An-đéc-xen viết vào năm 1845 khi tên tuổi của ông đã trở nền quen thuộc đối với mọi người. Đây là loại truyện vừa thực vừa ảo, vừa mang màu sắc thần kì, vừa đậm chất trữ tình, gợi lên một tình thương một vẻ đẹp nhân văn đáng giá. Em bé bán diêm đã chết cóng trong tuyết, với má hồng và đôi môi đang mỉm cười tưởng được ru bằng giấc mơ huyền thoại.
Quãng đời đẹp nhất của em bé có lẽ là lúc được sống bên bà nội hiền hậu trong căn nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh. Cuộc đời em trở nên bất hạnh sau khi bà qua đời. Em phải sống với người bố thô lỗ, cộc cằn, em phải chui rúc trong một xó tăm tối, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa.

An-đéc-xen đưa chúng ta theo con đường bán diêm của cô bé. Một thời điểm điển hình nói lên nỗi bất hạnh của cô bé. Đó là một đêm giao thừa với tuyết rơi và rét dữ dội. Em ra đi chân trần, lúc đầu có đôi giày vải mọng, nhưng chỉ một lát thôi, giày của em chiếc thì bị xe song mã nghiến, chiếc, thứ hai thì bị thằng bé xa lạ lấy tung lên trời và nó bảo đem về làm nôi cho con chó sau này. Em đi bán diêm trong đêm tối với đôi chân trần nhỏ bé, vì thế chẳng mấy chốc chân em đỏ ửng lên, rồi tím bầm lại vì rét.

Nhà văn đã khéo léo tạo nên hai cảnh trái ngược nhau trong đêm giao thừa. Một bên là em bé bán diêm suốt một ngày mà chẳng bán được que nào đi lang thang trên đường với cái bụng đói nhưng chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh nào. Mái tóc và lưng em bám đầy tuyết. Trong khi đó, cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố thì sực nức mùi ngỗng quay. Đó là hai cảnh trái ngược. Câu chuyện trở nên thấm vị đời cay đắng. Trên bước đường bán diêm giữa đêm giao thừa em bé luôn sống trong cô đơn, buồn tủi. Một quá khứ hạnh phúc trở về trong tâm hồn em. Mái nhà xưa với dây thường xuân, với hình ảnh bà nội hiền hậu đã hiện về trong tâm trí em. Nhưng hiện nay thì mái nhà ấy chỉ là một khu tồi tàn, bên trong đó là những lời chửi mắng. Nhà văn thể hiện thái độ thương cảm đối với số phận của em bé bán diêm, với tuổi thơ đẫm lệ ấy.

Cô bé bán diêm ngoài chịu cái lạnh run người, cái đói cồn cào còn phải gánh chịu một nỗi đau tinh thần khác. Đó là người bố không có nhân tính đang có những đòn roi chờ em nếu em không bán được ít bao diêm hoặc không ai bố thí cho đồng nào. Nỗi đau này thật đáng sợ, nó luôn đè nặng trong tâm hồn em. Có biết rằng tình thương của cha mẹ là thiên đường tuổi thơ mới thấy cái sâu sắc trong tấm lòng nhân ái của tác giả. Ông ngụ ý gửi đến những ai đang sông trong tình yêu thương với vật chất đầy đủ phải biết thông cảm với những mãnh đời bất hạnh như cô bé bán diêm này.

Phần cảm động nhất và hay nhất của tác phẩm chính là đoạn kể về những mộng tưởng của em bé bán diêm. Lúc đầu em chỉ đánh liền quẹt một que để cho đỡ rét. Em phát hiện trong que diêm đầu tiên ấy nhiều điều thú vị, ngọn lửa ban đầu là xanh lam, rồi trắng ra, rực hồng tên quanh que gỗ trông đến vui mắt. Từ niềm vui nhỏ nhoi, bình dị đó, em đã đi đến những giấc mộng kì diệu. Mỗi que diêm từ tay em sáng lên là em lại có những phút giây hạnh phúc. Que diêm thứ nhất sáng rực như than hồng làm cho em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình ảnh nổi bằng đồng bóng nhoáng: Ngọn lửa trong lò sưởi ấy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Đó cũng là mơ ước của những thân phận nghèo khổ giữa mùa đông giá rét.

Que diêm thứ hai cháy lên đưa em bé đến với một ngôi nhà êm ấm có tấm rèm bằng vải màu, có một mâm cổ sang trọng: Một bàn ăn có cái khăn trải bàn trắng tinh có bát đĩa bằng sứ quý giá, có thức ăn là ngỗng quay. Một điều kì lạ đã diễn ra, ngồng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn phóng sết cắm trên lưng, tiến về phía em. Que diêm tắt, em bé trở về với thực tại. Em vẫn cô đơn ngồi một mình dưới trời tuyết trong đêm giao thừa. Thực tại và hư ảo luôn đan xen nhau mỗi khi que diêm được thắp sáng và vụt tắt.

Que diêm thứ ba bùng cháy đã làm xuất hiện trước mắt em cây thông nô-en được trang trí lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi. Em đang đưa tay về phía cây thông thì que diêm lại tắt. Lần này, em thấy các ngọn nến bay lên cạo mãi rồi biến thành những ngôi sạo trên trời.

Em bé chìm vào giấc mơ huyền diệu của tuổi thơ khi que diêm thứ tư sáng lên lên. Trong ánh lửa xanh tỏa ra từ cây diêm, em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em. Và lần này cũng vậy, khi em đang cố những giây phút hạnh phúc nhất thì que diêm vụt tắt để lại cho em nỗi hụt hẫng khôn tả. Giấc mộng nhanh chóng trôi qua và ảo ảnh sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất.

Bầu trời đêm Giáng sinh càng về khuya càng rét dữ dội tuyết càng rơi dày mặt đất. Cái giá lạnh không ngăn được những niềm hy vọng của em bé, những giấc mơ đẹp của tuổi thơ đã được tác giả khắc họa rất cảm động. Đọc câu chuyện chúng ta thầm ước những que diêm ấy không bao giờ tắt để em bé mãi sống trong niềm hạnh phúc nhỏ nhoi mà đáng ra em phải được hưởng.

Cái tài của tác giả là đã nói về cái chết của em bé bán diêm, chết trong đói, rét mà không gợi ra sự bi thảm, hãi hùng. Người bà đã đưa em về với Thượng đế, để từ đó em không còn phải chịu cảnh đói, rét, phải nghe những lời mắng chửi của người cha. Em đã cùng với bà nội giã từ cái hiện thực đầy cay dắng, phũ phàng và côi cút để bước sang một thế giới hạnh phúc hơn, tươi đẹp hơn. Hình ảnh em bé bán diêm chết trong tuyết, giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười trong ngày mồng một Tết là một hình ảnh tạo nên sự xót xa trong lòng người đọc.

Trong truyện “Cô bé bán diêm”, hình ảnh ngọn lửa diêm là hình tượng lấp lánh và mang nhiều xúc cảm nhất cho người đọc. Đó là ngọn lửa của mơ ước tuổi thơ về mái ấm gia đình, về cuộc sống ấm no, về sự thương yêu chăm sóc. Từ ngọn lửa, diêm đã hóa thành ngôi sao trên trời để soi đường cho em bay về Thượng đế. Qua ngọn lửa và ngôi sao sáng, An-đéc-xen đã thông cảm, trân trọng và ca ngợi những ước mơ bình dị của tuổi thơ, vẻ đẹp nhân văn của truyện được thể hiện tài tình qua ngọn lửa. Tác giả cũng gửi đến mọi người thông điệp rằng sống phải biết san sẻ tình yêu thương, không dửng dưng trước những nỗi bất hạnh của người khác, nhất là các em nhỏ.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây